Thuyết công bằng của J Stacy Adam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc cho ngƣời lao động tại công ty TNHH một thành viên dịch vụ công ích quận 2 (Trang 36)

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.1.2.4.Thuyết công bằng của J Stacy Adam

Học thuyết này đƣa ra quan niệm, con ngƣời muốn đƣợc “đối xử công bằng”. Mọi ngƣời thƣờng mong muốn nhận đƣợc những quyền lợi (tiền lƣơng, phúc lợi, sự ổn định và an toàn trong công việc, sự thăng tiến) tƣơng xứng với những đóng góp hay công sức (thời gian, nỗ lực, giáo dục, kinh nghiệm) mà họ bỏ ra. Nếu một cá nhân nhận thấy tổ chức trả cho họ dƣới mức họ đáng đƣợc hƣởng thì ngay lập tức sẽ giảm nỗ lực làm việc xuống để xác lập “sự công bằng” mới; ngƣợc lại, nếu thấy đƣợc trả cao thì sẽ cố gắng làm việc chăm chỉ hơn. Để nhìn nhận về sự đối xử, ngƣời lao động thƣờng có xu hƣớng so sánh sự đóng góp của họ và các quyền lợi mà họ nhận đƣợc với sự đóng góp và quyền lợi của ngƣời khác.

Ý nghĩa học thuyết: Để tạo động lực cho ngƣời lao động, nhà quản lý cần phải tạo ra và duy trì sự công bằng trong tổ chức thông qua lƣu ý một số vấn đề sau: phải biết rằng mọi cá nhân sẽ so sánh sự công bằng bất cứ khi nào những quyền lợi mà họ thấy rõ (tiền lƣơng, phúc lợi, sự thăng tiến) đƣợc phân chia. Phải loại bỏ sự bất công thông qua trả lƣơng thƣởng dựa trên đóng góp, tạo cơ hội thăng tiến ngang nhau cho những ngƣời có năng lực và thành tích ngang nhau, cần loại bỏ sự phân biệt đối xử về tuổi, giới tính, chủng tộc, tôn giáo; cần thông báo cho ngƣời lao động rõ về cách đánh giá thành tích và cách nhìn nhận về quyền lợi hợp lý để họ xác lập đúng điểm so sánh, tránh hiểu sai hoặc có suy nghĩ “cƣờng điệu hóa” đóng góp của bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc cho ngƣời lao động tại công ty TNHH một thành viên dịch vụ công ích quận 2 (Trang 36)