KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN 9 SỐ 17 NĂM HỌC 2019

Một phần của tài liệu Đề thi vào 10 năm 2019 2020 theo phương án mới (Trang 58 - 61)

2. Qua nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm cùng hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn

KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN 9 SỐ 17 NĂM HỌC 2019

Thời gian làm bài 90 phút

Phần I (5.5đ). Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt đã gợi lại những kỉ niệm về tình bà cháu vừa

sâu sắc, thấm thía, vừa rất bình dị, quen thuộc với mỗi người chúng ta. Trong bài thơ có đoạn:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!”

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

1. Em hãy nêu mạch cảm xúc của bài thơ “Bếp lửa”? 2. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt có trong khổ thơ trên.

3. Hình ảnh người bà của tác giả luôn gắn với hình ảnh “bếp lửa”. Tại sao trong hai câu thơ “Một

ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn/ Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…” tác giả lại dùng từ “ngọn lửa”?

4. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận TPH phân tích khổ thơ trên, trong đoạn có sử dụng một câu ghép và phép nối để liên kết câu (gạch chân câu ghép và từ ngữ dùng để thực hiện phép nối).

Phần II (4.5đ). Cho đoạn trích sau:

“Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích…”

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào, của ai? Hãy nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản ấy.

2. “Việc đó” mà tác giả muốn nói đến ở đoạn văn trên là việc gì? Để góp phần “chống lại việc đó”, ngày 27/28-2 vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra một sự kiện chính trị rất quan trọng. Đó là sự kiện nào?

3. Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi) với chủ đề: Hãy đem tiếng nói của em “tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng.”

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 17 Phần I (5.5đ)

Câu 1(0.5đ).

- Mạch cảm xúc đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm Câu 2 (0.5đ)

- TPBL cảm thán: ôi Câu 3 (1đ)

- Giới thiệu lí do:

+ Tác giả nhận ra điều sâu xa: Bếp lửa đc bà nhen lên ko phải chỉ bằng nhiên liệu ở bên ngoài mà chính là đc nhen nhóm bằng ngọn lửa ở trong lòng bà- ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin.

- Bởi vậy từ “bếp lửa”, tác giả đã chuyển sang “ngọn lửa” với ý nghĩa trừu tượng và khái quát. + Hình ảnh bà ko chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa- ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ tiếp nối.

Câu 4 (3.5đ) * Nội dung (2.5đ)

- Đảo ngữ+ từ láy “lận đận” + hình ảnh ẩn dụ “nắng mưa” để chỉ cuộc đời bà là cuộc đời đầy vất vả và gian truân. Bà chính là hình ảnh của người PNVN giàu lòng yêu thương, giàu đức tính hi sinh.

- Sự tần tảo vất vả đã trở thành một thói quen, một nếp sinh hoạt khó thay đổi trong cuộc đời của bà “Mấy chục năm…dậy sớm”

- Từ “nhóm” đc dùng với cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển

+ Điệp từ “nhóm”: Nhấn mạnh ý nghĩa hành động nhóm lửa của bà.

🡪 Bếp lửa tay bà nhóm lên mỗi sớm mai không chỉ dùng để đun nấu mà còn nhóm lên niềm yêu thương, hi vọng, niềm vui san sẻ, nhóm dậy cả những tâm tình tuổi thơ và niềm tin yêu vào cuộc sống.

- “Ôi…bếp lửa” là câu cảm thán với cấu trúc đảo ngữ bộc lộ sự ngạc nhiên và xúc động của người cháu khi cảm nhận đc trong hình ảnh bếp lửa bình dị, thân thuộc sự kì diệu, thiêng liêng: + Bếp lửa ấy đã trở thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước người cháu trên suốt chặng đường dài.

+ Bếp lửa ấy hiện diện cùng bà với vẻ đẹp tần tảo, nhận nại và đầy yêu thương, gắn với những khó khăn gian khổ đời bà.

+ Người cháu yêu bà, nhớ hiểu bà mà thêm hiểu DT mình, nhân dân mình- một DT vất vả, gian lạo.

Phần II (4.5đ) Câu 1 (1đ)

- VB “Đấu tranh cho 1 TGHB”, tác giả Mác- két - Hoàn cảnh ra đời

Câu 2 (1đ)

- “Việc đó” là cuộc chạy đua vũ trang, nguy cơ chiến tranh hạt nhân (0.5đ) - Đó là sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều

Câu 3 (2.5đ) * Nội dung:

- XĐ đc chính xác vấn đề NL: Đấu tranh chống lại cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân trên phạm vi toàn cầu.

- Cần nhận thức đc thực trạng và hậu quả nghiêm trọng của việc phổ biến vũ khí hạt nhân, sự bức thiết của việc chung sức đt cho một TGHB

- Đưa ra những ý kiến tích cực, khả quan, thiết thực góp phần kêu gọi mọi người chung tay xây dựng nền HBTG.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HÀ NỘI

---

ĐỀ KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN 9 SỐ 18 NĂM HỌC 2019 - 2020

Một phần của tài liệu Đề thi vào 10 năm 2019 2020 theo phương án mới (Trang 58 - 61)