Phần I (5đ) Trong bài Sang thu, nhà thơ Hữu Thỉnh có viết:

Một phần của tài liệu Đề thi vào 10 năm 2019 2020 theo phương án mới (Trang 64 - 67)

2. Qua nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm cùng hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn

Phần I (5đ) Trong bài Sang thu, nhà thơ Hữu Thỉnh có viết:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”

1. Nêu xuất xứ và ý nghĩa nhan đề tác phẩm.

2. Các từ “vẫn”,”đã” “cũng” trong đoạn thơ trên thuộc từ loại gì? Việc sử dụng những từ này có tác dụng gì trong việc diễn đạt ý nghĩa của khổ thơ?

3. Viết đoạn văn theo cấu trúc quy nạp khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về những chuyển biến của đất trời và suy ngẫm của nhà thơ trước khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu, trong đó có một câu văn chứa thành phần phụ chú và một câu hỏi tu từ (gạch chân, chú thích rõ thành phần phụ chú và câu hỏi tu từ).

Phần II (5đ). Trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi,nhà văn Lê Minh Khuê có đoạn viết:

“Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó…Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện

cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của

bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu… Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa…Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi…”

(Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

1. Hãy chỉ rõ 02 phép liên kết trong đoạn trích.

2. Trong câu văn in đậm ở đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng phép tu từ gì? Phép tu từ ấy đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nào của Phương Định?

3. Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phương Định được thể hiện qua đoạn trích đã cho (Trình bày bằng một đoạn văn ngắn 5- 7 câu).

4. Những kỉ niệm về quê hương đã giúp nhân vật Phương Định vượt qua những gian khổ, khắc nghiệt của cuộc chiến. Bằng hiểu biết của mình, em hãy nêu suy nghĩ về ý nghĩa của kỉ niệm tuổi thơ trong cuộc sống của mỗi con người (trình bày bằng đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi).

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 19

PHẦ N

NỘI DUNG ĐIỂM

I (5đ) Câu 1

(1đ) - Xuất xứ: 1977, in trên báo Văn nghệ, đưa vào tập thơ “Từ chiến hàođến thành phố” (1991) - Ý nghĩa nhan đề: Sang thu gợi bước đi âm thầm của thời gian và những chuyển biến của không gian từ hạ sang thu. Tác giả nêu ra những cảm nhận tinh tế và suy ngẫm sâu sắc. Nhan đề thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm. 0.5 0.5 Câu 2 (1đ) - Các từ : vẫn, đã, cũng là phó từ

- Tác dụng: Diễn tả những tín hiệu của mùa hạ còn hiện hữu, từ đó gợi sự chuyển biến âm thầm của tạo vật trong khoảnh khắc giao mùa. Qua đó cho thấy cảm nhận tinh tế của nhà thơ.

0.5 0.5 Câu 3 (3đ) * Hình thức: * Nội dung:

- Cảm nhận biến chuyển của đất trời:

+ Nắng, mưa, sấm là đặc trưng của mùa hạ, trong khoảnh khắc giao mùa, nó vẫn còn nhưng mức độ giảm dần, bớt bất ngờ.

+ Phân tích được giá trị của phép đảo ngữ, nhân hóa, các phó từ, ĐT trong việc diễn tả nội dung.

- Suy ngẫm của nhà thơ:

+ Phân tích được giá trị của phép tu từ ẩn dụ qua hình ảnh “sấm” và “hàng cây đứng tuổi”, từ đó rút ra triết lí nhân sinh về cuộc sống (khi con người từng trải sẽ vững vàng hơn trước những tác động của ngoại cảnh, của cuộc đời. Có thể mở rộng ra niềm tin về đất nước sẽ vững vàng trước những khó khăn sau khi bước ra khỏi cuộc chiến tranh). - Sự cảm nhận tinh tế và những trải nghiệm sâu sắc của nhà thơ. Phần II (5đ) 1 (0.5đ) - Phép liên kết + Phép lặp: từ “tạnh”

+ Phép thế: những cái đó thế cho…mẹ tôi, cái cửa sổ 2 (1đ) - Phép tu từ: So sánh

- Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật P.Đ: nhạy cảm và mộng mơ.

3 (1đ) HS trình bày cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật P.Đ thể hiện trong đoạn trích bằng đoạn văn ngắn, biết khai thác các dấu hiệu NT để làm rõ ND.

4

(2.5đ) * Về ND: HS nêu được các ý cơ bản sau:

- Kỉ niệm là gì? Nêu vài biểu hiện của kỉ niệm tuổi thơ

- YN của kỉ niệm tuổi thơ trong cuộc sống của mỗi con người: + Là điểm tựa tinh thần nâng đỡ tâm hồn mỗi con người. + Giúp mỗi con người gắn bó và thêm yêu gia đình, quê hương ….

- Liên hệ: Cần có thái độ trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ và có thái độ sống tích cực để tạo ra những kỉ niệm đẹp, có ý nghĩa.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HÀ NỘI

---

ĐỀ KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN 9 SỐ 20 NĂM HỌC 2019 - 2020

Một phần của tài liệu Đề thi vào 10 năm 2019 2020 theo phương án mới (Trang 64 - 67)