5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nƣớc
Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển với nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên chất lƣợng lao động còn thấp, thông tin về thị trƣờng lao động còn nhiều hạn chế. Do đó, các doanh nghiệp mong muốn có sự hỗ trợ thông tin về nguồn lao động đã đƣợc đào tạo từ phía nhà nƣớc, các nhà tài trợ trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Theo đó, một số kiến nghị của tác giả đối với Nhà nƣớc nhƣ sau:
- Có các giải pháp hữu hiệu phát triển giáo dục và đào tạo để có đƣợc đội ngũ lao động có chất lƣợng cao đáp ứng đƣợc thị trƣờng lao động trong nƣớc và thế giới.
- Tổ chức, xây dựng các trung tâm giới thiệu việc làm, các hội chợ việc làm để tạo cơ hội cho ngƣời lao động và các doanh nghiệp gặp nhau để ngƣời lao động có đƣợc việc làm nhƣ mong muốn, còn ngƣời sử dụng lao động thì tìm đƣợc đội ngũ lao động phù hợp với nhu cầu tuyển dụng.
- Hoàn thiện thể chế thị trƣờng lao động, có hành lang pháp lý phù hợp và đối xử công bằng giữa ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động. Khi thị trƣờng lao động đƣợc xác lập, ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động tự do thoả thuận mức tiền công, tiền lƣơng theo yêu cầu công việc, theo trình độ năng lực làm việc.
- Xây dựng hệ thống pháp lý phù hợp với chủ trƣơng xã hội hóa áp dụng cho các tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu hoặc chỉ định đặt hàng, giao kế hoạch cung ứng dịch vụ công ích.
- Xây dựng cơ chế đảm bảo quan hệ “bình đẳng” giữa cơ quan Nhà nƣớc và doanh nghiệp khi tham gia ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ công ích. Một mặt quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tham gia cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích. Các doanh nghiệp ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ công ích có quyền khởi kiện, đòi bồi thƣờng đối với các cơ quan nhà nƣớc nếu hợp đồng không
đƣợc thực hiện đúng hạn và đầy đủ.