Những vấn đề cơ bản về quản trị nguồn nhân lực của doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dịch vụ công ích quận 2 đến năm 2020 (Trang 31 - 34)

6. Kết cấu luận văn

1.2. Những vấn đề cơ bản về quản trị nguồn nhân lực của doanh

1.2.1. Những yêu cầu về chất lƣợng nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Phẩm chất đạo đức: Bác Hồ đã từng nói: “Có tài mà không có đức là ngƣời vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Trong thời đại ngày nay, đạo đức phải đƣợc nâng lên tầm cao mới, đó là đạo đức cách mạng. Đạo đức cách mạng không chỉ là đạo đức đơn thuần về mặt xã hội mà còn đƣợc hiểu theo một khía cạnh khác đó là đạo đức của tƣ duy sáng tạo, là tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc. Do đó, NNL của DNNN trong thời đại mới phải có đạo đức cách mạng. Thực tế trong thời gian qua, đã xuất hiện rất nhiều trƣờng hợp suy thoái về đạo đức cách mạng, đó là các trƣờng hợp lãnh đạo các công ty công ích trên địa bàn TP.HCM nhận “lƣơng khủng” nhƣ Công ty TNHH MTV thoát nƣớc đô thị TP.HCM, Công ty TNHH MTV Chiếu sáng công cộng TP.HCM, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM, Công ty công trình giao thông Sài Gòn đã bị phát hiện sai phạm năm 2013 và bị xử lý theo pháp luật. Những hành vi trên đã báo động tình trạng rủi ro đạo đức nghiêm trọng trong các doanh nghiệp công ích nói riêng và các doanh nghiệp nói chung cần phải chấn chỉnh kịp thời. Ngƣời có đạo đức cách mạng, bên cạnh việc tích cực hoàn thành công việc của bản thân, họ luôn chia sẻ và giúp đỡ các đồng nghiệp khác cùng tiến bộ, coi thành công của bản thân là do tập thể tạo nên, lấy đó làm động lực để phát triển và từ đó thúc đẩy sự phát triển của tổ chức.

Năng lực chuyên môn: Năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức thể hiện sự tinh thông về nghiệp vụ, chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm, …. Muốn vậy, trƣớc hết phải có tầm hiểu biết về công việc, nhiệm vụ đang đƣợc giao phụ trách. Thƣờng xuyên tham gia các khóa đào tạo nâng cao tay nghề, nâng cao kiến thức, trình độ cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên. Tuy nhiên, việc đào tạo hiện nay chỉ đáp ứng về mặt hình thức, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế. Do vậy, việc đào tạo cần chú trọng cả về lý thuyết và thực tiễn, nghiệp vụ chuyên môn lẫn ngoại ngữ, tin học, pháp luật, xã hội học,…

Năng lực tư duy chiến lược: Một trong các nhƣợc điểm lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam là thiếu tƣ duy chiến lƣợc. Tƣ duy chiến lƣợc thể hiện ở tƣ duy khoa học, ở tầm nhìn xa trông rộng, ở việc nắm bắt thời cơ và thách thức. Do đó, các nhà quản trị phải tranh thủ nắm bắt đƣợc thời cơ, tranh thủ tiếp thu trình độ quản lý và khoa học hiện đại. Các doanh nghiệp nên có chiến lƣợc quy hoạch và đào tạo cán bộ chủ chốt trong tƣơng lai bằng cách cử đi học các lớp quản lý trong nƣớc hoặc học tập kinh nghiệm từ nƣớc ngoài.

Năng lực tư duy tổng hợp: Tƣ duy tổng hợp là tổng thể của rất nhiều các yếu tố cả về đạo đức xã hội, trình độ học vấn, văn hóa, kỹ năng giao tiếp, tƣ duy phân tích,… Thực tế cho thấy, trong hệ thống các doanh nghiệp thƣờng rất ít sử dụng phần mềm quản lý, phần mềm thao tác nghiệp vụ mà hầu hết làm trên công cụ thủ công, mất nhiều thời gian và công sức. Đây là hạn chế trong thời kỳ hội nhập quốc tế, có sự đầu tƣ của các doanh nghiệp, tập đoàn nƣớc ngoài đòi hỏi các doanh nghiệp phải phát triển năng lực tƣ duy tổng hợp trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng tăng.

1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng quản trị nguồn nhân lực

Để nâng cao năng lực cạnh tranh trƣớc những khó khăn và thách thức khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tích cực củng cố cơ cấu tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản trị điều hành

(trong đó có QTNNL), đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa.

Hiện nay, thực trạng chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của doanh nghiệp còn nhiều bất cập về: năng lực tƣ duy, năng lực quản lý điều hành, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, vi tính,… đòi hỏi mỗi ngƣời phải không ngừng nỗ lực hoàn thiện bản thân, nâng cao tính độc lập tự chủ để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, hội nhập; những ngƣời không đủ năng lực, trình độ, không đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc sẽ phải chịu tác động của quy luật tự đào thải. Nhƣ vậy, muốn tồn tại và phát triển để vƣơn lên có khả năng cạnh tranh, có nhiều cơ hội phát triển, trở thành doanh nghiệp vững mạnh, mỗi doanh nghiệp phải tự xây dựng cho mình lộ trình và kế hoạch hội nhập thực sự tích cực, thực sự lành mạnh đảm bảo theo đúng quy định về pháp luật của Nhà nƣớc. Để đạt đƣợc điều đó, các doanh nghiệp phải tích cực triển khai cải cách, đổi mới có hiệu quả, trong đó đặc biệt quan tâm đến nâng cao trình độ quản lý, năng lực quản trị điều hành, trong đó QTNNL có ý nghĩa con ngƣời là nhân tố quyết định sự thành bại của tất cả các doanh nghiệp trên con đƣờng hội nhập.

Mục đích của nâng cao chất lƣợng QTNNL nói chung và mục đích nâng cao chất lƣợng con ngƣời nói riêng của doanh nghiệp, đó là hình thành những con ngƣời mới của thời đại, đáp ứng đƣợc các yêu cầu của thời kỳ hiện đại, nhằm đƣa hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất thông qua đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Nâng cao chất lƣợng QTNNL, nâng cao chất lƣợng con ngƣời trong hệ thống các doanh nghiệp là góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống chính cán bộ, công chức, viên chức và góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh trên đƣờng hội nhập.

Nhƣ vậy, nâng cao chất lƣợng QTNNL trong các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập là nhiệm vụ hết sức cấp thiết. Để làm đƣợc điều này, trƣớc hết đòi hỏi sự nỗ lực cá nhân của từng cán bộ, công chức, viên chức, nhận thức và hành động cụ thể của các nhà quản trị và phải có sự tham gia của toàn xã hội nhằm

đƣa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thúc đẩy mạnh hơn nữa công cuộc phát triển kinh tế, đổi mới đất nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dịch vụ công ích quận 2 đến năm 2020 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)