2.4.1. Những thành tựu
Đảng bộ, UBND Quận 1 luôn coi việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương, cải thiện đời sống của CBCC bằng nhiều biện pháp khác nhau để nhằm tiến tới bảo đảm cho CBCC sống được bằng tiền lương ở mức trung bình khá trong xã hội. Cùng với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới thì vị trí, vai trò của CBCC đã được cấp lãnh đạo tại Ủy ban quan tâm.Việc cải cách tiền lương tại Ủy ban luôn gắn liền với cải cách hành chính (tinh giản biên chế, thu gọn tổ chức, bộ máy); nâng cao năng lực của CBCC hưởng lương t ngân sách. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm đẩy nhanh xã hội hoá lĩnh vực sự nghiệp dịch vụ công, giảm áp lực chi lương t ngân sách nhà nước. Giao quyền chủ động cho người đứng đầu tổ chức trong việc bố trí, sắp xếp công chức thuộc quyền, t ng bước chuyển dần những vị trí không quan trọng sang hợp đồng lao động, sử dụng nhân lực dưới nhiều hình thức khác nhau, quận chỉ giữ lại hình thức quản lý biên chế ở những khâu, những vị trí quan trọng.
Công tác thi đua, khen thưởng luôn được Quận ủy – UBND Quận quan tâm, chỉ đạo sâu sát trong quá trình thực hiện, xem triển khai phong trào thi đua yêu nước là một giải pháp quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn, đồng thời nhằm động viên kịp thời các nhân tố xuất sắc và phát huy, nhân rộng phong trào. T đó, kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của quận luôn đạt và vượt chỉ tiêu đã đề ra.
Hoạt động cụm khối thi đua năm 2016 có nhiều chuyển biến tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trong cụm thi đua giao lưu, học tập kinh nghiệm trong công tác tổ chức, triển khai các phong trào thi đua, thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và nhiệm vụ chính trị trong năm. Vai trò củaHội đồng thi đua - khen thưởng quận được phát huy tích cực, phong trào thi đua được phát động và thực hiện sôi nổi tại các đơn vị phòng ban trong quận. Số lượng hình thức, danh hiệu khen thưởng tăng lên hằng năm, thực hiện quy trình bình xét thi đua khen thưởng công khai, rõ ràng, đúng theo quy định của pháp luật. Kịp thời biểu dương, khen thưởng, hỗ trợ về vật chất, tinh thần đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực hoạt động. Có thể nói rằng, công tác thi đua – khen thưởng tại Ủy ban luôn được quan tâm và có chính sách thực hiện rất tốt, đây cũng là một trong những nguồn khích lệ, nguồn động lực thúc đẩy người CBCC làm việc tốt hơn và mong muốn cống hiến hết năng lực của mình cho cơ quan hành chính.
Hơn thế nữa, việc tập trung xây dựng hình ảnh người CBCC thân thiện với nhân dân, doanh nghiệp qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp ứng xử cho họ đã mang lại hiệu quả tích cực, thể hiện rõ nét qua sự chuyển biến về tác phong, giao tiếp và nề nếp làm việc của CBCC cũng như cộng tác viên Thanh tra xây dựng quận.
Ngoài ra, mô hình cải cách hành chính tại UBND được thực hiện rất thành công. Đây là một trong những đơn vị điển hình trong cả nước tiến hành có hiệu quả việc cải cách hành chính. Tại phòng tiếp công dân có đặt máy đánh giá thái độ phục vụ, cách ứng xử và xử lý công việc của CBCC đối với người dân. Người dân có thể phản ánh những bức xúc của mình đối với người công chức qua máy đánh giá này, đồng thời có camera theo dõi. T đó góp phần làm cho người dân tin tưởng và có ấn tượng tốt về người CBCC hơn. Bên cạnh đó, tại UBND còn áp dụng phần mềm quản lý hồ sơ, việc ứng dụng công nghệ thông tin này góp phần làm cho CBCC giảm bớt áp lực công việc, đơn giản hóa quy trình thủ tục. Tổ chức đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với 12 phòng ban và các đơn vị thuộc UBND Quận 1. Hệ
được kiểm tra, theo dõi vận hành và đã chuyển đổi ứng dụng ISO sang mô hình khung và áp dụng cho tất cả các thủ tục giải quyết hồ sơ hành chính trên các lĩnh vực bắt đầu t tháng 03/7/2016, đã tổ chức đánh giá nội bộ lần 1 vào ngày 02 và 03/10/2016 đạt kết quả tốt.
Về giao tiếp và ứng xử đối với nhân dân, hầu hết CBCC đều lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc. Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, CBCC có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác, giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau. Ngoài ra, đại đa số CBCC có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; Ngôn ngữ giao tiếp chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc trong thực hiện công vụ.
Hầu hết đội ngũ CBCC các phòng thuộc UBND Quận 1 đều đáp ứng các quy định về đạo đức công vụ và văn hóa giao tiếp trong thi hành công vụ của Nhà nước nói chung và UBND Quận 1 nói riêng. Hai yếu tố trên không những đang góp phần quan trọng vào xây dựng UBND Quận 1 trong sạch, vững mạnh mà còn phát triển toàn diện CBCC về phẩm chất, trình độ và năng lực. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ CBCC còn tồn tại một số hạn chế thuộc về đạo đức công vụ và văn hóa giao tiếp đang làm cản trở sự phát triển của bản thân CBCC và của cơ quan.Vì thế, UBND Quận 1 cần phải có các biện pháp để khắc phục tình trạng trên nhằm đảm bảo hoạt động của cơ quan mang tính hiệu lực và hiệu quả cao.
2.4.2. Những hạn chế
Thứ nhất, về yếu tố tiền lương và phụ cấp. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc cải cách chế độ tiền lương; tuy vậy, chế độ tiền lương hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp với mức độ cống hiến, chưa phản ảnh đúng năng lực, kết quả công tác của CBCC. Mức lương cơ bản thấp, thời gian điều chỉnh chậm trước những biến động của giá cả trên thị trường, không thu hút và giữ được lao động có chất lượng cao làm việc trong khu vực Nhà nước;
Ngoài ra, không có khoản phụ cấp thu hút dành cho người lao động có trình độ cao, dẫn đến những người có năng lực, trình độ cao bỏ cơ quan hành chính xin ra
ngoài khu vực khác. Ngoài ra, người CBCC tại Ủy ban phải tự túc ăn trưa bằng tiền lương ít ỏi hàng tháng của mình mà không có khoản phụ cấp tiền cơm trưa;
Thứ h i, có thể thấy, lứa tuổi lao động trong khu vực nhà nước xin thôi việc phần lớn tập trung ở nhóm lứa tuổi t 30 đến 40. Độ tuổi này có thể kết hợp tốt nhất giữa trình độ đào tạo bài bản và kỹ năng kinh nghiệm trong thực thi công việc. Tuy vậy, nhóm độ tuổi này thường có nhu cầu cao về sự khẳng định của cá nhân, sự thăng tiến trong công việc. Chính vì vậy, khi không thỏa mãn được các nhu cầu của mình, họ thường sẵn sàng thôi việc;
Thứ , về đội ngũ cán bộ vẫn còn tồn tại một số hạn chế như. Thiếu kỹ năng vận động thuyết phục, còn hành chính hóa trong xử lý công việc, số lượng cán bộ chưa đạt chuẩn về trình độ lý luận chính trị vẫn còn cao;
Thứ tư, về công tác quy hoạch và bố trí cán bộ. Công tác rà soát, bổ sung, quy hoạch chưa thực hiện thường xuyên; công tác đào tạo CBCC còn dàn trải.
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng thực hiện không tập trung vào trọng tâm trọng điểm, hiệu quả không cao như mong muốn, khả năng CBCC sau khi tham gia các khóa học còn hạn chế trong việc vận dụng kiến thức vào công việc;
Thứ hai, công tác thi tuyển diễn ra chưa khách quan, chưa rà soát kỹ nhu cầu tuyển dụng, nội dung thi tuyển chưa thực sự sàng lọc được người có trình độ, năng lực giỏi;
Thứ ba, tình trạng bố trí, sử dụng CBCC của Quận không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, trình độ quản lý hoặc tuyển dụng được nhân tài nhưng sử dụng họ không phù hợp với chuyên ngành được đào tạo;
Thứ tư, cách đánh giá cào bằng, trung bình chủ nghĩa không khuyến khích CBCC làm việc hăng say, nhiệt tình với tất cả khả năng của họ; Các tiêu chí đánh giá không được quy định một cách cụ thể, chi tiết hóa t ng mức độ;
Thứ năm, nhiều CBCC tự thỏa mãn với trình độ, kỹ năng mà mình hiện có nên không cần tham gia lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng. Thời gian làm việc còn rất nhàn rỗi, chưa sử dụng hết quỹ thời gian làm việc trong ngày;
Thứ sáu, về tính chất công việc. Công việc không được hoạch định rõ ràng hay một công việc quá quen thuộc đến mức buồn tẻ và nhàm chán đều gây cho người CBCC cảm giác thờ ơ, không hứng thú. Bởi cơ quan không chú ý đến việc lập ra bản mô tả công việc cụ thể ngay t đầu dẫn tới làm cho CBCC làm việc mà không kiểm soát được hiệu quả công việc của mình, không đánh giá được sự tiến bộ của bản thân và không cảm nhận được sự lưu tâm của cấp trên với những gì mình đã thực hiện;
Thứ ảy, về điều kiện làm việc. Những người CBCC có dấu hiệu suy giảm động lực thường là những người không tìm thấy triển vọng thăng tiến trong công việc hoặc làm việc mà không xác định được mục đích, lý tưởng cống hiến của mình. Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở vật chất của cơ quan như phòng làm việc, bàn làm việc và máy in, máy photo còn kém chất lượng, không được đầu tư đúng mức cũng là nguyên nhân dẫn đến hạn chế năng lực CBCC.
2 5 Đánh giá thực trạng động lực làm việc của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân Quận 1 thông qua số liệu khảo sát trực tiếp các yếu tố tác động
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của Luận văn, tác giả đã tiến hành thực hiện khảo sát thực tế 80 CBCC đang làm việc tại UBND Quận 1 để thu thập những ý kiến, đánh giá làm cơ sở để xuất những giải pháp ở chương 3 (Phụ lục 1).
Tổng quát tình hình khảo sát của tác giả như sau
Nam, 46.2 Nữ, 53 8 Về độ tuổi (tỷ lệ %): Dưới 30, 30 31 đến 45, 52.5 Trên 45, 17.5 Về chức vụ (tỷ lệ %): Chuyên viên/Cán sự, 67.5 Lãnh đạo, 10 Quản lý, 15 Nhân viên, 7.5
Về trình độ học vấn (tỷ lệ %):
2.5.1. Đánh giá thông qua tiêu chí tiền lương, thưởng và phúc lợi
Tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS để thống kê và phân tích số liệu sau khảo sát (Phụ lục 2). Kết quả phân tích được cụ thể hóa như sau:
Bảng 2.9: Mức độ đồng ý của CBCC về tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi
STT Nội dung Tỉ lệ (đơn vị: %) Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 1. Lương tương xứng 10 23.8 42.5 22.5 1.3 2. Lương công bằng 8.8 12.5 37.5 36.3 5 3. Lương phù hợp 7.5 26.3 43.8 20 2.5
4. Lương, thưởng đủ trang trải 22.5 41.3 20 15 1.3
5. Phúc lợi đầy đủ, hợp lý 11.3 20 36.3 30 2.5
(Nguồn: Số liệu khảo sát trực tiếp)
Nội dung lương tương xứng với vị trí việc làm và kết quả làm việc: 42,5% CBCC không đưa ra ý kiến; 22,5% đồng ý nhưng đến 23,8% ý kiến không đồng ý vì cho rằng họ vẫn chưa nhận được mức lương xứng đáng với sức ép của công việc và thành quả lao động của họ;
Nội dung lương công ằng với mọi cán bộ, công chức khác: 36,3% đồng ý; 5% hoàn toàn đồng ý cho rằng lương công bằng với mọi CBCC. Chỉ 12,5% ý kiến cho biết không đồng ý vì vẫn cảm thấy lương chưa được trả công bằng giữa CBCC
Trên đại học, 10 Đại học, 82 5 Cao đẳng, 3.8 Trung cấp/THPT, 3 7
Nội dung lương phù hợp so với trình độ chuyên môn: 43,8% không có ý kiến; 20% đồng ý; 2,5% hoàn toàn đồng ý ràng lương phù hợp so với trình độ chuyên môn. Nhưng có đến 26,3% ý kiến không đồng ý vì cho rằng với trình độ chuyên môn của họ, UBND Quận 1 phải trả mức lương hoặc phải có một chế độ bồi dưỡng về vật chất thích đáng hơn;
Nội dung lương, thưởng đủ trang trải cuộc sống: 20% không đưa ra ý kiến; 15% đồng ý; 1,3% hoàn toàn đồng ý cho rằng lương thưởng đủ trang trải cuộc sống. Song, có đến tận 63,8% ý kiến cho rằng lương, thưởng hiện nay không đủ trang trải cuộc sống của CBCC.
Nội dung phúc lợi đầy đủ và hợp lý: 36,3% không có ý kiến; 30% đồng ý; 2,5% hoàn toàn đồng ý cho rằng phúc lợi đầy đủ và hợp lý. Song, vẫn có 20% ý kiến cho biết không cảm thấy phúc lợi của UBND Quận 1 dành cho CBCC là đầy đủ và hợp lý.
2.5.2. Đánh giá thông qua tiêu chí sự phù hợp của công việc
Bảng 2.10: Mức độ đồng ý của CBCC về sự phù hợp của công việc
STT Nội dung Tỉ lệ (đơn vị: %) Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
1. Công việc phù hợp với khả
năng chuyên môn 3.8 8.8 23.8 51.2 12.5
2. Công việc phù hợp với mục
tiêu nghề nghiệp 2.5 6.3 28.7 48.8 13.8
3. Công việc có nhiều thách
thức và cơ hội phát triển 6.3 7.5 37.5 46.3 2.5 4. Công việc phù hợp với thời
gian 5 8.8 30 48.8 7.5
(Nguồn: Số liệu khảo sát trực tiếp)
Nội dung công việc phù hợp với khả năng chuyên môn: 51,2% đồng ý cho rằng công việc phù hợp chuyên môn của họ. Tỉ lệ này khá cao, cho thấy UBND
Quận 1 cũng đã cố gắng bố trí, sắp xếp CBCC theo vị trí việc làm phù hợp; 12,5% hoàn toàn đồng ý; Chỉ có 8,8% không đồng ý và 3,8% hoàn toàn không đồng ý.
Nội dung công việc phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp: 48,8% cho rằng công việc phù hợp mục tiêu nghề nghiệp của họ. Điều này cho thấy việc bố trí việc làm cho CBCC là phù hợp theo định hướng, nguyện vọng nghề nghiệp của họ; 13,8% hoàn toàn đồng ý, Chỉ có 6,3% không không đồng ý với nội dung này;
Nội dung công việc có nhiều thách thức và cơ hội phát triển: 46,3% đồng ý cho rằng công việc của họ có nhiều thách thức và cơ hội phát triển, 2,5% hoàn toàn đồng ý. Điều này là dễ hiểu vì bất kỳ công việc gì đều có những thử thách nhất định vì gắn với trách nhiệm công vụ, nếu vượt qua thì sẽ trở thành bước đệm cho sự phát triển bản thân CBCC đó về sau;
Nội dung công việc phù hợp với thời gian: 48,8% cho rằng công việc phù hợp với thời gian của họ, 7,5% hoàn toàn đồng ý. Điều này cho thấy thời lượng làm việc của UBND Quận 1 đã khá hợp lý; 30% không đưa ra ý kiến; chỉ 8,8% không đồng ý với nội dung này.
2.5.3. Đánh giá thông qua tiêu chí điều kiện nơi làm việc
Bảng 2.11: Mức độ đồng ý của CBCC về điều kiện nơi làm việc
STT Nội dung Tỉ lệ (đơn vị: %) Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
1. Trang thiết bị và điệu kiện
nơi làm việc rất tốt 6.3 12.5 26.3 48.8 6.3
2. Nơi làm việc rất vệ sinh và
sạch sẽ 3.8 12.5 31.3 46.3 6.3
3. Sự an toàn của nơi làm việc 2.5 5 30 51.2 11.3 4. Chế độ nghỉ ngơi của nơi
làm việc 6.3 10 28.7 47.5 7.5
(Nguồn: Số liệu khảo sát trực tiếp)
Nội dung trang thiết bị và điệu kiện nơi làm việc rất tốt: 48,8% đồng ý cho rằng trang thiết bị và điều kiện nơi làm việc rất tốt; 6,3% hoàn toàn đồng ý; 26,3%
không ý kiến; 12,5% không đồng ý. Tỉ lệ đồng ý cao do UBND Quận luôn chú