KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN 9 SỐ 21 NĂM HỌC 2019

Một phần của tài liệu Đề thi vào 10 năm 2019 2020 theo phương án mới (Trang 70 - 73)

2. Qua nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm cùng hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn

KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN 9 SỐ 21 NĂM HỌC 2019

Thời gian làm bài 90 phút ------------------------------- Phần I (6đ). Trong truyện “Những ngơi sao xa xơi”, nhà văn Lê Minh Kh có viết:

“Quen rồi. Một ngày chúng tơi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tơi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Cịn cái chính liệu: liệu mìn có nổ,

bom có nổ khơng? Khơng thì làm thế nào để châm mìn lần thứ hai. Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi

tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.

Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái đến váng óc. Ngực tơi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xé khơng khí, lao và rít vơ hình trên đầu.”

1. Từ “tơi” trong đoạn văn trên dùng để chỉ nhân vật nào? Nhân vật đó làm cơng việc gì? Tính chất cơng việc đó như thế nào? (1đ)

2. Những từ in đậm trong đoạn trích là lời độc thoại hay độc thoại nội tâm? Hãy phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng hình thức ngơn ngữ đó. (1đ)

3. Theo em, câu văn “Một ngày chúng tơi phá bom đến năm lần” có hàm ý gì? (0.5đ)

4. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận quy nạp, có sử dụng phép thế để làm rõ vẻ đẹp phẩm chất (được bộc lộ trong đoạn trích trên) của nhân vật “tơi”. Gạch chân những từ ngữ dùng làm phép thế. (3.5đ)

Phần II (4đ)

1. Ghi lại chính xác khổ thơ cuối bài “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương và cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ. (1đ)

2. Tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải có đoạn:

Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời”

Hãy chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt về nội dung tư tưởng của khổ thơ em vừa chép ở câu 1 với đoạn thơ trên. (1đ)

3. Từ tình cảm biết ơn của nhà thơ Viễn Phương dành cho Bác khi ông vào lăng viếng Người, em suy nghĩ gì về lịng biết ơn trong xã hội ta ngày nay? Hãy trình bày ý kiến bằng đoạn văn có độ dài 2/3 trang giấy thi.

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 21

Phần I (6đ)

Câu Nội dung Điểm

1 - Từ “tôi” là P.Đ

- Công việc của P.Đ: làm trinh sát mặt đường, hàng ngày chạy trên cao điểm đo khối lượng đất đá lấp hố bom, đếm số bom chưa nổ và phá bom.

- Tính chất cơng việc: Vơ cùng gian khổ, nguy hiểm

0.25 0.5

0.25 2 - Những từ ngữ in đâm trong đoạn trích là lời độc thoại nội tâm

- Qua hình thức độc thoại nội tâm, nhân vật tự bộc lộ tâm trạng băn khoăn, trăn trở của mình một cách chân thực, tự nhiên, khách quan, sinh động. Từ đó làm nổi bật tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh vững vàng của cô trong công việc đầy hiểm nguy

0.5 0.5

3 - Câu văn “Một ngày chúng tôi phá bom đến 5 lần” có hàm ý: + P.Đ và đồng đội phải phá bom rất nhiều lần trong ngày.

+ Công việc của họ đầy nguy hiểm, cuộc sống vô cùng khắc nghiệt

0.5đ

4 Đoạn văn:

- Hoàn cảnh sống hiểm nguy, khắc nghiệt của P.Đ - Vẻ đẹp của P.Đ

+ Tinh thần trách nhiệm trong cơng việc:

. Trong hồn cảnh khốc liệt bom rơi, đạn nổ, sự sống ngàn cân treo sợi tóc, PĐ nghĩ đến cái chết nhưng “một cái chết mờ nhạt ko cụ thể”. Điều cơ quan tâm là “liệu mìn có nổ, bom có nổ ko? Khơng thì làm thế nào để châm mìn lần thứ hai”.

. Qua dịng độc thoại nội tâm, các câu hỏi tu từ liên tiếp, tác giả cho thấy PĐ luôn đặt hiệu quả cơng việc phá bom lên trên tính mạng của bản thân mình. Với cơ, hoàn thành nhiệm vụ là quan trọng nhất.

+ Bản lĩnh vững vàng, dũng cảm, kiên cường

. PĐ kể “Quen rồi. Một ngày chúng tơi phá bom năm lần. Ngày ít: ba lần”. Hình thức câu rút gọn “Quen rồi”, “Ngày ít: ba lần” ko chỉ tơ đậm tính chất hiểm nguy trong cơng việc mà cịn làm nổi bật tâm thế ung dung, bình tĩnh trước gian lao của PĐ. Dù cái chết đe dọa thường xuyên cũng ko làm cô nao núng.

. Khi phá bom trong lúc chờ bom nổ, PĐ ko tránh khỏi hồi hộp, lo lắng “liệu mìn có nổ, bom có nổ không?” Nỗi lo khiến “mồ hôi cô vã ra thấm vào môi, mằn mặn”. Nhưng lo âu ko làm PĐ rối trí, cơ bình tĩnh tự nhắc bản thân cẩn trọng “đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh

tay thì khá phiền”.

🡪 Chỉ một đoạn văn ngắn nhưng bằng cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ chọn lọc, đan xen lời kể với độc thoại nội tâm, tác giả đã khắc họa thành cơng vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật PĐ. Đó cũng là vẻ đẹp tiêu biểu của tuổi trẻ VN thời chống Mĩ, cứu nước.

Phần II (4đ)

Câu Nội dung Điểm

1 - Chép đúng khổ thơ cuối bài

“Viếng lăng Bác” - Hoàn cảnh sáng tác

0.5 0.5

2 - Tương đồng:

Hai nhà thơ đều muốn hóa thân vào những sự việc nhỏ bé, gần gũi, quen thuộc nhưng hữu ích: con chim, cành hoa, đóa hoa, cây tre để bày tỏ một cách chân thành, tha thiết ước nguyện sống đẹp. Đó là lẽ sống đáng trân trọng.

- Khác biệt:

+ Bài MXNN viết về đề tài đất nước. Đoạn thơ là lời tâm nguyện sống cống hiến những gì tinh túy nhất của tác giả và mọi người cho mùa xuân đất nước, cho cuộc đời chung rộng lớn.

+ Bài VLB, viết về đề tài lãnh tụ. Khổ cuối là ước nguyện được ở gần bên Bác. Ước nguyện đó thể hiện tình cảm kính u Bác của Viễn Phương.

0.5

0.5

3 Đoạn văn:

- Giải thích: Biết ơn là ghi nhớ, trân trọng những gì ta nhận đc từ người khác.

- Biểu hiện: Lòng biết ơn trong XH ngày nay phong phú, đa dạng

+ Thế hệ đi sau luôn ghi nhớ công lao cống hiến, hi sinh trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước của thế hệ đi trước bằng các hoạt động đền ơn đáp nghĩa…

+ Học trị tri ân thầy cơ

- Vai trị: Giúp con người giữ gìn lối sống đẹp, ân nghĩa thủy chung, uống nước nhớ nguồn, xoa dịu nỗi đau chiến tranh, đem đến niềm vui nhân ái… Sống biết ơn đc mọi người yêu quý, tin tưởng.

- Phê phán hiện tượng sống vô ơn bạc nghĩa của một số người trong XH hiện nay.

- Bài học: Biết ơn là tình cảm cao đẹp của con người, cần ln được bồi đắp. Có ý thức giữ gìn, phát huy những thành quả mà cha anh đã dựng xây, bảo vệ…

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HÀ NỘI

-----------------------

ĐỀ KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN 9 SỐ 22 NĂM HỌC 2019 - 2020

Một phần của tài liệu Đề thi vào 10 năm 2019 2020 theo phương án mới (Trang 70 - 73)