Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ 05 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 (Trang 29 - 31)

a. Tài nguyên rừng

Rừng ở tỉnh Cà Mau bao gồm rừng ngập mặn ven biển (tập trung ở các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi, Phú Tân) và rừng tràm ngập úng phèn (tập trung ở huyện U Minh, Trần Văn Thời). Đây là 2 hệ sinh thái rừng đặc thù ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, có tính đa dạng sinh học cao, có vai trò bảo tồn nguồn gen các loài

19

động thực vật quý hiếm, phục vụ tham quan, nghiên cứu khoa học, cân bằng sinh thái vùng ven biển, điều hoà khí hậu và phòng hộ ven biển.

Theo Niên giám thống kê năm 2015 (trang 201) của tỉnh Cà Mau thì tổng diện tích rừng của tỉnh Cà Mau tính đến năm 2015 là 92.284 ha, độ che phủ của rừng đạt 17,43%, trong đó: rừng sản xuất là 50.8930 ha, rừng phòng hộ là 23.248 ha, rừng đặc dụng là 18.143 ha. Theo Cục Thống kê Cà Mau, đến ngày 31/12/2015 tổng diện tích có rừng ở 5 huyện ven biển thuộc vùng nghiên cứu (huyện Trần Văn Thời, Phú Tân, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển) là 62.035 ha, trong đó: rừng sản xuất là 25.640 ha, rừng phòng hộ là 22.447 ha, rừng đặc dụng là 13.948 ha.

b. Đa dạng sinh học

Do địa hình thấp trũng, Cà Mau có diện tích đất ngập nước chiếm 98% diện tích tự nhiên, với sự có mặt của cả hệ sinh thái ngọt và mặn nên nguồn tài nguyên sinh vật trong tỉnh rất đa dạng và phong phú, vào loại hàng đầu cả nước. Hệ sinh thái rừng ngập nước có diện tích 92.284 ha được chia thành 2 vùng: rừng ngập úng phèn với đặc trưng cây tràm là chủ yếu, phân bố vào sâu trong đất liền ở vùng U Minh Hạ; rừng ngập mặn với đặc trưng cây đước, mắm là chủ yếu, nằm ở vùng Mũi Cà Mau và ven biển. Trong rừng phong phú loài động, thực vật với trữ lượng lớn, có nhiều loài quý hiếm. Vùng đất ngập nước Mũi Cà Mau đã được đưa vào danh mục đề xuất của các khu bảo tồn thủy sản nội địa do Bộ Thuỷ sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đề nghị vào năm 2005 và nằm trong danh mục đề xuất các khu bảo tồn chim di cư vùng ven biển (Ramsar) năm 2006 và đến năm 2009 Mũi Cà Mau được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Trong các vùng đất ngập nước có thể xác định được các hệ sinh thái tự nhiên là hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng ngập úng và đầm lầy. Mỗi hệ sinh thái đều có giá trị và chức năng riêng nhưng chúng đều rất nhạy cảm nên có nguy cơ cao bị phá vỡ tính bền vững khi có sự thay đổi về môi trường. Trong các vùng đất ngập nước này có các hệ động, thực vật sau:

* Hệ động vật:

Hệ động vật ở Cà Mau rất phong phú, nhất là các loài thuỷ sinh vật, bao gồm cá, giáp xác, các loài nhuyễn thể, các loài lưỡng cư, bò sát và sự đa dạng của các loài chim, đặc biệt là chim nước.

Tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, theo “Báo cáo tổng kết nghiên cứu ban đầu về Đa dạng sinh học vườn quốc gia Mũi Cà Mau năm 2007” của Tổ chức Bảo tồn động

thực vật Hoang dã Quốc tế(WWF) đã ghi nhận được 26 loài thú, 93 loài chim, 43 loài bò sát và 9 loài lưỡng cư. Đặc biệt có các loài cần được bảo tồn như:

– Các loài thú: Rái cá vuốt bé, Rái cá lông mũi/lông mượt, Mèo cá. – Các loài chim: Bồ nông chân xám, Giang sen, Cò trắng Trung Quốc.

20

* Hệ thực vật:

Theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng rừng ngập Minh Hải năm 2005, tổng số loài thực vật trong các hệ sinh thái tỉnh Cà Mau là 239 loài thuộc 76 họ, trong đó:

– Quyết thực vật: 19 loài thuộc 09 họ. – Hai lá mầm: 139 loài thuộc 51 họ. – Một lá mầm: 81 loài thuộc 16 họ.

Các loài thực vật phân bố chủ yếu trên 2 hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng tràm.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ 05 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)