Yếu tố bên trong tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc cho ngƣời lao động tại công ty TNHH một thành viên dịch vụ công ích quận 2 (Trang 40 - 43)

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.2.3.1. Yếu tố bên trong tổ chức

Yếu tố bên trong đƣợc mô tả trong sơ đồ tổng quát sau đây:

Hình 1.3. Yếu tố bên trong tổ chức

Yếu tố thuộc về bản thân ngƣời lao động Mục tiêu cá nhân

Mục tiêu của cá nhân chính là động lực thôi thúc con ngƣời làm việc. Khi họ xác định đƣợc mục tiêu rõ ràng thì họ sẽ cố gắng làm hết sức mình vì công việc để đạt đƣợc cái đích cần đến. Tùy thuộc vào mục tiêu có mức độ cao hay thấp mà mức độ nỗ lực, cố gắng của bản thân sẽ tƣơng xứng, từ đó sẽ tạo nên động lực lao động với một mức độ phù hợp. Do vậy, mỗi tổ chức cần phải hiểu rõ mục tiêu của mỗi cá nhân, phải luôn quan tâm, tiếp cận và tìm hiểu những ngƣời lao động của mình, từ đó có những biện pháp để hƣớng mục tiêu cá nhân phù hợp với mục tiêu của tổ chức.

Hệ thống nhu cầu cá nhân

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, hệ thống nhu cầu của con ngƣời ngày càng đa dạng và phong phú. Tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể mà con ngƣời có những nhu cầu khác nhau. Khi nhu cầu của con ngƣời xuất hiện thì điều tất nhiên là sẽ xảy ra ý muốn thỏa mãn nhu cầu đó. Tuy nhiên giữa nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu luôn tồn tại một khoảng cách, chính khoảng cách này là động lực thôi

Yếu tố bên trong

Ngƣời lao động

- Mục tiêu cá nhân - Nhu cầu cá nhân - Đặc điểm cá nhân - Khả năng - Năng lực Công việc phụ trách - Mức độ chuyên môn hóa - Mức độ phức tạp - Sự mạo hiểm và mức độ rủi ro - Mức độ hao phí về thể lực Tổ chức - Phong cách lãnh đạo - Văn hóa tổ chức - Cơ sở vật chất kỹ thuật - Chính sách nhân sự và việc thực hiện các chính sách nhân sự

thúc con ngƣời làm việc. Do vậy, một tổ chức muốn tồn tại và phát triển cần phải hiểu rõ đƣợc các nhu cầu của nhân viên, tạo điều kiện để thỏa mãn từng mức độ nhu cầu đó, đồng thời tạo ra các nhu cầu cho ngƣời lao động để họ làm việc tích cực, hăng say, hiệu quả và sáng tạo trong công việc

Khả năng, năng lực cá nhân

Khả năng là những thuộc tính cá nhân giúp ngƣời lao động có thể lĩnh hội một công việc, một kỹ năng hay một loại kiến thức nào đó đƣợc dễ dàng; và khi họ đƣợc hoạt động ở lĩnh vực đó thì khả năng của họ sẽ đƣợc phát huy tối đa, kết quả thu đƣợc sẽ cao hơn những ngƣời khác.

Năng lực là cơ sở để tạo ra khả năng của con ngƣời. Năng lực đƣợc thực hiện và trƣởng thành chủ yếu trong thực tế, gồm có: năng lực tổ chức và năng lực chuyên môn. Đánh giá đúng năng lực nhân viên là cơ sở để nhà quản lý sử dụng tốt nhất nhân viên trong doanh nghiệp, giúp ngƣời lao động tự tin khi họ đƣợc giao những công việc phù hợp với khả năng và năng lực của họ.

Vì vậy, trong thực tế quá trình lao động, nhà quản trị luôn phải thiết kế công việc, bố trí nhân lực sao cho ngƣời lao động có điều kiện để duy trì và phát triển khả năng, năng lực chuyên môn của mình.

Yếu tố thuộc về công việc

Mức độ chuyên môn hóa của công việc

Chuyên môn hóa là làm cho mỗi ngƣời lao động chỉ đảm nhận một phần trong quá trình sản xuất. Chuyên môn hóa đã làm sự thành thạo của ngƣời lao động trong sản xuất tăng lên, đồng thời năng suất lao động cũng tăng lên. Nhƣng nếu một công việc có mức độ chuyên môn hóa cao thì sẽ dễ dàng gây ra sự nhàm chán trong khi làm việc, gây nên cảm giác căng thẳng về thần kinh, mệt mỏi... Do vậy khi thiết kế công việc không nên có sự chuyên môn hóa công việc quá sâu để ngƣời lao động có thể giảm sự nhàm chán thông qua luân chuyển công việc.

Mức độ phức tạp của công việc

Một công việc quá đơn giản sẽ rất dễ gây nên cảm giác nhàm chán cho ngƣời lao động, vì trong quá trình thực hiện công việc họ không phải suy nghĩ nhiều, không

phải chú ý cao... dần dần làm cho ngƣời lao động trở nên thụ động, không kích thích ngƣời lao động sáng tạo. Mặt khác, nếu công việc vƣợt quá khả năng của ngƣời lao động, quá phức tạp thì sẽ dẫn đến ngƣời lao động cảm thấy bất lực với công việc của mình, gây ra sự nhàm chán... Do vậy khi thiết kế công việc cần phải biết cách phân chia mức độ phức tạp hợp lý cho từng công việc đối với từng ngƣời lao động cụ thể.

Sự mạo hiểm và mức độ rủi ro

Những công việc có mức độ rủi ro và sự mạo hiểm lớn thì sẽ ảnh hƣởng không tốt tới động lực của ngƣời lao động. Bởi lẽ con ngƣời sinh ra và tồn tại ai cũng có nhu cầu đƣợc an toàn, vì thế trong điều kiện cho phép, ngƣời quản lý hãy hạn chế tới mức tối đa sự mạo hiểm, rủi ro trong công việc đối với ngƣời lao động.

Mức độ hao phí về thể lực

Nếu ngƣời lao động làm việc có mức độ hao phí về thể lực càng cao thì tiêu tốn càng nhiều năng lƣợng, dễ mang tới trạng thái mệt mỏi, căng thẳng về thần kinh. Nếu hao phí ở một mức độ nào đó sẽ giúp cho cơ thể vận động tốt, mang lại cho ngƣời lao động trạng thái khỏe mạnh, thoải mái hơn... Vì vậy khi thiết kế công việc cần phải biết cách phối hợp giữa mức độ hao phí về thể lực, trí lực cho phù hợp với từng vị trí công việc để sự mệt mỏi, căng thẳng của ngƣời lao động là ít nhất.

Yếu tố thuộc về tổ chức Phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo là cách thức mà ngƣời quản lý dùng để tác động đến hoạt động của một tập thể lao động hay một cá nhân nào đó nhằm đạt đƣợc mục đích của mình trong hoàn cảnh nhất định. Trong quá trình lao động, nếu ngƣời lãnh đạo có cách thức quản lý ngƣời lao động của mình một cách phù hợp, khoa học, có sự tin tƣởng, quan tâm và tôn trọng đến ý kiến riêng của ngƣời lao động thì sẽ tạo ra động lực làm việc cho ngƣời lao động.

Văn hóa tổ chức

Văn hóa tổ chức là hệ thống những giá trị, những niềm tin, những quy phạm được chia sẻ bởi các thành viên trong tố chức và hướng dẫn hành vi của những người lao động trong tổ chức

Mỗi một tổ chức có một nét văn hóa đặc trƣng tạo nên bầu không khí, tâm lý riêng của tổ chức. Một doanh nghiệp có nền văn hóa phù hợp sẽ tạo nên bầu không khí cởi mở, thân thiện, đầm ấm, theo đó có tác dụng lôi cuối ngƣời lao động làm việc một cách hăng say, nhiệt tình, giúp họ thấy gắn bó hơn với doanh nghiệp và tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động. Ngƣợc lại nếu có một nền văn hóa không phù hợp sẽ tạo nên cảm giác chán chƣờng, không hứng thú với công việc trong ngƣời lao động.

Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm những yếu tố nhƣ: điều kiện làm việc, vấn đề về tổ chức nơi làm việc, máy móc, trang thiết bị… của tổ chức phải phù hợp với công việc và tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời lao động trong quá trình thực hiện công việc.

Các chính sách nhân sự và việc thực hiện các chính sách nhân sự

Chính sách nhân sự và việc thực hiện các chính sách nhân sự đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo động lực cho ngƣời lao động làm việc. Việc đƣa ra các chính sách nhân sự nhƣ chính sách tiền lƣơng, chính sách đào tạo, chính sách tuyển dụng... có phù hợp và công bằng hay không sẽ góp phần rất lớn vào việc tạo ra niềm tin, sự tin tƣởng của ngƣời lao động vào doanh nghiệp, từ đó tạo nên động lực cho ngƣời lao động gắn bó và cống hiến hết mình vì doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc cho ngƣời lao động tại công ty TNHH một thành viên dịch vụ công ích quận 2 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)