Mục tiêu quy hoạch

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ 05 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 (Trang 80)

4.1.2.1. Mục tiêu chung

Tài nguyên và không gian vùng biển ven bờ của 5 huyện ven biển tỉnh Cà Mau được khai thác, sử dụng bền vững, hợp lý cho sự phát triển bền vững của các ngành kinh tế biển; quá trình khai thác và sử dụng cân bằng được giữa mục tiêu phát triển và bảo vệ môi trường, hệ sinh thái biển; khắc phục tình trạng chồng chéo trong quy hoạch và giảm thiểu mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng biển; bảo đảm nguồn sinh kế và an sinh xã hội cho các cộng đồng dân cư địa phương.

4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

a) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

i) Đến năm 2020, không gian và diện tíchđược bảo tồn trong không gian ven bờ của 5 huyện phấn đấu đạt 258,72km,2 chiếm tỷ lệ 11,40 % diện tích của vùng bờ quy hoạch;

70

ii) Sử dụng hài hoà không gian vùng bờ cho mục đích phát triển, đạt mục tiêu không gian vùng bờ được khai thác và đưa vào sử dụng hợp lý cho sự phát triển của các ngành kinh tế biển là 1.823,82 km2, chiếm 80,34 % diện tích vùng bờ, trong đó diện tích khoanh vùng không gian cho từng ngành là: khai thác thủy sản là 1.622,27km2chiếm 71,47%; cho hành lang bảo vệ công trình khí 109 km2, chiếm 4,80%, phát triển du lịch 1,337 km2, chiếm 0,06%, không gian cho điện gió 91,22 km2, chiếm 4,02%;

iii) Bố trí hợp lý không gian cho vùng chuyển tiếp, là những vùng được khai thác có điều kiện hoặc hạn chế khai thác, hoặc khai thác có kèm theo bảo tồn theo mùa vụ, và các thời điểm khác nhau trong năm; đến năm 2020 sẽ dành 21,42km2 cho vùng không gian chuyển tiếp tại vùng biển ven bờ 5 huyện, chiếm 0,94% diện tích của vùng quy hoạch.

iv) Bố trí vùng không gian dự trữ hợp lý trong vùng biển ven bờ cho các mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai; đến năm 2020, không gian khu vực dự trữ trong vùng bờ 5 huyện ven biển quy hoạch sẽ đạt 201,918 km2, chiếm 8,89% diện tích vùng quy hoạch. Trong đó: vùng dự trữ cho quy hoạch phát triển điện gió đến năm 2030 là 195,83km2, chiếm 8,62%; vùng dự trữ cho phát triển cảng biển như cảng Hòn Khoai là 2,318km2, chiếm 0,10%, vùng dự trữ cho phát triển du lịch là 3,770 km2 chiếm 0,17 % diện tích vùng quy hoạch.

Lưu ý: việc phân vùng theo các tiểu vùng như trên có sự giao thoa, chồng lớp lẫn

nhau theo từng thời điểm quy hoạch, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc chung là duy trì tỷ lệ diện tích tối thiểu theo mục tiêu ở trên cho từng giai đoạn quy hoạch, để đảm bảo mục tiêu phát triển hài hòa và bền vững trong vùng bờ.

b) Tầm nhìn đến năm 2030:

Đến năm 2030, vùng không gian dự trữ trong vùng biển ven bờ quy hoạch sẽ được đưa vào khai thác sử dụng hợp lý cho mục tiêu phát triển như điện gió, cảng biển và du lịch biển sinh thái. Đồng thời tiếp tục duy trì tỷ lệ không gian vùng biển ven bờ được bảo tồn như trong giai đoạn đến năm 2020.

Tầm nhìn phân vùng sử dụng không gian vùng biển ven bờ đến năm 2030 như sau:

i) Đến năm 2030, không gian và diện tích được bảo tồn trong không gian ven bờ của 5 huyện tiếp tục duy trì mức 258,72km2, chiếm tỷ lệ 11,40 % diện tích của vùng bờ quy hoạch;

ii) Tăng diện tích sử dụng không gian cho vùng phát triển theo hướng sử dụng hợp lý cho sự phát triển của các ngành kinh tế biển từ 1.823,82km2 lên 2.021,98km2, chiếm 89,07% vùng bờ quy hoạch (tăng 8,73%), trong đó diện tích khoanh vùng không gian cho từng ngành là: khai thác thủy sản là 1.618,5km2; chiếm 71,30%; cho hành lang bảo vệ công trình khí 109 km2, chiếm 4,8%; phát triển du lịch tăng từ 1,34 km2 lên 5,11 km2, chiếm 0,23%; không gian cho điện gió tăng từ 91,22km2 lên

71

287,05km2, chiếm 12,64%; và không gian phát triển cảng biển là 2,318km2, chiếm 0,10%.

iii) Tiếp tục duy trì không gian cho vùng chuyển tiếp trong vùng bờ, là những vùng được khai thác có điều kiện hoặc hạn chế khai thác, hoặc khai thác có kèm theo bảo tồn theo mùa vụ, và các thời điểm khác nhau trong năm; đến năm 2030 tiếp tục duy trì 21,42km2 cho vùng không gian chuyển tiếp tại vùng biển ven bờ 5 huyện, chiếm 0,94% diện tích của vùng quy hoạch.

4.2.Phân tích vai trò của các bên liên quan trong quy hoạch ISP

4.2.1. Xác định các bên liên quan

Do tính sở hữu công và đa dụng (multi-use) của môi trường biển, có nhiều bên liên quan (stakeholder) tiềm tàng có lợi ích hoặc mối quan tâm đối với kết quả của quy hoạch không gian. Các bên liên quan này có thể bao gồm các cá nhân/cộng đồng hay tổ chức đánh bắt thủy sản, nuôi trồng thủy sản, vận tải biển, quân sự, du lịch, các khu vực bảo tồn biển, sản xuất năng lượng (khai thác dầu, khí đốt và điện gió) và các bên liên quan khác (Pomeroy và Douvere 2008). Do vậy, trong quá trình xây dựng quy hoạch không gian, các bên liên quan đóng vai trò quan trọng và tham gia ở tất cả các bước. Các bên liên quan được xác định trên cơ sở các tiêu chí sau:

(1) Quyền hiện tại đối với việc khai thác và sử dụng nguồn lợi ven bờ;

(2) Các mối quan hệ mang tính lịch sử và văn hóa, và tính liên tục đối với các loại nguồn lợi (ví dụ ngư dân địa phương đối lập với ngư dân di cư từ nơi khác đến);

(3) Mức độ phụ thuộc về kinh tế và xã hội vào các nguồn lợi;

(4) Tính bình đẳng trong tiếp cận nguồn lợi và phân bổ lợiích từ việc khai thác sử dụng nguồn lợi;

(5) Tính tương thích về lợiích và các hoạt động của các bên liên quan; (6) Tác động hiện tại hoặc tiềm năng của các bên liên quan;

(7) Sự biến mất hoặc tàn phá xảy ra trong quá trình quản lý; (8) Mức độ quan tâm và nỗ lực trong quản lý nguồn lợi.

Trên cơ sở các tiêu chí và kết quả xem xét, các bên liên quan trong quy hoạch

không gian ven bờ có thể được chia thành các nhóm khác nhau. Nhóm bên liên quan sơ cấp hay nhóm trực tiếp là những cá nhân/cộngđồng phụ thuộc vào nguồn lợi và tham gia tích cực trong việc quản lý nguồn lợi. Nhóm bên liên quan quyền lực là

nhóm có tiếng nói hay quyền lực bao gồmcác cơ quản lý/chính quyềnđịa phương và các cánhân/tổ chức sống gần các nguồn tài nguyên nhưng hầu như không phụ thuộc

các nguồn tài nguyên này. Nhóm bên liên quan gián tiếp gồm các cơ quản lý cấp quốc

gia và các tổ chức bảo tồn quốc tế.

72

Hình 101: Sơ đồ Venn phân tích các bên liên quan trong quy hoạch

Cấu trúc thành phần, vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan trong vùng ISP ven bờ Cà Mau được giới thiệu tóm tắt trong bảng 7.

Bảng 7: Danh sách các bên liên quan trong quy hoạch ISP Cà Mau

Nhóm các bên liên quan Thành phần Vai trò /trách nhiệm

Nhóm liên quan trực tiếp:

Là cá nhân/cộng đồng hay tổ chức có sinh kế phụ thuộc vào nguồn lợi trong khu vực thực hiện ISP; có các hoạt động tác động đến các khu vực hoặc nguồn lợi trong khu vực quản lý;có lợi ích đặc biệt theo mùa vụ hoặc theo vùng địa lý trong khu vực quản lý

- Các hộ/doanh nghiệp NTTS, KTTS, các doanh nghiệp/ hộ gia đình làm thương mại, dịch vụ liên quan đến thủy sản (đóng sửa tàu thuyền, doanh nghiệp hoạt động du lịch, thương mại, hậu cần dịch vụ nghề cá);

- Các hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủ công nghiệp

- Cá nhân/tổ chức hoạt động vận tải biển;

- Cá nhân/tổ chức khai thác dầu khí;

- Cá nhân/tổ chức khai thác năng lượng gió (điện gió)

Là những đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp. Họ có vai trò quan trọng để tiến hành quy hoạch một cách dễ dàng và hiệu quả: Cung cấp thông tin về mâu thuẫn, đề xuất giải pháp giải quyết

Nhóm liên quan gián tiếp:

là những người có quan tâm đặc biệt đến khu vực quản lý (như các tổ chức Phi chính phủ về môi trường và các nhóm bảo tồn văn hóa, các tổ chức xã

-Tổ đồng quản lý - Mặt trận tổ quốc

- Hội liên hiệp phụ nữ huyện - Hội nông dân huyện

- Các tổ chức phi chính phủ quan tâm đến khu vực nghiên cứu, đã thực

Phát biểu, bày tỏ quan điểm với tư cách là những người vừa hỗ trợ công tác quản lý vừa là người dân/ theo sát nắm rõ tình hình trong dân chúng (như Hội

QH KGVB

73

hội). hiện, đang thực hiện và dự định thực

hiện các dự án/đề tài nghiên cứu tại khu vực quy hoạch.

liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân,…);

Cung cấp cơ sở dữ liệu, kết quả nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến sinh kế, bảo tồn đa dạng sinh

học,…của vùng nghiên

cứu;

Nhóm quản lý: là những

người có hoặc có đòi quyền lợi hợp pháp, hoặc có nghĩa vụ đối với các khu vực hoặc nguồn lợi trong khu vực quản lý.

Các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau;

- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau;

- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau;

- Sở Xây dựng tỉnh Cà Mau;

- Sở Văn hoá, thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau;

- Sở Giao thông Vận tải tỉnh Cà Mau;

- Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau;

- Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Cà Mau;

Các Ban quản lý Rừng phòng hộ, Ban quản lý khu bảo tồn biển, khu dự trữ sinh quyển, Vườn quốc gia,...

Các cơ quan quản lý nhà nước liên quan của các huyện:

- Ủy ban nhân dân các huyện Trần Văn Thời, Đầm Dơi, Phú Tân, Ngọc Hiển, Năm Căn;

- Các Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện;

- Các Phòng tài nguyên và môi trường;

- Các Phòng kinh tế hạ tầng; - UBND 21 xã ven biển - Các Hạt kiểm lâm

Sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan cấp tỉnh tạo điều kiện cho việc quy hoạch tiến hành dễ dàng và tuần tự, việc triển khai quy hoạch có sự thống nhất từ trên xuống;

Cơ quan cấp huyện, tham gia quản lý và giám sát việc thực hiện đầy đủ và chính xác quy hoạch.

74

4.2.2. Xác định lợi ích của các bên liên quan:

Quy hoạch không gian tổng hợp ven bờ đem lại nhiều lợi ích cho các bên liên quan tham gia vào quá trình quy hoạch, cũng như cung cấp một đầu ra hiệu quả cho địa phương.

Đối với nhóm quản lý (các cơ quan quản lý cấp tỉnh và cấp huyện):

+ Định hướng không gian cho các quy hoạch ngành (như giao thông, thủy sản, điện lực, các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề,...);

+ Cung cấp các thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ cho xây dựng quy hoạch ngành; + Cung cấp tổng quan về hiện trạng cũng như các quy hoạch hiện có, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của các quy hoạch ngành khác;

+ Tạo ra sự nhất quán cho các quy hoạch, hạn chế các quy hoạch treo, giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn khi đầu tư vào khu vực này;

+ Nghiên cứu các chồng chéo, mâu thuẫn trong việc sử dụng tài nguyên của các nhóm ngành nghề, xây dựng căn cứ để giải quyết những mâu thuẫn đó cũng như tìm ra các giải pháp để tiến hành quy hoạch;

+ Góp phần quản lý cũng như bảo vệ nguồn lợi tự nhiên và môi trường.

Đối với nhóm trực tiếp (cư dân địa phương và các doanh nghiệp hoạt động

trên địa bàn):

+ Các hộ dân và doanh nghiệp hoạt động tại vùng nghiên cứu là những người có sinh kế và hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào nguồn lợi trong khu vực, do đó họ sẽ hưởng lợi trực tiếp bởi các quyết định về ISP;

+ ISP tìm hiểu giải quyết các mâu thuẫn xảy ra trong quá trính sử dụng nguồn lợi giữa các ngành nghề hay trong nội bộ ngành, đưa ra các phương thức khai thác tài nguyên hợp lý và hiệu quả, cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi;

+ ISP tạo ra sự nhất quán giữa các quy hoạch, tránh tình trạng quy hoạch chồng chéo, góp phần tạo ra sự yên tâm cho người dân và doanh nghiệp khi quyết định đầu tư.

Đối với nhóm gián tiếp (các Tổ chức Phi chính phủ về môi trường, các nhóm bảo tồn văn hóa, các tổ chức xã hội):

+ ISP đề xuất các ngành nghề phát triển có lợi cho địa phương, tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của các nhóm xã hội, tổ chức phi chính phủ, tạo ra những thành tựu về kinh tế, xã hội và môi trường;

+ ISP giúp hợp lý hoá việc sử dụng không gian ven biển và vùng đất liền ven biển.

75

4.2.3. Xác định nhu cầu/ mối quan tâm và tầm quan trọng của các bên liên quan liên quan

Bảng 8: Nhu cầu/ mối quan tâm và tầm quan trọng của các bên liên quan

Các nhóm bên liên quan

Mô tả mối quan tâm của họ trong khu

vực

Mức độ tham gia/ tầm quan trọng trong quá

trình lập quy hoạch

Mức độ tham gia/ tầm quan trọng trong quá trình xây

dựng quy hoạch

Nhóm trực tiếp - Mâu thuẫn giữa các nghề đánh bắt khu vực ven biển

- Mâu thuẫn giữa một số hoạt động sinh kế - Ô nhiễm môi trường tại một số khu vực

Người dân tham gia vào việc cung cấp thông tin về các chồng chéo /mâu thuẫn hiện có - Đưa ý kiến về các ngành nghề ưu tiên hoạt động - Đưa ý kiến về các phương pháp giải quyết mâu thuẫn

Nhóm gián tiếp - Hiện trạng; mâu

thuẫn phát sinh trong hoạt động sinh kế tại khu vực

- Các tổ chức phi chính phủ quan tâm đến: tình trạng ô nhiễm; bảo tồn đa dạng sinh học,...

Cung cấp thông tin; cơ sở dữ liệu hiện có

Phân tích và đưa ra ý kiến để giải quyết mâu thuẫn/ đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên

Nhóm quản lý (Các cơ quan quản lý nhà nước liên quan của cấp tỉnh; cấp huyện)

- Quy hoạch của các ngành

- Việc triển khai quy hoạch và các khu vực xảy ra chồng chéo

- Cung cấp thông tin về quy hoạch ngành - Đưa ý kiến về các

vùng chống chéo,

những mâu thuẫn xảy ra trong quá trình quản lý

- Đưa ý kiến, đề xuất giải pháp

- Tham gia và đóng góp trong việc lựa chọn các phương án quy hoạch

- Cung cấp các tài liệu cụ thể về vùng quy hoạch

- Tham gia đóng góp ý kiến, cung cấp thông tin về vùng chồng chéo, các hoạt động sinh kế xảy ra mâu thuẫn

- Đưa ý kiến về ngành nghề ưu tiên - Tham gia và đóng góp trong việc lựa chọn các phương án quy hoạch

76

4.3.Xác định và phân tích các điều kiện tương lai

4.3.1. Bối cảnh quốc tế

Nhu cầu phát triển kinh tế trong bối cảnh cạnh tranh và xung đột không gian khai thác sử dụng biển và vùng biển ven bờ ngày càng gia tăng. Vì vậy, quy hoạch không gian biển và ven biển chính là công cụ quản lý hiệu quả theo không gian và được thế giới áp dụng khoảng 15 năm gần đây. Quy hoạch không gian biển đưa ra cách tiếp cận phân vùng biển dựa vào hệ sinh thái và tổng hợp. Mục tiêu và khác biệt của quy hoạch không gian biển so với quy hoạch các ngành khác là chú trọng đến phương thức giải quyết xung đột trong việc sử dụng không gian (ba chiều) của các ngành, trên một vùng biển cụ thể, đồng thời tăng tính tương thích trong các hoạt động sử dụng tài nguyên môi trường biển.

Để quản lý biển theo không gian và liên ngành, đa số các quốc gia đã đổi mới phương pháp lập quy hoạch theo hướng quy hoạch tích hợp đa ngành như trên. Sự tích hợp đa ngành này nhằm giải quyết xung đột ngày càng lớn về sử dụng không gian

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ 05 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)