xúc động, tinh tế khiến người đọc rung cảm, đồng điệu” với tác giả qua những từ ngữ giản dị, tự nhiên, giàu xúc cảm, qua những hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ sinh động, hiệu quả, qua âm điệu dạt dào tình cảm ở 3 câu thơ 8 chữ và dâng trào xúc động ở câu thơ 9 chữ…
ĐỀ THI THEO PHƯƠNG ÁN MỚI Năm học: 2019 – 2020
ĐỀ SỐ 1
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN MÔN NGỮ VĂN (Thời gian kiểm tra: 120 phút)
Phần I: (7 điểm) Trong lời bài hát "Xe ta đi trong đêm Trường Sơn" có đoạn:
"Những đêm Trường Sơn Đường tiền tuyến uốn quanh co
Mây trời đẹp quá,
Vỡ kính rồi, trăng tràn cả vào xe..."
(Nhạc và lời: Tân Huyền)
Câu 1: Đoạn lời bài hát trên gợi em liên tưởng đến bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn lớp
9? Nêu tên tác giả và giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ đó?
Câu 2: Trong bài thơ có hai câu thơ sau:
“Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”
Hai câu thơ trên sử dụng phép tu từ nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng phép tu từ ấy?
Câu 3: Dựa vào khổ thơ cuối của bài thơ trên, hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch
khoảng 12 câu làm rõ hình ảnh những chiếc xe và chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối và câu bị động. (Gạch chân, chú thích rõ)
Phần II: (3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Thời gian là vàng
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm thì chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng là lỗ. Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.
Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.
(Theo Phương Liên- SGK Ngữ văn 9 tập 2- đd)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính văn bản trên là gì?
Câu 2: Tìm một phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích trên và gọi tên phép liên kết đó? Câu 3: Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 15- 20 câu nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của thời gian đối với lứa tuổi học trò ngày nay.
ĐỀ THI THEO PHƯƠNG ÁN MỚINăm học: 2019 – 2020 Năm học: 2019 – 2020
ĐỀ SỐ 1
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN MÔN NGỮ VĂN
(Thời gian kiểm tra: 120 phút)
HƯỚNG DẪN CHẤMPhần I: (7 điểm) Phần I: (7 điểm)
Câu Nội dung Điểm
Câu 1 ( 1,5đ)
- Tên bài thơ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Tác giả: Phạm Tiến Duật
- Ý nghĩa nhan đề:
+ Nhan đề tưởng chừng có chỗ thừa nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ và độc đáo của nó. Nhan đề góp phần làm nổi bật hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính.
+ Hai chữ “Bài thơ” cho ta thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là cái hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà điều chủ yếu nhà thơ muốn nói chính là chất thơ của hiện thực, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, không sợ hiểm nguy.
0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 Câu 2
(1.5đ) - Phép tu từ điệp ngữ "lại đi", ẩn dụ "trời xanh'. - Tác dụng :
+ Phép tu từ điệp ngữ tạo nhịp thơ chắc khỏe, nhanh dồn dập; khẳng định ý chí quyết tâm chiến đấu chiến thắng không khó khăn trở ngại nào có thể ngăn trở
+ Phép tu từ ẩn dụ gợi niềm tin tưởng, lạc quan chiến thắng, ...
0,5 0,5 0,5
0,5 Câu 3 Câu 3
( 4 đ) * Hình thức: Đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch khoảng 12 câu * Tiếng Việt: phép nối và câu bị động * Nội dung: Khai thác các tín hiệu nghệ thuật, có lí lẽ để làm rõ:
- Hình ảnh những chiếc xe
- Chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ lái xe Trường Sơn.
Lưu ý
Diễn đạt được song ý chưa sâu sắc, hoặc chỉ làm tốt ý 2 ( cho 2 điểm) Diễn xuôi ý thơ còn mắc một vài lỗi diễn đạt( cho 1 điểm)
Chỉ làm tốt ý 2 song ý 1 quá sơ sài nhiều lỗi diễn đạt cho 0,75 điểm Chưa thể hiện được phần lớn số ý, hoặc sai lạc về nội dung, diễn đạt kém...cho 0,5 điểm
(giáo viên căn cứ vào mức điểm trên để cho các điểm còn lại)
0,5 1 1 2,5 Phần II: ( 3 điểm) Câu 1
( 0,5đ) - Phương thức biểu đạt: Nghị luận 0,5
Câu 2 ( 0,5đ)
- HS nêu được một trong các phép liên kết: phép nối, phép lặp, phép thế ... - HS chỉ ra được từ ngữ dùng làm phép liên kết 0,25 0,25 Câu 3 * Hình thức:
( 2 đ) - Bố cục rõ ràng, liên kết chặt chẽ
* Nội dung: Suy nghĩ về ý nghĩa của thời gian đối với lứa tuổi học
trò ngày nay:
- Dẫn dắt vấn đề và giải thích thời gian là gì? là một thứ trừu tượng, trôi qua từng ngày, ta có thể cảm nhận được thời gian qua sự thay đổi của sự vật tồn tại xung quanh mình.
- Giải thích rõ từng khía cạnh ý nghĩa của thời gian: + Thời gian là sự sống.
+ Thời gian là thắng lợi. + Thời gian là tiền. + Thời gian là tri thức
- Ý nghĩa: Thời gian vô cùng quý giá đối với mỗi người - Mở rộng vấn đề:
+ Phải biết quý trọng thời gian nhưng không có nghĩa phải sống gấp gáp, chạy theo thời gian mà phải biết trân trọng từng giây phút, sống hết mình, cống hiến cho gia đình, xã hội
+ Đâu đó vẫn còn nhiều bạn trẻ nhất là lứa tuổi học trò chưa biết quý trọng thời gian, để thời gian trôi đi vô nghĩa( dẫn chứng: vui chơi, nghiện game, mạng xã hội….)
- Liên hệ bản thân:
+ Cần phê phán những người không biết quý trọng thời gian. Ý thức đầy đủ về giá trị của thời gian để không lãng phí. Biết sắp xếp kế hoạch, thời gian biểu hợp lý đặc biệt trong thời gian ôn thi … + Làm chủ thời gian, không nóng vội; nỗ lực và kiên trì sẽ thành công. Sống hết mình từng phút giây để thời gian trôi qua không vô ích… 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25
ĐỀ THI THEO PHƯƠNG ÁN MỚINăm học: 2019 – 2020 Năm học: 2019 – 2020
ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN MÔN NGỮ VĂN
(Thời gian kiểm tra: 120 phút)
Phần I: 7 điểm Mở đầu bài thơ của mình, có một nhà thơ viết:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
và ở cuối bài, nhà thơ bày tỏ nguyện ước: “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
Câu 1. Em hãy cho biết những câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh ra
đời của bài thơ.
Câu 2. Trong những câu thơ trên, hình ảnh hàng tre trong câu thơ nào là hình ảnh tả thực, hình ảnh
hàng tre trong câu thơ nào là hình ảnh ẩn dụ?
Ý nghĩa của hình ảnh hàng tre trong khổ đầu và trong câu kết bài thơ em vừa nêu có giống nhau không? Vì sao? Việc lặp lại hình ảnh hàng tre ở câu kết bài thơ có ý nghĩa gì?
Câu 3. Viết đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch (khoảng 8 -10 câu) phân tích khổ cuối của bài thơ
trên. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế và một thành phần biệt lập (chú thích rõ).
Câu 4. Cây tre đã trở thành hình ảnh trung tâm của nhiều tác phẩm văn học Việt Nam. Trong chương
trình Ngữ văn THCS, có tác phẩm văn học nào em đã học cũng xuất hiện hình ảnh cây tre làm trung tâm? Tác giả của tác phẩmđó là ai ?
Phần II: 3,0 điểm Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: MÙA GIÁP HẠT...
... Những bữa cơm độn sắn, độn khoai trong mùa giáp hạt đó là chuyện thường xuyên. Ba anh em tôi luôn được bố mẹ nhường phần cơm. Bố mẹ ăn phần sắn và khoai lang, chúng tôi cứ vô tư ăn ngon lành. Và những bữa cơm như thế, bố mẹ luôn ngồi đầu nồi, nhiều hôm tôi thấy bố mẹ thở dài.Hai đứa em tôi không để ý đến những hành động đó. Trong bữa cơm, thường có một bát mắm tôm đồng, hoặc sang hơn có thêm bát sườn lợn được mẹ bằm thật nhỏ và kho thật mặn. Một nồi canh rau tập tàng. Chỉ đơn sơ vậy thôi, là anh em tôi thấy ngon biết mấy.
Những mùa giáp hạt, vai mẹ lại gầy đi vì những đêm thức trắng, trằn trọc với biết bao lo lắng. Tóc bố ngày một bạc thêm như thể có khói thuốc trên đầu. Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc của bố, lớn lên trong tình thương yêu, đùm bọc của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn. Bây giờ ngồi ôn lại những kỉ niệm, ôn lại những mùa giáp hạt, trong lòng không khỏi cảm thấy rưng rưng.
Quê tôi không còn cảnh phải ăn cơm độn sắn khoai. Nhưng tôi vẫn nhớ lắm những mùa giáp hạt...
(Trích Mùa giáp hạt..., Nguyễn Trung Thành,
Báo Giáo dục và Thời đại số 100, ra ngày 26/4/2018, trang 50)
Câu 1. Xác định một phép liên kết được sử dụng trong hai câu in đậm ở trên và chỉ rõ từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết.
Câu 2. Trong văn bản trên, tác giả thể hiện tư tưởng tình cảm gì với gia đình?
Câu 3. Từ nội dung văn bản trên, hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của bản thân về tình yêu thương của cha mẹ đối với con c
ĐỀ THI THEO PHƯƠNG ÁN MỚINăm học: 2019 – 2020 Năm học: 2019 – 2020
ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN MÔN NGỮ VĂN
Câu Đáp án Điểm Phần I
Câu 1 1đ
- Tên tác phẩm: Viếng lăng Bác - Tác giả: Viễn Phương