5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
1.2.1. Lợi ích của nâng cao động lực làm việc cho ngƣời lao động
Đối với người lao động
- Tăng năng suất lao động cá nhân: Khi có động lực làm việc ngƣời lao động sẽ luôn cảm thấy yêu thích công việc của mình, khi đó họ sẽ đem hết khả năng, tâm huyết vào công việc, góp phần tăng năng suất lao động cũng nhƣ tăng thu nhập cá nhân. Qua đó, đời sống của ngƣời lao động ngày càng đƣợc nâng cao, cải thiện, không những đáp ứng đƣợc nhu cầu vật chất mà còn đáp ứng đƣợc nhu cầu tinh thần ngày càng đa dạng, phong phú hơn.
- Kích thích khả năng sáng tạo của người lao động: Khi ngƣời lao động làm việc với một tâm lý thoải mái, không bị ức chế, áp lực, đƣợc làm việc với tinh thần tự giác, tự nguyện sẽ giúp họ phát huy tối đa sự sáng tạo trong công việc.
- Tăng sự gắn bó với công việc và doanh nghiệp hiện tại: Khi đƣợc thực hiện công việc mình yêu thích và có động lực làm việc cụ thể, ngƣời lao động luôn cảm thấy mình đƣợc làm việc trong bầu không khí nhiệt huyết, hăng say; qua đó giúp ngƣời lao động luôn cảm thấy gắn bó với công việc, với doanh nghiệp của mình.
- Hoàn thiện bản thân người lao động: Khi có động lực làm việc, ngƣời lao động sẽ cảm thấy kết quả mà mình làm đƣợc có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đồng thời họ sẽ cảm thấy mình quan trọng và có ích. Chính vì vậy sẽ luôn khuyến khích ngƣời lao động không ngừng phấn đấu, hoàn thiện bản thân.
Đối với doanh nghiệp
- Một doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả, thúc đẩy sản xuất ngày càng phát triển thì tạo động lực là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất nhằm sử dụng hợp lý, khai thác và phát huy tối đa tiềm năng nguồn nhân lực của doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động đồng thời tiết kiệm đƣợc chi phí sản xuất nhằm đạt đƣợc mục tiêu của doanh nghiệp.
- Nếu doanh nghiệp biết cách sử dụng các chính sách tạo động lực đúng đắn nhƣ: tăng thu nhập tƣơng ứng với kết quả làm việc, quan tâm đến đời sống của ngƣời lao động, thăng tiến trong công việc... thì đó sẽ là một trong những công cụ vô cùng quan trọng góp phần vào việc thu hút nhân tài giỏi về làm việc cho doanh nghiệp, giữ gìn đƣợc một đội ngũ lao động có trình độ, có tâm huyết gắn bó với doanh nghiệp và đây là tài sản vô cùng quý giá của doanh nghiệp.
- Việc tạo động lực cho ngƣời lao động giúp doanh nghiệp xây dựng một môi trƣờng làm việc tốt, một bầu không khí thoải mái trong tập thể. Mỗi ngƣời trong doanh nghiệp đều làm việc vì mục đích chung, vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Từ đó nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng, nhân viên, đối thủ cạnh tranh cũng nhƣ nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị
trƣờng.
Đối với xã hội
- Động lực làm việc giúp cho cá nhân ngƣời lao động đạt đƣợc mục tiêu của mình, làm đa dạng, phong phú hơn đời sống vật chất cũng nhƣ đời sống tinh thần của họ, qua đó hình thành nên những giá trị mới cho xã hội.
- Khi ngƣời lao động đƣợc thỏa mãn thì họ sẽ có cuộc sống ấm no hơn, hạnh phúc hơn. Vì vậy mà các thành viên trong xã hội ngày một phát triển toàn diện hơn.
- Động lực làm việc là một công cụ vô cùng quan trọng để giúp các doanh nghiệp phát triển vững mạnh, góp phần xây dựng xã hội ngày càng phồn vinh hơn, tƣơi đẹp hơn.