Khái niệm về động lực làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc cho ngƣời lao động tại công ty TNHH một thành viên dịch vụ công ích quận 2 (Trang 26 - 27)

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.1.1.1. Khái niệm về động lực làm việc

Con ngƣời không chỉ khác nhau về khả năng hành động mà còn khác nhau cả về ý chí hành động hay sự thúc đẩy. Sự thúc đẩy con ngƣời làm việc phụ thuộc vào sức mạnh của động cơ. Theo PGS. TS kinh tế Đỗ Văn Phức, Trƣờng ĐH Bách khoa Hà Nội trong cuốn “Tâm lý trong quản lý kinh doanh”, ông cho rằng: “Động cơ là sự thôi thúc con người hướng tới một hoạt động cụ thể nào đó nhằm thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu”. Động cơ bắt nguồn từ một thực tế là mọi ngƣời đều mong muốn đƣợc khẳng định bản thân, đƣợc thành đạt, đƣợc tự chủ và có thẩm quyền đối với công việc của mình, cũng nhƣ muốn có thu nhập đảm bảo cuộc sống cá nhân sung túc.

Nếu động cơ là yếu tố bên trong quyết định thì động lực là yếu tố biểu hiện ra bên ngoài nhằm thực hiện động cơ đó. Động lực làm việc là một động lực có ý thức hay vô thức khơi dậy và hƣớng hành động vào việc đạt đƣợc một mục tiêu mong đợi. Theo Giáo trình Quản trị nhân lực của trƣờng Kinh tế Quốc dân của PGS. TS Nguyễn Ngọc Quân (chủ biên) và ThS Nguyễn Văn Điềm - Nhà xuất bản Lao động Xã hội Hà Nội xuất bản năm 2004 - định nghĩa về động lực làm việc nhƣ sau: “Động lực được hiểu là sự khao khát và tự nguyện của mỗi cá nhân nhằm tăng cường mọi nỗ lực của bản thân để đạt được mục tiêu hay kết quả nào đó”. Nhƣ vậy ta thấy rằng động lực làm việc thuộc về tinh thần làm việc và đƣợc thể hiện qua hành vi làm việc cụ thể, nó xuất phát từ chính bản thân ngƣời lao động, trên cơ sở ý thức khao khát và tinh thần lao động tự nguyện, nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lƣợng công việc mà bản thân họ thực hiện.

Ngƣời lao động nếu không có động lực thì vẫn có thể hoàn thành công việc. Tuy nhiên, ngƣời lao động nếu mất động lực hoặc suy giảm động lực sẽ mất khả năng thực hiện công việc và có xu hƣớng ra khỏi tổ chức. Trong trƣờng hợp các nhân tố khác không thay đổi, động lực sẽ dẫn tới năng suất, hiệu quả công việc cao hơn. Tuy nhiên, không nên cho rằng động lực tất yếu dẫn tới năng suất và hiệu quả công việc, vì sự thực hiện công việc không chỉ phụ thuộc vào động lực mà còn phụ thuộc vào khả năng của ngƣời lao động, phƣơng tiện và các nguồn lực để thực hiện công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc cho ngƣời lao động tại công ty TNHH một thành viên dịch vụ công ích quận 2 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)