ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc cho ngƣời lao động tại công ty TNHH một thành viên dịch vụ công ích quận 2 (Trang 26)

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.1. ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Khái niệm về động lực làm việc

Con ngƣời không chỉ khác nhau về khả năng hành động mà còn khác nhau cả về ý chí hành động hay sự thúc đẩy. Sự thúc đẩy con ngƣời làm việc phụ thuộc vào sức mạnh của động cơ. Theo PGS. TS kinh tế Đỗ Văn Phức, Trƣờng ĐH Bách khoa Hà Nội trong cuốn “Tâm lý trong quản lý kinh doanh”, ông cho rằng: “Động cơ là sự thôi thúc con người hướng tới một hoạt động cụ thể nào đó nhằm thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu”. Động cơ bắt nguồn từ một thực tế là mọi ngƣời đều mong muốn đƣợc khẳng định bản thân, đƣợc thành đạt, đƣợc tự chủ và có thẩm quyền đối với công việc của mình, cũng nhƣ muốn có thu nhập đảm bảo cuộc sống cá nhân sung túc.

Nếu động cơ là yếu tố bên trong quyết định thì động lực là yếu tố biểu hiện ra bên ngoài nhằm thực hiện động cơ đó. Động lực làm việc là một động lực có ý thức hay vô thức khơi dậy và hƣớng hành động vào việc đạt đƣợc một mục tiêu mong đợi. Theo Giáo trình Quản trị nhân lực của trƣờng Kinh tế Quốc dân của PGS. TS Nguyễn Ngọc Quân (chủ biên) và ThS Nguyễn Văn Điềm - Nhà xuất bản Lao động Xã hội Hà Nội xuất bản năm 2004 - định nghĩa về động lực làm việc nhƣ sau: “Động lực được hiểu là sự khao khát và tự nguyện của mỗi cá nhân nhằm tăng cường mọi nỗ lực của bản thân để đạt được mục tiêu hay kết quả nào đó”. Nhƣ vậy ta thấy rằng động lực làm việc thuộc về tinh thần làm việc và đƣợc thể hiện qua hành vi làm việc cụ thể, nó xuất phát từ chính bản thân ngƣời lao động, trên cơ sở ý thức khao khát và tinh thần lao động tự nguyện, nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lƣợng công việc mà bản thân họ thực hiện.

Ngƣời lao động nếu không có động lực thì vẫn có thể hoàn thành công việc. Tuy nhiên, ngƣời lao động nếu mất động lực hoặc suy giảm động lực sẽ mất khả năng thực hiện công việc và có xu hƣớng ra khỏi tổ chức. Trong trƣờng hợp các nhân tố khác không thay đổi, động lực sẽ dẫn tới năng suất, hiệu quả công việc cao hơn. Tuy nhiên, không nên cho rằng động lực tất yếu dẫn tới năng suất và hiệu quả công việc, vì sự thực hiện công việc không chỉ phụ thuộc vào động lực mà còn phụ thuộc vào khả năng của ngƣời lao động, phƣơng tiện và các nguồn lực để thực hiện công việc.

1.1.1.2 Khái niệm về tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động

Tạo động lực làm việc là việc sử dụng các biện pháp nhất định để kích thích ngƣời lao động làm việc một cách tự nguyện, nhiệt tình, hăng say và có hiệu quả công việc tốt nhất.

Tạo động lực cho ngƣời lao động làm việc cũng chính là việc tạo ra sự hấp dẫn trong công việc từ kết quả thực hiện công việc, cùng sự tác động của tiền lƣơng, tiền thƣởng, phúc lợi, điều kiện, môi trƣờng làm việc... để hƣớng hành vi của ngƣời lao động theo một chiều hƣớng nhất định. Khi ngƣời lao động có động lực làm việc sẽ tự giác dồn hết khả năng để thực hiện công việc đƣợc giao sao cho hiệu quả, góp phần giúp doanh nghiệp đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh. Thực tế lợi ích có quan hệ rất chặt chẽ với động lực làm việc, nhƣng lợi ích của cá nhân và lợi ích của tập thể lại luôn mâu thuẫn. Để ngƣời lao động có thể tự nguyện theo các định hƣớng của doanh nghiệp thì cần cho họ thấy rõ lợi ích của bản thân họ chỉ đạt đƣợc khi lợi ích của doanh nghiệp đạt đƣợc, tức là phải hƣớng mục tiêu của cá nhân theo mục tiêu của tổ chức. Làm đƣợc điều đó chính là tạo ra động lực làm việc cho ngƣời lao động, và đó chính là khả năng tiềm tàng để tăng năng suất và hiệu quả của doanh nghiệp.

1.1.1.3 Khái niệm về hàng hóa công cộng, Doanh nghiệp Nhà nƣớc và Doanh nghiệp công ích: nghiệp công ích:

Hàng hóa công cộng (HHCC):

Về tiếp cận lý thuyết có nhiều quan niệm khác nhau về HHCC. Một số ý kiến cho rằng HHCC là loại hàng hóa đƣợc cung cấp mà ngƣời tiêu dùng nó không phải

trực tiếp trả tiền. Một số ý kiến khác lại cho rằng dịch vụ công là mọi hoạt động thực thi các chức năng của Nhà nƣớc, bao gồm cả chức năng cai trị của bộ máy Nhà nƣớc đối với xã hội và chức năng cung cấp các hàng hóa và dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu của công dân còn HHCC chỉ là một bộ phận của dịch vụ công. HHCC xét theo nghĩa này chỉ gồm những hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho những nhu cầu tối cần thiết của cộng đồng, do các tổ chức của Nhà nƣớc hoặc các chủ thể đƣợc Nhà nƣớc ủy quyền và tài trợ đứng ra cung cấp, không bao gồm các hoạt động mang chức năng cai trị. Mặc dù vậy, trƣớc xu hƣớng hiện nay là thu hẹp dần phạm vi của các loại hàng hóa và dịch vụ không phải trực tiếp trả tiền, quan niệm về HHCC nhƣ cách thứ nhất không phản ánh đƣợc đầy đủ tính sâu sắc của khái niệm HHCC. Thuật ngữ HHCC theo cách quan niệm thứ hai và đƣợc xem xét trên khía cạnh những thuộc tính cơ bản của nó: tính không kình địch và tính không loại trừ. Đây là những hàng hóa và dịch vụ đƣợc sản xuất ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của xã hội, đảm bảo lợi ích chung của cả cộng đồng.

Doanh nghiệp Nhà nƣớc (DNNN):

Luật DNNN ban hành ngày 30 tháng 3 năm 1995 lần đầu tiên tại nƣớc ta đã đƣa ra khái niệm về DNNN nhƣ sau: DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao. DNNN có tƣ cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. Đến tháng 11 năm 2003, luật DNNN đƣợc điều chỉnh nhƣ sau: "DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH".

Doanh nghiệp công ích (DNCI):

Nghị định số: 56/CP ngày 2/10/1996 của Chính phủ, DNCI đƣợc quan niệm nhƣ sau: DNNN hoạt động công ích là DNNN độc lập hoặc DNNN là thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công cộng theo chính sách

của Nhà nước, do Nhà nước giao kế hoạch hoặc đặt hàng và theo giá, khung giá hoặc phí do Nhà nước quy định, hoạt động chủ yếu không vì mục tiêu lợi nhuận. Đây là lần đầu tiên luật pháp Việt Nam thừa nhận loại hình DNNN hoạt động công ích làm cơ sở để xác định phạm vi và cơ chế quản lý các DNCI, là vấn đề rất mới đối với Việt Nam.

Theo đó, DNCI có một số đặc điểm nhƣ sau:

- Có những lĩnh vực, HHCC có thể đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng nếu để thị trường đầu tư thì các doanh nghiệp tư nhân không thấy hết tầm quan trọng của hàng hóa mà trước hết là tính đến mục tiêu lợi nhuận. Nếu chỉ tính đến lợi nhuận

sau khi bỏ vốn đầu tƣ sẽ không bảo đảm mục tiêu sử dụng HHCC của Nhà nƣớc. Và với đặc điểm chi phí bằng 0 khi tăng thêm một đơn vị ngƣời sử dụng thì Nhà nƣớc cung cấp loại hàng hóa này tốt hơn tƣ nhân. Điểm tốt hơn ở đây không chỉ ở chỗ Nhà nƣớc đóng vai trò trong việc phân phối HHCC mà vì nếu tƣ nhân đầu tƣ thì họ sẽ thu tiền tăng thêm khi tăng thêm một cá nhân sử dụng, nhƣ vậy ngƣời tiêu dùng sẽ không muốn sử dụng hàng hóa này dẫn tới tình trạng HHCC đƣợc sử dụng dƣới mức trung bình.

- HHCC phải được vận hành theo nguyên lý doanh nghiệp, hạch toán kinh doanh nhưng mang đặc thù về chi phí với một phần là nhà nước chi trả, một phần do xã hội chấp nhận chia sẻ. Bởi vậy các DNCI cung cấp các HHCC thƣờng hoạt động trong các lĩnh vực thuộc hạ tầng kỹ thuật, chiếu sáng công cộng, vệ sinh môi trƣờng, sửa chữa đƣờng sá, hệ thống cấp thoát nƣớc, hệ thống cây xanh đô thị, hệ thống cầu đƣờng...

- Với mục tiêu xã hội đảm bảo tính công bằng trong phân phối và hưởng thụ hàng hóa thuộc lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, việc thành lập các DNCI nhằm cung cấp một phần các hàng hóa dịch vụ nói trên là phù hợp.

Nhóm những hàng hóa cá nhân có tính công cộng là những hàng hóa và dịch vụ này thƣờng ít có tính kình địch nhƣng có thể loại trừ và việc loại trừ là cần thiết do chi phí gia tăng khi thêm một ngƣời tiêu dùng là lớn nhƣ: điện, nƣớc, viễn thông, khí đốt. Đặc điểm của các ngành này là thƣờng có lợi thế nhờ quy mô do đó dễ dẫn tới độc

quyền, loại bỏ cạnh tranh gây tổn hại đến ngƣời tiêu dùng; mặt khác đây là những ngành có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Với loại hàng hóa này, Nhà nƣớc thƣờng nắm hoặc kiểm soát chặt chẽ việc cung cấp và nhằm hƣớng tới sự công bằng chỉ có thể đảm bảo cung cấp một lƣợng nhỏ nhƣ nhau cho tất cả mọi ngƣời (thông qua các dịch vụ giá rẻ) còn nếu muốn sử dụng nhiều hơn phải trả tiền nhƣng nếu sử dụng ít hơn thì không đƣợc hoàn lại hay khấu trừ phần chƣa sử dụng; hoặc áp dụng giá phí khác nhau đối với những vùng có mức sống chênh lệch.

- Có nhiều địa bàn khu vực tƣ nhân không muốn cung cấp do sức mua quá thấp hoặc chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, ví dụ nhƣ cung cấp các hàng hóa cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo. Để đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các vùng và thiết lập công bằng xã hội, DNCI là tổ chức thích hợp để đảm đương nhiệm vụ này. Một

số loại hàng hóa khác Nhà nƣớc không muốn khu vực tƣ nhân tham gia cung cấp do chúng có tính hai mặt: lợi và hại, trong đó cái hại đặc biệt nguy hiểm: sản xuất các chất độc, chất cháy, vũ khí, các loại thuốc bào chế từ các loại ma túy. Việc Nhà nước nắm lấy độc quyền cung cấp là cần thiết nhưng không thể kinh doanh vì lợi nhuận, do vậy hình thức DNCI sẽ là sự lựa chọn hợp lý.

Ngoài ra, DNCI còn đảm nhận các lĩnh vực hoạt động có tính chiến lƣợc đối với sự phát triển kinh tế - xã hội: cung cấp các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, đặc biệt là trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật: giao thông, thủy lợi, điện, nƣớc sạch, thoát nƣớc, chiếu sáng công cộng, bƣu chính viễn thông; kết cấu hạ tầng xã hội: giáo dục, y tế, công viên - cây xanh - vƣờn thú, môi trƣờng đô thị, nghiên cứu khoa học cơ bản và trong lĩnh vực đảm bảo quốc phòng an ninh. DNCI góp phần quan trọng khắc phục những khiếm khuyết của thị trường,… những ngành, lĩnh vực có độ rủi ro cao, đòi hỏi đầu tư lớn nhưng lại chậm thu hồi vốn, những ngành có lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên vốn thấp. Những ngành này mặc dù rất cần thiết và tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nhƣng các thành phần kinh tế khác không muốn đầu tƣ, hoặc không đủ khả năng, chƣa đủ điều kiện triển khai thì DNCI là bộ phận đảm đƣơng nhiệm vụ này tạo nên sự cân bằng cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho tái sản xuất

đƣợc trôi chảy, đảm bảo sự hài hòa trong sự phát triển giữa các lĩnh vực sản xuất, giữa các vùng miền trong xã hội.

Nhƣ vậy DNCI về cơ bản sẽ có các đặc điểm sau:

- Tham gia vào thị phần tƣ nhân không muốn đầu tƣ hoặc việc đầu tƣ đòi hỏi chi phí quá lớn và lợi ích là dài hạn

- Góp phần khắc phục những khiếm khuyết của thị trƣờng nhằm đảm bảo công bằng trong phân phối và hƣởng thụ các nguồn lực trong xã hội

- Thực hiện một số chức năng đặc thù của nhà nƣớc nhằm đảm bảo an toàn xã hội, an ninh quốc phòng.

- Hạn chế khả năng độc quyền của khu vực tƣ nhân đối với một số lĩnh vực then chốt trong phát triển kinh tế, xã hội.

1.1.2. Một số học thuyết về nâng cao động lực làm việc cho ngƣời lao động

Để tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động, các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu các cách tiếp cận khác nhau nhằm tác động đến các yếu tố tạo nên động lực cho ngƣời lao động, đƣợc thể hiện qua một số học thuyết nhƣ sau:

1.1.2.1. Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow

Maslow (1908-1970) là một học giả về quản lý và tâm lý học của Mỹ, ông cho rằng hành vi của con ngƣời bắt nguồn từ nhu cầu của họ. Nhu cầu của con ngƣời rất phong phú và đa dạng, sắp xếp từ thấp tới cao, gồm có: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu đƣợc tôn trọng, nhu cầu tự hoàn thiện. Con ngƣời cần đƣợc thỏa mãn các nhu cầu ở bậc thấp hơn trƣớc khi đƣợc khuyến khích để thỏa mãn những nhu cầu ở bậc cao hơn.

Để nâng cao động lực làm việc cho nhân viên, ngƣời quản lý phải quan tâm đến các nhu cầu của ngƣời lao động, cần phải hiểu họ đang ở đâu trong hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow và hƣớng vào sự thỏa mãn các nhu cầu thứ bậc đó, từ đó có biện pháp để thỏa mãn nhu cầu đó một cách hợp lý nhất.

Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống phân cấp nhu cầu của Maslow

Ứng dụng Học thuyết của Maslow trong phân tích nhu cầu con người nhằm tìm ra động lực làm việc của người lao động trong doanh nghiệp:

- Nhu cầu sinh lý: là nhu cầu thấp nhất, mang tính căn bản giúp con ngƣời có thể tồn tại nhƣ thức ăn, nƣớc uống, chỗ ở, nghỉ ngơi. Tại nơi làm việc, ngƣời lao động cần nhận đƣợc tiền lƣơng/ tiền công để thỏa mãn những nhu cầu sống của bản thân và nuôi dƣỡng thành viên trong gia đình, đồng thời cần những khoảng thời gian nghỉ giữa ca để thƣ giãn và phục hồi sức khỏe.

- Nhu cầu an toàn: là việc con ngƣời muốn đƣợc đảm bảo an toàn đối với bản thân. Ngƣời lao động muốn làm việc trong môi trƣờng an toàn, đƣợc bảo hộ lao động, đƣợc hƣởng các chế độ bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội đầy đủ. Bên cạnh đó, ngƣời lao động cũng muốn có sự ổn định về việc làm, không muốn bị sa thải vì lý do không chính đáng.

- Nhu cầu xã hội: là việc mong muốn đuợc quan hệ để thể hiện hay chấp nhận

Nhu cầu sinh tồn

(thức ăn, nƣớc uống, chỗ ở, nghỉ ngơi, tình dục)

Nhu cầu an toàn

(an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản)

Nhu cầu xã hội

(gia đình, bạn bè, ngƣời yêu, bạn đời)

Nhu cầu đƣợc tôn trọng

(đƣợc tôn trọng, quý mến, tin tƣởng)

Nhu cầu tự khẳng định (sáng tạo, khẳng định bản thân) Nhu cầu bậc cao Nhu cầu bậc thấp

tình cảm, sự hợp tác với ngƣời xung quanh. Bởi bản chất tự nhiên của con ngƣời là sống thành tập thể, họ luôn là thành viên của một nhóm ngƣời nào đó và có những mối quan hệ ràng buộc. Hơn nữa, để hoàn thành công việc của cá nhân thì cần có sự hợp tác của các đồng nghiệp, để hợp tác tốt thì mọi ngƣời cần hiểu nhau và chia sẻ thông tin. Việc cùng ăn trƣa trong bếp tập thể, cùng tham quan, giao lƣu văn hóa, chơi thể thao sẽ là những hoạt động giúp ngƣời lao động có cơ hội tiếp xúc, giao lƣu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc cho ngƣời lao động tại công ty TNHH một thành viên dịch vụ công ích quận 2 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)