KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN 9 SỐ 16 NĂM HỌC 2019

Một phần của tài liệu Đề thi vào 10 năm 2019 2020 theo phương án mới (Trang 54 - 58)

2. Qua nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm cùng hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn

KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN 9 SỐ 16 NĂM HỌC 2019

Thời gian làm bài 90 phút

Phần I (5.5đ). Từ lâu, hình tượng đất nước đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thi

nhân. Trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”, nhà thơ Thanh Hải cũng có những cảm xúc và suy nghĩ thật sâu sắc về đất nước mình:

“Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước”

(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

1. Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Hoàn cảnh ấy có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?

2. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch phân tích khổ thơ trên, trong đoạn có sử dụng một câu bị động và một khởi ngữ (gạch chân, ghi chú thích).

3. Từ “mùa xuân” trong nhan đề của tác phẩm trên được dùng với ý nghĩa ẩn dụ. Hãy kể tên một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có từ “mùa xuân” được sử dụng với biện pháp tu từ như vậy. Nêu tên tác giả và chép chính xác câu có từ “mùa xuân” được dùng với ý nghĩa ẩn dụ trong bài thơ ấy.

Phần II (4.5đ). Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê có đoạn:

“Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi (1). Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gửi đường dây, làm như ỏ cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hằng ngày (2). Tôi không săn sóc, vồn vã (3). Khi bọn con gái xúm nhau lại đối đáp với một anh bộ đội giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt (4). Nhưng chẳng qua tôi điệu thế thôi (5). Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ (6).

(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

1. Câu (1) và (2) trong đoạn trích trên được liên kết với nhau bởi phép liên kết nào? Chỉ rõ từ ngữ được sử dụng làm phương tiện liên kết.

2. Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên là ai? Việc chọn “tôi” là người kể chuyển đã góp phần tạo nên thành công như thế nào cho tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”?

3. Qua đoạn trích trên, ta thấy “thần tượng của nhân vật “tôi” chính là “những người mặc

“thần tượng” của mình? Hãy trình bày những suy nghĩ của em về vấn đề này bằng một đoạn văn nghị luận có độ dài khoảng ¾ trang giấy thi.

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 16

Câu Nội dung Biểu điểm

1 (1đ)

- Hoàn cảnh sáng tác

- Ý nghĩa: Giúp người đọc thêm hiểu và trân trọng niềm tin yêu thiết tha vào cuộc sống, đất nước và ước nguyện được cống hiến của tác giả. 0.5đ 0.5đ 2 (3.5) * Hình thức (1đ)

- Đúng đoạn văn diễn dịch, đủ số câu - Gạch chân, chú thích rõ câu bị động. * Nội dung (2.5đ)

- Điệp ngữ “Đất nước”: Nhấn mạnh vào đối tượng được ngợi ca: vẻ đẹp của đất nước, đặt hình tượng đất nước trong cái nhìn xuyên suốt từ QK đến HT và TL.

- Cụm từ “bốn ngàn năm”: Một cái nhìn sâu sắc và tự hào về chiều dài và bề dày lịch sử của đất nước.

- Nhân hóa “Vất vả và gian lao”: Tổ quốc như một bà mẹ tảo tần, vất vả trong suốt chiều dài lịch sử với biết bao khó khăn, thử thách.

- So sánh, nhân hóa, phó từ “cứ” ở 2 câu cuối:

+ Tạo nên hình ảnh một đất nước với vẻ đẹp khiêm nhường mà tráng lệ.

+ Sức sống mãnh liệt, sự trường tồn của đất nước. + Thể hiện ý chí, quyết tâm xây dựng đất nước.

+ Thể hiện niềm tự hào, tin tưởng mãnh liệt của tác giả vào khí thế đi lên để xây dựng đất nước với một tương lai sáng ngời của dân tộc.

3 (1đ)

- Tác phẩm “Viếng lăng Bác”- Viễn Phương

- Chép chính xác câu thơ “Kết tràng hoa dâng 79 mùa xuân”

0.5đ 0.5đ Phần II (4.5đ) 1 (0.5đ) - Phép liên kết: Phép lặp - Từ ngữ lặp: Hỏi thăm 0.25đ 0.25đ 2 (1.5đ) * Nhân vật “tôi” là: 0.5đ - Phương Định

- Nhân vật chính trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” (hoặc 0.5

một cô TNXP trong “tổ trinh sát mặt đường”) * Tác dụng (1đ):

- Vì PĐ là một cô gái rất nhạy cảm và mơ mộng nên chọn PĐ làm người kể chuyện sẽ:

+ PHù hợp với nội dung tác phẩm: Truyện viết về chiến tranh cố nhiên có những chi tiết, sự việc về bom đạn, chiến đấu, hi sinh, nhưng chủ yếu vẫn hướng về TG nội tâm, làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của con người trong chiến tranh.

+ Tạo điều kiện thuận lợi để tác giả tập trung miêu tả TG nội tâm của nhân vật.

- Vì PĐ là nhân vật chính, đồng thời là người trực tiếp tham gia và chứng kiến câu chuyện, tạo điểm nhìn trần thuật phù hợp để miêu tả hiện thực cuộc chiến đấu ở một trọng điểm trên tuyến đường TS một cách chân thực nhất.

- Vì PĐ là một cô gái trẻ người HN rất hồn nhiên và lạc hậu 🡪 tạo cho tác phẩm có giọng điệu và ngôn ngữ tjw nhiên, có chất nữ tính và chất thanh lịch của người HN.

3 (2.5đ)

* Hình thức: 0.5đ

* Nội dung: HS thể hiện ý kiến của mình theo các bước sau: - Giải thích khái niệm “thần tượng”, “lớp trẻ VN” , nêu được mối liên hệ giữa hai khái niệm

- YN, vai trò của “thần tượng” đối với cuộc sống con người, đặc biệt là lớp trẻ.

- Nêu được một số biểu hiện trong quan niệm của lớp trẻ VN hiện nay về “thần tượng” của mình.

- Bình luận:

+ Ca ngợi những bạn trẻ có quan niệm đúng đắn về “thần tượng” + Phê phán những bạn trẻ bạn trẻ có quan niệm lệch lạc về “thần tượng”.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TP HÀ NỘI --- ---

ĐỀ KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN 9 SỐ 17NĂM HỌC 2019 - 2020

Một phần của tài liệu Đề thi vào 10 năm 2019 2020 theo phương án mới (Trang 54 - 58)