Khởi tạo cơ hội thăng tiến cho cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo ĐLLV cho cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân quận 1 – thành phố hồ chí minh (Trang 99 - 101)

25 Đánh giá thực trạng hoạt động tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức

3.2.5. Khởi tạo cơ hội thăng tiến cho cán bộ, công chức

Qua khảo sát tại chương 2 cho thấy 37,5% CBCC đồng ý cho rằng chính sách thăng tiến của cơ quan rất công bằng; nhưng vẫn có 11,3% CBCC không đồng ý

với quan điểm này. Ngoài ra, 42,5% đồng ý cho rằng nơi làm việc có nhiều cơ hội

phát triển; nhưng vẫn có 16,3% không đồng ý với quan điểm này. Như vậy, UBND Quận 1 cần có những giải pháp về chính sách thăng tiến để CBCC được phát triển.

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ phải “đổi mới, trẻ hó đội ngũ cán ộ lãnh đạo và quản lý, kết hợp các độ tuổi, bảo đảm tính

liên tục, kế thừa và phát triển”. T hiệu quả của công tác trẻ hóa cán bộ tại Quận 1 đã cho thấy, đối với cấp Ủy, tổ chức Đảng và các cán bộ lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc và các cấp địa phương cần thấy được tầm quan trọng về công tác cán bộ. Theo đó, việc quy hoạch, xây dựng nguồn cán bộ, trẻ hóa cán bộ phải xuất phát t các quan điểm chỉ đạo của Đảng, đó là:

Một là, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo kế cận phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho cả trước mắt và lâu dài. Bên cạnh đó, cán bộ trẻ phải không ng ng học tập nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng lãnh đạo; nâng cao bản lĩnh, phẩm chất đạo đức cách mạng để hoàn thiện nhân cách, góp sức trẻ trong thời kỳ phát triển mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Tạo cơ hội thăng tiến bình đẳng cho tất cả mọi người, để ai cũng phát huy khả năng của mình.

Hai là, tiến hành rà soát, thống kê cụ thể số lượng, chất lượng CBCC và kết hợp với kết quả nhận xét, đánh giá CBCC để thực hiện việc quy hoạch cán bộ trên cơ sở phù hợp với trình độ chuyên môn, đúng với năng lực và đảm bảo tính khách quan, công khai và công bằng đối với mọi CBCC trong việc bố trí, sử dụng.

Đồng thời UBND Quận cần công khai danh sách CBCC thuộc diện quy hoạch để họ nắm bắt và không ng ng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Quan tâm tổ chức thường xuyên các buổi trao đổi, giao lưu giữa Lãnh đạo UBND Quận với CBCC nói chung, CBCC thuộc diện quy hoạch bố trí các chức danh lãnh đạo, quản lý nói riêng nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của CBCC để có hướng tháo gỡ, động viên tinh thần làm việc của CBCC.

Ba là, tiếp tục phát huy hiệu quả của các lớp đào tạo cán bộ theo chức danh, giúp CBCC khi được bố trí vào các chức danh lãnh đạo, quản lý có thể dễ dàng nắm bắt và làm quen với công việc mới trong thời gian sớm nhất.

Thực hiện nguyên tắc dân chủ, khách quan, công bằng trong công tác bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý. T đó khắc phục tình trạng bè phái, cục bộ, cảm tính trong việc bố trí, sử dụng làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước nói chung, ĐLLV của CBCC nói riêng.

UBND Quận 1 cần có đề án thi tuyển các chức danh lãnh đạo. Vấn đề này đã được Thành phố Đà Nẵng áp dụng thi tuyển một số chức danh lãnh đạo sở - ngành, bước đầu đã cho hiệu quả tích cực. Do đó, việc nghiên cứu áp dụng tại UBND Quận 1 nói riêng, thành phố Hồ Chí Minh nói chung cần được xem xét một cách nghiêm túc trên cơ sở có tiếp thu, chọn lọc phù hợp tình hình thực tế của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo ĐLLV cho cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân quận 1 – thành phố hồ chí minh (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)