Học thuyết công bằng của J.Stacy Adam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo ĐLLV cho cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân quận 1 – thành phố hồ chí minh (Trang 28)

7. Bố cục của luận văn

1.2.1.4. Học thuyết công bằng của J.Stacy Adam

Theo J.Stacy Adam, sự bất bình đẳng theo nhận thức trong công việc chính là một động lực. Theo đó, một người tin rằng mình không bị đối xử công bằng so với những người khác trong công việc, anh ta sẽ cố gắng để xóa bỏ sự bất công bằng đó. Sự so sánh có thể xảy ra giữa các đồng nghiệp trong một nhóm, các nhân viên làm việc cho một tổ chức và thậm chí cả những nhân viên làm việc trong tổ chức khác. Adam cho rằng các phản ứng có thể xảy ra đối với bất bình đẳng theo nhận thức sau:

Một là, thay đổi lượng đầu vào bằng việc giảm bớt nỗ lực cho công việc;

Hai là, đổi thưởng công bằng cách yêu cầu sự đối đãi tốt hơn;

Ba là, thay đổi hướng so sánh bằng việc làm cho mọi thứ có vẻ tốt hơn;

Bốn là, thay đổi tình huống bằng cách chuyển việc hoặc nghỉ việc.

Tiền lương là một vấn đề gây ra không ít tranh cãi ở nơi làm việc. Nhiều bằng chứng cho thấy rằng phụ nữ thường có thu nhập vào khoảng trung bình thấp chỉ bằng 75% so với nam giới. Một câu hỏi nữa về bình đẳng liên quan đến giá trị so sánh. Theo quan niệm này, người làm các công việc dựa trên những giá trị tương đương nhau về học vấn, đào tạo, kỹ năng cần được trả mức lương tương tự nhau. Những người ủng hộ quan điểm này chỉ ra sự bất bình đẳng trong lịch sử trả tiền lương và nó mở rộng khái niệm “Trả lương tương ứng với công việc”. Những người không ủng hộ thì cho rằng tất cả khó để định nghĩa được “các giá trị tương đương” và cho rằng việc cơ cấu lại bảng lương sẽ tác động tiêu cực lớn đến mặt kinh tế của toàn bộ xã hội [22].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo ĐLLV cho cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân quận 1 – thành phố hồ chí minh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)