25 Đánh giá thực trạng hoạt động tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức
3.2.8. Mở rộng phong trào đoàn thể và công tác thi đua
Hồ Chủ tịch đã t ng nói: “Thi đu là yêu nước, yêu nước thì phải thi đu , những người thi đu là những người yêu nước nhất”, “cùng nh u đẩy mạnh thi đu yêu nước thì khó khăn gì cũng khắc phục được, nhiệm vụ gì cũng hoàn thành tốt”.
Những quan điểm đó trong giai đoạn hiện nay vẫn mang nhiều giá trị, ý nghĩa. Vì vậy, Đảng và Nhà nước phải xác định công tác thi đua, khen thưởng là động lực quan trọng và là giải pháp chủ yếu để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ. Đồng thời, với yêu cầu của phong trào thi đua, phải đến tận các đơn vị cơ sở, phải thực chất, trong đó chú trọng xây dựng quy trình xét thi đua và phổ biến các văn bản hướng dẫn về công tác thi đua khen thưởng đến t ng CBCC… Các nội dung, phương pháp thực hiện công tác thi đua, khen thưởng phải tập trung và bám sát theo những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm những vấn đề khó khăn tại đơn vị.
Vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể các cấp phải được phát huy trong việc vận động CBCC, người lao động và các tầng lớp nhân dân cùng hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua, tạo khí thế sôi nổi hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ được giao trong năm 2016. Kịp thời biểu dương, khen thưởng, hỗ trợ về vật chất, tinh thần đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực hoạt động. Sự quan tâm t phía lãnh đạo của Quận ủy, sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của UBND Quận, của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, sự hoạt động tích cực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, sự phối hợp vận động đồng bộ,
thường xuyên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng nhân dân là yếu tố quyết định đối với tính hiệu quả và phạm vi ảnh hưởng của phong trào thi đua.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc gắn liền cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Phong trào thi đua yêu nước gắn với cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, làm cho tổ chức Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh và thực sự là nhân tố quyết định trong lãnh đạo thực hiện các phong trào thi đua yêu nước. Phát huy triệt để vai trò đại đoàn kết toàn dân, lấy lực lượng quần chúng để tạo động lực cho phong trào, coi trọng công tác tuyên truyền vận động, làm cho quần chúng nhận thức và hưởng ứng tham gia phong trào một cách tự nguyện và hiệu quả.
Phương thức tổ chức phong trào thi đua phải thường xuyên đổi mới theo hướng giao quyền chủ động cho cơ sở, với những nội dung, mục tiêu rõ ràng, bám sát thực hiện nhiệm vụ chính trị của các đơn vị, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng, lợi ích chính đáng, hợp pháp của đông đảo người lao động, quần chúng nhân dân. Có như vậy, phong trào thi đua yêu nước mới khơi dậy ý thức tự giác tham gia của CBCC làm động lực phấn đấu, đảm bảo phong trào thi đua phát triển đồng đều, đạt hiệu quả.
Bên cạnh đó, công tác khen thưởng phải luôn gắn liền với phong trào thi đua, làm động lực thúc đẩy cho phong trào thi đua - khen thưởng vì thế phải chính xác, công bằng, công khai và kịp thời để có tác dụng động viên nêu gương. Song song với việc đó là công tác tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến, các mô hình mới phải được quan tâm thực hiện. Phong trào thi đua mà không có điển hình tiên tiến, nhân tố mới thì phong trào thi đua đó không có sức sống, thiếu tính thuyết phục và ngược lại, khi có điển hình tiên tiến, nhân tố mới không được tuyên truyền nhân rộng thì không có động lực để học tập, noi gương. Như thế, về lâu dài phong trào thi đua sẽ lụi tàn.
Thường xuyên quan tâm củng cố, kiện toàn bộ máy và cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng, đảm bảo tinh gọn đủ sức tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng vững về chuyên môn, tốt về phẩm chất, biết tổ chức phong trào, vận động quần chúng, có tâm huyết nhiệt tình…Quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc quá trình tổ chức triển khai các phong trào thi đua, khen thưởng tại các cơ quan, đơn vị và 10 phường nhằm kịp thời phát hiện, điều chỉnh những thiếu sót, đồng thời tìm kiếm những mô hình mới, cách làm hay, điển hình tiên tiến phục vụ tích cực công tác tuyên truyền, giáo dục,… và đảm bảo các yêu cầu như:
Một là, triển khai phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề, theo chủ đề năm… Phát động các đơn vị tiếp tục đăng ký thực hiện công trình thi đua tiêu biểu, tập trung vào các lĩnh vực khó, những công việc tồn đọng kéo dài..., chú trọng khen thưởng, động viên kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc nổi bật;
Hai là, triển khai tổ chức các hoạt động kiểm tra, đánh giá thi đua, bình xét danh hiệu thi đua và khen thưởng năm 2015 của các đơn vị; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra hoạt động cụm khối thi đua năm 2016;
Ba là, hướng dẫn các hoạt động khác liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng của các đơn vị và tổ chức tập huấn công tác nghiệp vụ thi đua cho các đơn vị;
Bốn là, không hình thức hóa các danh hiệu thi đua, có những tiêu chí cụ thể, rõ ràng trên cơ sở những sản phẩm được xã hội chấp nhận, công khai về quyền lợi đối với t ng mức độ cống hiến kèm theo t ng danh hiệu và phần thưởng thi đua.
Để làm được những điều như trên, thì cần có những biện pháp cụ thể như
Một là, mỗi cơ quan, đơn vị phải nghiên cứu hệ thống tiêu chí thi đua, điều kiện và quy trình bình xét thi đua để quán triệt sâu sắc trong tổ chức bình xét. Nếu những nội dung nào chưa rõ thì trao đổi trong đơn vị để hiểu thống nhất hoặc phản
Hai là, thi bình xét đối với t ng cá nhân, t ng đơn vị phải có trách nhiệm cao trong tổ chức bình xét ở đơn vị, phải thu thập được những thông tin cơ bản, cần thiết về khối lượng, chất lượng công việc chuyên môn, công tác, đặc biệt những thông tin phản ánh chất lượng công việc, công tác đồng thời phải dựa vào chức năng, nhiệm vụ được giao đối với t ng chức danh để đối chiếu đánh giá mức độ hoàn thành .... Đối với CBCC ở các phòng chức năng, phải căn cứ vào khả năng soạn thảo các công văn, báo cáo, tờ trình, quản lý cơ sở vật chất, các hoạt động phục vụ nhiệm vụ được giao;
Ba là, để bình xét thi đua chính xác, công tâm, khách quan, t ng đơn vị phải quán triệt tới toàn thể CBCC về vị trí vai trò của công tác thi đua - khen thưởng là để đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và những cống hiến của t ng thành viên cho sự nghiệp phát triển của đơn vị. Danh hiệu thi đua được xét và trao tặng đúng cho những thành viên tiên tiến, xuất sắc sẽ động viên khích lệ mọi người cố gắng vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tạo được sự đoàn kết thống nhất thực sự trong đơn vị, t đó tạo được bầu không khí thực sự phấn khởi, tin tưởng xây dựng đơn vị. Trong bình xét thi đua - khen thưởng, mỗi CBCC phải nhận thức thật sâu sắc về: chất lượng công việc; giải quyết kịp thời, đúng đắn các tình huống trong thực tiễn của công tác quản lý mới là những tiêu chí cơ bản, chủ yếu để công nhận danh hiệu lao động tiên tiến, chiến sỹ thi đua. Những dấu hiệu biểu hiện về chất lượng công tác chỉ có những người cùng đơn vị mới đánh giá chính xác và chính những đánh giá đúng mức, chính xác công tâm của các thành viên trong đơn vị mới là cơ sở quan trọng nhất, cơ bản nhất để xét các danh hiệu thi đua.
Bốn là, việc bình xét các danh hiệu: chiến sĩ thi đua là những danh hiệu yêu cầu các cá nhân phải có nỗ lực phấn đấu cao, phải có năng lực để đảm nhận và hoàn thành tốt các công việc liên quan trực tiếp tới chất lượng, hiệu quả công tác. Vì vậy t ng đơn vị phải có ý thức xây dựng điển hình tiên tiến cho t ng năm, động viên, khích lệ những CBCC có khả năng đảm nhận và hoàn thành tốt những công việc trên, tạo điều kiện để họ phấn đấu vươn lên và đăng ký ngay t đầu năm. Đơn vị
phải thấy đây là trách nhiệm của mình đối với đơn vị mà quyết tâm vượt khó, phấn đấu hoàn thành tốt công việc. Như vậy, định kỳ cuối năm tổ chức bình xét các danh hiệu này mới thuận lợi, phản ánh đúng thực chất của công tác thi đua khen thưởng, đồng thời việc công nhận danh hiệu cho những cá nhân trên mới thực sự xứng đáng để cho đồng nghiệp trong đơn vị học tập, noi theo.
Năm là, kết thúc các đợt thi đua sẽ tổ chức sơ kết, tổng kết để biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt, làm cho các phong trào thi đua sôi động và hiệu quả hơn.
TÓM TẮT CHƯ NG 3
T thực trạng và đánh giá hoạt động tạo ĐLLV cho CBCC tại UBND Quận 1 ở chương 2, trên cơ sở t nhu cầu thực tế đối với hoạt động tạo động lực, trong chương 3 này, tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài “Tạo động lực cho cán bộ, công chức tại UBND Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh”.
Luận văn đưa ra một hệ thống gồm tám giải pháp và được triển khai phân tích, làm rõ để chứng minh tính khả thi của mỗi giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động tạo động lực, khích lệ tinh thần làm việc của người CBCC trong mỗi CQHCNN nói chung và UBND Quận 1 nói riêng. T đó, góp phần thu hút và giữ chân một đội ngũ CBCC với trình độ chuyên môn cao, tinh thần trách nhiệm và sự tận tâm trong công việc, phẩm chất đạo đức tốt, đúng như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tạo ra một đội ngũ CBCC “v a hồng v a chuyên”.
Tạo động lực cho mỗi công chức làm việc trong nền công vụ của Việt Nam là một trong những vấn đề trọng tâm của các nhà quản lý và sự thành công của nó quyết định đến sự thành công chung của nền hành chính Việt Nam. Trong thời kỳ trước, do đặc điểm về kinh tế và xã hội quyết định nên việc tạo động lực cho người lao động chỉ tập trung khuyến khích bằng vật chất. Thế nhưng ngày nay, khi đời sống xã hội ngày càng phát triển và cải thiện, vấn đề quan tâm của con người không phải chỉ có mỗi nhu cầu vật chất mà còn có cả nhu cầu về tinh thần. Hiện tại, các yếu tố tinh thần đóng vai trò hết sức to lớn trong việc tạo ĐLLV cho người CBCC. Bởi khi xác định vào cơ quan nhà nước làm việc, người công chức làm việc với một lý tưởng, một nghĩa vụ dân chính, một tinh thần trách nhiệm cao, không chút tư lợi cá nhân. Như vậy, sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố này chính là chìa khóa dẫn đến thành công cho tất cả các cơ quan công quyền.
PHẦN KẾT LUẬN
Ở bất kỳ thời đại nào thì việc đãi ngộ, thu hút nhân tài luôn là một vấn đề cần được quan tâm, chú trọng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi những chế độ, chính sách đãi ngộ và thu hút của nhà nước vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả, đồng thời cho thấy khả năng cạnh tranh về thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao so với khu vực tư nhân vẫn còn thấp, chưa khai thác và tận dụng được hết khả năng của đội ngũ CBCC. Chính vì những lý do đó, Đảng và Nhà nước cùng các cấp chính quyền cần có những chủ trương, đường lối và chính sách phù hợp, mang tính ổn định, bền vững. Đồng thời bản thân của các chế độ, chính sách phải thực sự đáp ứng được các nhu cầu chính đáng và cơ bản nhằm đảm bảo cho cuộc sống của người CBCC được đầy đủ. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước phải thực sự tạo ra được những sáng kiến, giải pháp để tạo động lực thúc đẩy sự cố gắng, nâng cao ý thức trách nhiệm, ý thức tự giác phát huy trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của CBCC. Tất cả những việc làm đó đều góp phần mang lại sự phát triển phồn thịnh cho đất nước Việt Nam nói chung và cho UBND Quận 1 nói riêng.
Trong quá trình nghiên cứu, tiến hành khảo sát, đánh giá về thực trạng tạo ĐLLV của CBCC và các biện pháp nhằm tạo động lực cho CBCC tại UBND Quận 1, luận văn cơ bản đã phản ánh những nội dung trọng tâm về thực trạng, các mặt hạn chế trong hoạt động tạo động lực cho CBCC tại UBND Quận 1. Luận văn cũng đi sâu, phân tích và chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc tạo ĐLLV cho tập thể CBCC. Kết quả phân tích này là cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại. Hệ thống các giải pháp trong luận văn được đặt trong mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau. Mỗi giải pháp đều được xây dựng trên cơ sở lý luận, thực tiễn và hoàn cảnh cụ thể tại UBND Quận 1 để đảm bảo tính khả thi. Qua đó tác giả mong muốn đóng góp một số nội dung, giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm tạo ra một cách nhìn mới về việc tạo động lực cho CBCC nói chung và cho CBCC tại UBND Quận 1 nói riêng. Đồng thời, những nội dung tác giả đề cập trong luận văn sẽ góp phần quan trọng trong việc củng cố chính quyền, đảm bảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:
[1] Phạm Ngọc Dũng và PGS.TS. An Như Hải (2012), Chảy máu chất xám: Từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Thành phố Hà Nội;
[2] Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, Giáo trình Quản trị nhân lực, Chương VII, [tr-134];
[3] Hoàng Thị Hồng Lộc, Nguyễn Quốc Nghị (2014), Xây dựng khung lý thuyết về động lực làm việc ở khu vực công tại Việt Nam,Tạp chí Khoa học chính trị, kinh tế và pháp luật, Trường Đại học Cần Thơ;
[4] Bùi Thị Minh Thu, Lê Nguyễn Đoan Khôi (2014), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên trực tiếp sản xuất ở tổng công ty lắp máy Việt Nam (Lilama), Tạp chí Khoa học chính trị, kinh tế và pháp luật, Trường Đại học Cần Thơ;
[5] Nghị quyết Đại hội đại biều Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 – 2015;
[6] Lê Thị Vân Hạnh (2009), “Trách nhiệm củ cơ qu n sử dụng l o động trong việc đánh giá các khó đào tạo, ồi dưỡng”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước;
[7] Nguyễn Hữu Hải (chủ biên, 2008), Hành chính học đại cương NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội;
[8] Nguyễn Hữu Hải (chủ biên, 2007), Hành chính nhà nước trong xu thế toàn cầu hó , NXB Tư pháp, Hà Nội;
[9] Trần Đình Hoan (chủ biên, 2008), Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán ộ lãnh đạo quản lý thời kỳ công nghiệp hó , hiện đại hó đất nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
[10] Luật số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật Cán ộ, công chức;
[11] Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về Chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
[12] Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về Chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã,