Đẩy mạnh hơn nữa vai trò của tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp và co

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo ĐLLV cho cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân quận 1 – thành phố hồ chí minh (Trang 89 - 92)

25 Đánh giá thực trạng hoạt động tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức

3.2.1. Đẩy mạnh hơn nữa vai trò của tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp và co

đây là đòn bẩy kinh tế kích thích tinh thần làm việc cho cán bộ, công chức

Theo kết quả khảo sát cho thấy, 23,8% CBCC cho rằng họ vẫn chưa nhận

được mức lương xứng đáng với sức ép của công việc và thành quả lao động của họ;

26,3% ý kiến không đồng ý vì cho rằng với trình độ chuyên môn của họ; 63,8% ý

kiến cho rằng lương, thưởng hiện nay không đủ trang trải cuộc sống của CBCC. Đây không phải tình trạng xảy ra riêng tại UBND Quận 1 mà hầu như là vấn đề chung của cả nước, tức CBCC làm việc trong khối các CQHCNN thông thường phải giải quyết rất nhiều công việc sự vụ khác nhau, thời gian tập trung làm việc rất cao, căng thẳng nhưng đồng lương nhận được chưa thực sự thỏa mãn được yêu cầu khắt khe của cuộc sống, đặc biệt trong giai đoạn “vật giá leo thang” như hiện nay; đặt ra vấn đề cho bộ máy hành chính nhà nước phải cải cách tài chính công, trả một mức lương mới hoặc phải có một chế độ bồi dưỡng về vật chất thích đáng hơn;

Cần căn cứ vào kết quả đánh giá mà chia phúc lợi một cách công bằng, khuyến khích mọi người phấn đấu vươn lên, nâng cao trình độ của mình về mọi mặt để thụ hưởng các chế độ phúc lợi thỏa đáng. Bởi kết quả đánh giá sẽ phần nào phản ánh đúng tinh thần trách nhiệm, mức độ cống hiến cũng như thái độ trong công việc của mỗi CBCC. Người nào làm tốt sẽ có được những phần thưởng tương xứng và khích lệ phát

huy hơn nữa trong tương lai; còn đối với những người chưa hoàn thành trách nhiệm thì phải cố gắng nhiều hơn để được cơ quan ghi nhận và đáp ứng các chính sách phúc lợi phù hợp với nhu cầu của mình.

Để đảm bảo cho mọi CBCC đều cảm thấy hài lòng, thoải mái với chế độ phúc lợi thì UBND Quận cần làm tốt hơn nữa công tác phúc lợi cho CBCC bằng việc bổ sung thêm những chương trình phúc lợi mới cho CBCC, UBND Quận phải nâng cao chất lượng của những phúc lợi cũ để chúng thật sự trở nên có ý nghĩa với mỗi CBCC. Đối với những chương trình phúc lợi đang áp dụng, UBND Quận cần bổ sung thêm một số chính sách nhằm thể hiện sự quan tâm đến gia đình CBCC. Chẳng hạn, có thể thực hiện chế độ miễn hoặc giảm học phí cho con của đội ngũ công chức t lớp 1 đến lớp 12, sau khi vào đại học hoặc cao đẳng sẽ được vay tiền với lãi suất ưu đãi; hoặc công chức được quyền vay tiền của Nhà nước để mua sắm phục vụ đời sống của mình với lãi suất ưu đãi được lấy t “Quỹ hỗ trợ công chức”; công chức được Nhà nước cho thuê nhà ở tại những chung cư do Nhà nước xây dựng dành riêng cho công chức .

Bên cạnh đó, tùy t ng trường hợp cụ thể có sự cống hiến và đóng góp to lớn cho nền công vụ nhưng CBCC có điều kiện kinh tế khó khăn, UBND Quận 1 cần có những chính sách, chế độ phúc lợi ưu đãi như: hỗ trợ cho vay tiền với lãi suất thấp để tạo điều kiện cho người CBCC tại quận mua nhà, ổn định cuộc sống; có mức trợ cấp nhằm thu hút và giữ chân người tài giỏi ở lại phục vụ UBND Quận; có các khoản hỗ trợ tiền cơm trưa, tặng quà cho nhân viên trong những dịp Lễ, sinh nhật hay cưới hỏi… Điều này góp phần tích cực làm cho CBCC cảm thấy mình được tổ chức quan tâm, có thêm ĐLLV, mong muốn gắn bó lâu dài với cơ quan. Theo đó, để đáp ứng có hiệu quả các vấn đề trên thì UBND Quận cần phải thực hiện các công việc sau:

Thứ nhất, kiến nghị Thành phố tăng mức chi ngân sách cho Quận 1:

Muốn tăng lương, phụ cấp cho CBCC, trước hết ngân sách nhà nước giao cho UBND Quận 1 phải tăng. Có thể nhận thấy, Quận 1 là quận trung tâm, là bộ mặt của Thành phố Hồ Chí Minh, vì thế áp lực về giải quyết các khối lượng công việc, năng suất làm việc của CBCC so với các quận – huyện khác trên địa bàn là rất lớn. Không

thể tiếp tục tư duy theo hướng lương, phụ cấp CBCC sẽ ngang nhau đối với tất cả các vị trí công việc.

Thứ hai, kiến nghị lãnh đạo Quận thông qua đánh giá năng suất và chất lượng công việc của từng vị trí làm việc để trả lương, phụ cấp tương xứng:

Hiện nay, nhiều vị trí việc làm phải gánh vác khối lượng công việc vô cùng lớn, áp lực phải gánh chịu không hề nhỏ; trong khi đó, một số vị trí việc làm lại cho thấy sự nhàn rỗi, không cần phải đầu tư hết mình để giải quyết công việc nhưng tất cả lại được trả một hệ số lương và bậc lương như nhau, điều này là chưa hợp lý, chưa công bằng; vô tình đã hình thành sức ì trong cung cách làm việc vì CBCC sẽ có tâm lý ỉ lại, không cần phải cố gắng vì mọi vị trí đều có chung một mức lương.

Thứ ba, đa dạng hóa các loại hình phúc lợi:

UBND Quận 1 nên kết hợp nhiều loại hình phúc lợi khác nhau đúng thời điểm đúng lúc nhằm tạo được sự hứng thú, kích thích tinh thần làm việc của CBCC t đó tạo ra khả năng làm việc việc quả, đạt kết quả cao cho cơ quan.

Thứ tư, tiến hành điều tra sở thích, thói quen của đội ngũ CBCC

Hoạt động này rất quan trọng vì một trong số những hạn chế của các cơ quan nhà nước là đôi khi các chương trình phúc lợi bị trùng nhau hoặc chưa đánh trúng tâm lý yêu thích của CBCC. Chẳng hạn, một chuyên viên lĩnh vực kinh tế rất yêu thích được đi học tập tại các quốc gia phương Tây – nơi có nền kinh tế vô cùng phát triển, nhưng cơ quan lại cho đi học tập, bồi dưỡng tại các quốc gia phương Đông thì không thỏa mãn và phát huy được thế mạnh của họ.Vì vậy, không hiểu rõ tâm lý sở thích của CBCC thì các khoản phúc lợi sẽ trở nên vô nghĩa, gây lãng phí và không mang lại hiệu quả tích cực cho CBCC khi tham gia.

Gắn liền với việc đa dạng hóa chế độ phúc lợi trên thì cần quán triệt đầy đủ mục tiêu của việc thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, xây dựng quy chế sử dụng kinh phí nội bộ, quy chế trả lương cho CBCC một cách rõ ràng và sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế một cách khoa học. Một khi bộ máy tổ chức của cơ

quan được gọn nhẹ, quy hoạch CBCC sao cho hợp lý và phù hợp với chỉ tiêu biên chế được giao, sẽ tạo ra phần dư trong kinh phí quản lý hành chính. Đây sẽ là nguồn kinh phí tiết kiệm vô cùng hiệu quả vì khoản dư này sẽ được sử dụng trong việc chi trả các khoản phúc lợi cần thiết, giúp đa dạng hóa các chế độ phúc lợi.

Thứ năm, UBND uận 1 cần kiến nghị với Thành phố trong việc cho phép CBCC có thêm các nguồn thu nhập khác ngoài tiền lương cơ hữu:

Theo quy định pháp luật hiện hành, CBCC làm việc trong các cơ quan nhà nước nói chung thì tuyệt đối không được kinh doanh, buôn bán hoặc làm thêm các công việc ngoài giờ để kiếm thu nhập,… theo rất nhiều chuyên gia nhận định hệ số lượng và bậc lương của CBCC hiện nay là không đủ để trang trải cuộc sống; nếu cấm CBCC có thêm các khoản thu nhập khác thì vô hình chung làm nảy sinh các vấn đề:

Một là, CBCC sẽ tìm cách lách các quy định của pháp luật để có những hình thức kiếm thêm thu nhập, làm cho tâm lý CBCC luôn lo lắng, chỉ suy nghĩ về cách tăng thu nhập sao cho không bị phát hiện, t đó họ sẽ không có động lực tập trung vào vị trí việc làm Nhà nước của mình;

Hai là, mức lương cơ hữu không đủ trang trải cuộc sống dẫn đến tình trạng CBCC không có khả năng đáp ứng được các nhu cầu sống thiết yếu của bản thân như theo Học thuyết nhu cầu của Maslow. Nếu tình trạng này kéo dài, họ sẽ bị kiệt quệ sức lao động và cảm thấy chán nản, muốn tìm kiếm một công việc khác với mức lương cao hơn ở khu vực tư.

Như vậy, không nên cấm tuyệt đối CBCC tìm kiếm thêm các khoản thu nhập t các công việc khác; mà giải pháp tốt hơn là cho phép CBCC được thực hiện các công việc đem lại nguồn thu nhập cho bản thân họ một cách hợp pháp, v a tạo điều kiện cho CBCC có thêm kinh phí trang trải cuộc sống, v a kích thích ĐLLV, giúp họ yên tâm công tác, cống hiến cho cơ quan, đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo ĐLLV cho cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân quận 1 – thành phố hồ chí minh (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)