Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.”

Một phần của tài liệu Đề thi vào 10 năm 2019 2020 theo phương án mới (Trang 79 - 84)

bán nước để nhục nhã thế này.”

Câu 1: Đoạn trích trên diễn tả tâm trạng gì của ông Hai? Vì sao ông Hai lại có tâm

trạng như vậy? (1 điểm)

Câu 2: Ghi lại những câu văn có sử dụng hình thức độc thoại nội tâm ở trong đoạn văn

trên. Chép chính xác 4 câu thơ khác trong một đoạn trích “Truyện Kiều” mà em đã đượchọc cũng sử dụng hình thức độc thoại nội tâm này. (1.5 điểm) học cũng sử dụng hình thức độc thoại nội tâm này. (1.5 điểm)

Câu 3: Em hãy viết đoạn văn tổng – phân – hợp (khoảng 12 câu) phân tích diễn biến

tâm trạng của ông Hai từ khi nghe tin làng Dầu theo giặc đến khi tâm sự với người conút. (Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và câu cảm thán, chú thích rõ) (3.5 điểm) út. (Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và câu cảm thán, chú thích rõ) (3.5 điểm)

Phần II (4 điểm): Mở đầu bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhauSúng bên súng đầu sát bên đầu, Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí!

Câu 1: Em hãy giải nghĩa từ “đồng chí”. Theo em, cách người lính gọi nhau là “đồng

chí” như trong đoạn thơ trên có ý nghĩa gì ? (1 điểm)

Câu 2: Từ những cảm nhận về đoạn thơ trên và bằng những hiểu biết xã hội, hãy viết

một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp.(3 điểm) (3 điểm)

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

---

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM

Phần I (6 điểm) Câu 1

(1đ)

- Đoạn trích trên diễn tả tâm trạng đau đớn, tủi hổ của ông Hai.

- Ông Hai có tâm trạng ấy vì ông nghe tin làng mình theo giặc từ miệng những người đàn bà đi tản cư.

0.5đ 0.5đ

Câu 2

(1.5đ)

- Ghi lại câu văn có sử dụng hình thức độc thoại nội tâm: Chúng nó cũng là trẻ con

làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…

- Chép đúng 4 câu thơ trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” có sử dụng hình thức độc thoại nội tâm (4 câu thơ miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho Kim Trọng hoặc 4 câu thơ miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho cha mẹ)…

0.5đ

Câu 3

(3.5đ)

- Hình thức: Đúng cấu trúc đoạn văn tổng – phân – hợp. - Nội dung: đảm bảo các ý sau:

+ Khi mới nghe tin: Tâm trạng sững sờ, xấu hổ, uất ức (0.25đ) + Về đến nhà: Tâm trạng lo lắng, đau đớn, tủi hổ (0.25đ)

+ Suốt mấy ngày hôm sau: từ sững sờ, day dứt tâm trạng ông Hai biến thành sự sợ sệt trong nỗi tủi hổ khiến ông không dám ló mặt ra ngoài. (0.25đ)

+ Khi mụ chủ nhà biết chuyện: ông rơi vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng. (0.25đ) + Ông tâm sự với người con út để giãi bày minh oan… (0.25đ)

Lưu ý: Khi phân tích, HS cần làm rõ được tình yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến

của ông Hai. (0.5đ) - Kiến thức tiếng Việt:

+ Câu bị động (có gạch chân và chú thích rõ) (0.5đ) + Câu cảm thán (có gạch chân và chú thích rõ) (0.5đ) 0.5đ 2đ 1đ Phần II (4 điểm)

Câu 1

(1đ)

- Đồng chí: người cùng chí hướng.

- Các xưng hô “đồng chí” trong đoạn thơ: thể hiện mối quan hệ thân mật, trân trọng, gắn bó của những người lính.

0.5đ 0.5đ

Câu 2

(3đ)

* Hình thức: đủ độ dài, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, đúng cấu trúc đoạn

văn.

* Nội dung: Đảm bảo các ý sau:

- Khẳng định tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp và trong sáng nhất đối với mỗi con người.

- Biểu hiện của một tình bạn đẹp: + Chân thành, tôn trọng lẫn nhau.

+ Sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia với nhau trong mọi hoàn cảnh… - Ý nghĩa của một tình bạn đẹp:

+ Bạn sẽ cùng ta sẻ chia những buồn vui trong cuộc sống. + Bạn giúp ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

+ Một người bạn tốt sẽ giúp ta hoàn thiện hơn về nhân cách, bởi ta học hỏi được ở bạn nhiều điều…

- Liên hệ:

+ Phê phán những người chưa biết quý trọng tình bạn (chơi với bạn không chân thành, còn vụ lợi…)

+ Liên hệ bản thân: đã và sẽ làm gì để xây dựng và giữ gìn một tình bạn đẹp?

0.5đ

0.25đ

0.75đ

0.75đ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HÀ NỘI --- ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT NGỮ VĂN 9 SỐ 25 NĂM HỌC 2019 - 2020

Phần I (4đ): Trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long có đoạn kể:

“Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa,

cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất(....) Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.”

(Trích Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục) 1. Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào?

2. Xét về mục đích nói “Không, không, đừng vẽ cháu!” thuộc kiểu câu nào? Câu văn đó giúp em hiểu gì về nhân vật?

3. Những người mà nhân vật”cháu” cho là đáng vẽ hơn là những ai? Đọc tác phẩm, em thấy nhân vật “cháu” và những người đó có vẻ đẹp chung nào? 4. Từ văn bản”Lặng lẽ Sa Pa” và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ(khoảng 2/3 trang giấy) về ý nghĩa của sự cống hiến thầm lặng trong cuộc sống.

Phần II (6đ): Cho những câu thơ sau:

...”Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.”

(Trích Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục) 1. Những câu thơ trên trích trong bài thơ nào, do ai sáng tác?

2. Từ “ta” trong khổ thơ thuộc từ loại nào? Vì sao tác giả không xưng là “tôi” mà lại xưng là “ta”?

3. Trong bài thơ em vừa nhắc tên, tác giả chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi khổ thơ và cả bài chỉ có một dấu chấm ở dòng thơ cuối. Theo em, cách viết như vậy có dụng ý gì?

4. Viết đoạn văn lập luận theo cách diễn dịch(khoảng 12 câu) làm rõ thái độ của vầng trăng và cảm xúc của con người ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng một câu phủ định và một câu ghép (Gạch chân và chú thích dưới câu phủ định và câu ghép).

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HÀ NỘI --- ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT NGỮ VĂN 9 SỐ 25 NĂM HỌC 2019 - 2020

Câu Yêu cầu Điểm

Phần I (4 điểm) Câu

1

(0.5đ )

- Lời nói của anh thanh niên với ông họa sĩ.

- Nói khi ông họa sĩ lên nhà anh chơi, anh kể cho ông nghe về cuộc sống và công việc của anh. 0.25 0.25 Câu 2 (0.5đ )

- Xét về mục đích nói, câu “Không, không, đừng vẽ cháu!” thuộc kiểu câu cầu khiến. - Câu văn đó giúp ta hiểu thêm về nhân vật: là người rất khiêm tốn.

0.25 0.25

Câu 3

(1đ)

- Họ là ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa, đồng chí nghiên cứu khoa học làm bản đồ sét. - Họ có điểm chung là: yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm với công việc; say mê, miệt mài làm việc; lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho đất nước…

Câu 1

(2đ)

1. Hình thức:

- Đảm bảo đúng độ dài theo yêu cầu.

- HS có thể trình bày thành đoạn văn hoặc bài văn ngắn. - Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu.

(Nếu viết quá ngắn hoặc quá dài so với yêu cầu, trừ 0.25 điểm)

2. Nội dung:

Có thể gồm những ý cơ bản sau:

- Giải thích khái niệm: Thế nào là sự cống hiến thầm lặng? - Biểu hiện của sự cống hiến thầm lặng:

+ Trong lịch sử, quá khứ: Những anh hùng liệt sĩ, thanh niên xung phong; lớp lớp những người lao động bình thường, thầm lặng; những vĩ nhân, danh nhân (được lịch sử

0.5

tôn vinh)…

+ Trong cuộc sống hiện tại: Từ những người nổi tiếng (bao giờ cũng chỉ được biết đến sau khi những nỗ lực miệt mài, thầm lặng không ngừng nghỉ của họ đã đạt được thành tựu nào đó…) đến những người lao động bình dị ở quanh ta hàng ngày, hàng giờ, trong mọi ngành nghề, lĩnh vực…

- Ý nghĩa của sự cống hiến thầm lặng:

+ Sự cống hiến thầm lặng của mỗi người hay mỗi tập thể, mỗi tổ chức, đơn vị góp phần quan trọng vào sự phát triển của xã hội, của đất nước cũng như chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình… Nếu không có những sự cống hiến thầm lặng trong lịch sử, trong hiện tại thì chúng ta không thể được sống trong một đất nước hòa bình, phát triển thịnh vượng như ngày hôm nay.

+ Sự cống hiến thầm lặng giúp cho bản thân mỗi người sống hạnh phúc, thanh thản, sống có giá trị. Dù bản thân những người cống hiến thầm lặng không đòi hỏi quyền lợi, danh vị nhưng luôn luôn nhận được sự tôn trọng, biết ơn của những người xung quanh và sự ghi nhận của xã hội.

+ Sự cống hiến thầm lặng làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn.

Một phần của tài liệu Đề thi vào 10 năm 2019 2020 theo phương án mới (Trang 79 - 84)