Giám sát đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ 05 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 (Trang 118)

Để triển khai kế hoạch có hiệu quả, cần phải hoàn thiện cơ chế tổ chức cho các hoạt động điều phối của tỉnh (Trực tiếp là Sở TN&MT). Chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan liên quan cần được củng cố. Sở TN&MT có trách nhiệm tư vấn cho Tỉnh về các hoạt động liên quan đến vùng bờ. Cụ thể:

- Thành lập Ban Điều phối liên ngành, trực thuộc Sở TN&MT có trách nhiệm hỗ trợ và tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các hoạt động sử dụng hiệu quả không gian vùng ven bờ.

108

- Thành lập Tổ Tư vấn kỹ thuật đa ngành của tỉnh, gồm đại diện từ các ngành và các bên liên quan chính. Tổ này có trách nhiệm tư vấn các vấn đề về kỹ thuật, khoa học, các công cụ phục vụ cho quản lý và trực thuộc sự điều phối của Ban Điều phối.

- Thường xuyên củng cố Tổ Tư vấn kỹ thuật đa ngành (sàng lọc, bổ sung và chính thức hoá danh sách, mở rộng lĩnh vực tư vấn).

- Thường xuyên nâng cao năng lực các Tổ Tư vấn/chuyên gia kỹ thuật bằng việc sàng lọc, đào tạo, tập huấn cho các thành viên, trao thêm các chức năng, nhiệm vụ, chính thức phê chuẩn danh sách các thành viên chịu trách nhiệm đối với tất cả các hoạt động trong tương lai.

- Củng cố Ban Điều phối, trao thêm quyền hạn và nghĩa vụ trong việc điều phối chỉ đạo các hoạt động phát triển vùng bờ của tỉnh.

Bên cạnh đó, để triển khai các giải pháp và thực hiện quản lý các phân khu chức năng cần đa dạng hóa nguồn tài chính thực hiện. Ngân sách để triển khai thực hiện có thể được huy động từ nhiều nguồn khác nhau: ngân sách của tỉnh, trung ương, nguồn tài trợ, vốn vay của các tổ chức quốc tế, vốn của các doanh nghiệp, quỹ môi trường và đóng góp của nhân dân (như đã được đề cập trong giải pháp 5.4).

Ngân sách của tỉnh trước hết cần ưu tiên tập trung đầu tư cho các công việc cấp bách như tuyên truyền giáo dục cộng đồng, điều tra, đánh giá hiện trạng tài nguyên, môi trường làm cơ sở cho việc lập các dự án. Nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế và vốn vay ưu đãi cần tập trung chủ yếu cho việc giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng, đào tạo nguồn nhân lực, cũng như cho các công trình phúc lợi cộng đồng, cải thiện đời sống, đảm bảo an toàn và xóa đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng... Nguồn vốn từ các doanh nghiệp, quỹ môi trường ưu tiên cho các chương trình bảo vệ môi trường, xử lý chất thải,...

109 PHẦN VII

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7.1. Kết luận

i) Vùng biển ven bờ của 5 huyện ven biển Cà Mau (trong phạm vi 0-6 hải lý) là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, bao gồm nguồn lợi thủy sản với nhiều loài đặc hữu và các hệ sinh thái đa dạng, đặc trưng cho một vùng đất bãi bồi châu thổ ở điểm cuối của đất nước. Đây là vùng biển ven bờ có tiềm năng phát triển kinh tế biển với bờ biển trải dài trên địa bàn 21 xã ven biển và hiện có 11 lĩnh vực kinh tế biển đang khai thác, sử dụng không gian và tài nguyên vùng biển ven bờ (bao gồm cả lĩnh vực quốc phòng-an ninh ven biển).

ii) Tuy nhiên,bên cạnh các lợi ích đem lại, phát triển các ngành, nghề kinh tế biển của địa phương đã làm nảy sinh không ít mâu thuẫn về không gian khai thác, sử dụng; còn chồng chéo giữa các quy hoạch phát triển đến năm 2020 và trong tương lai (như điện gió, cảng biển trung chuyển quốc tế, đường ống dẫn khí, du lịch sinh thái biển,...). Quy hoạch tổng hợp không gian (ISP) vùng ven bờ với công cụ cốt lõi - phân vùng chức năng trong khai thác, sử dụng biển - đã giúp tháo gỡ các chồng chéo quy hoạch và giảm thiểu mâu thuẫn trong sử dụng không gian giữa các ngành, giữa khai thác với bảo tồn môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái quan trọng, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững ở vùng biển ven bờ của tỉnh.

iii) Kết quả quy hoạch tổng hợp không gian vùng ven bờ 5 huyện ven biển Cà Mau, đã xác định được và phân tích rõ 7 loại mâu thuẫn và chồng chéo trong phạm vi vùng biển ven bờ quy hoạch. Trong số đó có 6 loại mâu thuẫn liên quan đến khai thác và sử dụng không gian, như: mâu thuẫn giữa bảo tồn nguồn lợi thủy sản và khai thác nguồn lợi (xã Lâm Hải của huyện Năm Căn, xã Tân Tiến của huyện Đầm Dơi); mâu thuẫn nội bộ lĩnh vực khai thác thủy sản; mâu thuẫn giữa các nghề khai thác với nhau diễn ra tại các ngư trường khai thác truyền thống của vùng biển ven bờ; mâu thuẫn giữa KTTS (nghề đăng, đáy, lú) với giao thông thủy tại các ngư trường truyền thống (huyện Năm Căn, Ngọc Hiển); mâu thuẫn giữa khai thác dầu khí với KTTS, dịch vụ hậu cần nghề cá và giao thông thủy (đường ống dẫn khí từ mỏ PM3vào đất liền, thuộc vùng biển huyện Trần Văn Thời); mâu thuẫn giữa khai thác và bảo tồn, bảo vệ bãi cát phục vụ phát triển du lịch,...và 1 mâu thuẫn trong chính sách quản lý và sử dụng bãi nghêu (xã Khai Long, huyện Ngọc Hiển). Các khu vực nảy sinh mâu thuẫn đều là nơi có tính đa dạng sinh học cao và tiềm năng lớn đôi với phát triển kinh tế biển.

iv) Kế hoạch phân vùng khai thác và sử dụng không gian vùng biển ven bờ đến

năm 2020 của 5 huyện đã được xây dựng với 4 nhóm vùng chính: a) vùng bảo tồn, chiếm 11,40% không gian vùng bờ được quy hoạch; b) vùng phát triển, phân bổ cho

12 lĩnh vực kinh tế biển để khai thác và sử dụng hợp lý, chiếm 80,34% không gian

110

có tiềm năng phát triển nhưng ít gây tác động đến môi trường (du lịch biển sinh thái, điện gió, lâm nghiệp và các cồn cát mới hình thành, chưa ổn định), chiếm 8,89% không gian vùng ven bờ quy hoạch.

v) Để hỗ trợ thực hiện kế hoạch phân vùng không gian của vùng ven bờ, 4 nhóm giải pháp chính cần được thực hiện sau khi kế hoạch phân vùng được phê duyệt: a) Xây dựng và củng cố cơ chế điều phối đa ngành; b) Thiết lập và triển khai thể chế giám sát liên ngành; c) Thực hiện xử phạt, khiếu nại, tố cáo phục vụ triển khai phân vùng; d) Xây dựng cơ chế tạo nguồn tài chính bền vững.

7.2. Kiến nghị

i) Để thực hiện kế hoạch sử dụng không gian vùng ven bờ sau khi được phê duyệt, UBND tỉnh Cà Mau cần chỉ đạo các Sở, ban, ngành trực thuộc xây dựng và triển khai cơ chế phối hợp liên ngành để tập trung giảm thiểu các mâu thuẫn hiện tại và tương lai trong sử dụng không gian ven bờ, nhằm tăn cường khai thác và sử dụng hợp lý để tối ưu hóa hiệu quả kinh tế, trong khi vẫn bảo vệ được môi trường và bảo tồn các hệ sinh thái biển - ven biển.

ii) Kế hoạch phân vùng không gian vùng ven bờ Cà Mau mang tính linh hoạt và có sự giao thoa, chồng lớp lẫn nhau theo từng thời điểm quy hoạch, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc chung là duy trì tỷ lệ diện tích không gian bảo tồn cần thiết cho từng giai đoạn quy hoạch. UBND tỉnh Cà Mau cần phân công, chỉ đạo các Sở, ban, ngành xây dựng kế hoạch giám sát, đánh giá để điều chỉnh kế hoạch phân vùng không gian khi cần thiết nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển hài hòa và bền vững vùng ven bờ trong suốt thời kỳ thực hiện quy hoạch.

111

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013). Quy hoạch không gian biển và vùng bờ biển. NXB Nông nghiệp.

2.Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013).Tài liệu tập huấn Quy hoạch không gian biển và vùng bờ biển. NXB Nông nghiệp.

3.Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016). Hướng dẫn xây dựng và triển khai chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội

4.Bộ Công thương (2016). Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Cà Mau giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Sở Công thương tỉnh Cà Mau, Tp Cà Mau

5.Tổng Cục thủy sản (2010). Quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn vùng nước nội địa cấp quốc gia Mũi Cà Mau đến 2020. Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, Hà Nội

6.Nguyễn Chu Hồi và nnk (2000). Nghiên cứu xây dựng kế hoạch QLTHVB ViệtNam, bảo đảm an toàn sinh thái và phát triển bền vững. Lưu trữ tại Cục Thông tin, Bộ KH&CN, Hà Nội.

7.Nguyễn Chu Hồi và nnk (2005). Quy hoạch và lập kế hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ Hạ Long, Quảng Ninh. Lưu trữ tại Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, Hà Nội.

8.Nguyễn Chu Hồi và nnk (2013). Kỷ yếu Hội thảo Áp dụng Quy hoạch Không gian biển và Vùng bờ ở Việt Nam – Cách tiếp cận Quản lý dựa vào hệ sinh thái. Gland, Thụy Sĩ: IUCN. 89 trang

9.Nguyễn Chu Hồi và nnk (2012). Cẩm nang quy hoạch không gian biển và vùng bờ cấp địa phương. MCD chịu trách nhiệm xuất bản.

10. Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) (2011). Cẩm nang hướng dẫn sử dụng cách tiếp cận quản lý tổng hợp vùng ven biển cấp cơ sở. Lưu tữ ở MCD, Hà Nội.

11. Nghị quyết số 10/NQ-CP của Chính phủ (2013). Về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Cà Mau.

12. UBND tỉnh Cà Mau (2009). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển tỉnh Cà Mau đến năm 2020. UBND tỉnh Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

13. UBND tỉnh Cà Mau (2007). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020. UBND tỉnh Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

14. UBND tỉnh Cà Mau (2016). Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020. UBND tỉnh Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

15. UBND tỉnh Cà Mau (2013). Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững hệ thống rừng đặc dụng tỉnh Cà Mau đến năm 2020. Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, tỉnh Cà Mau

16. UBND tỉnh Cà Mau (2013). Quy hoạch phát triển bền vững công nghiệp – tiểu thủ công nghiệptỉnh Cà Mau đến năm 2020. Sở Công thương tỉnh Cà Mau, tỉnh Cà Mau

112

17. UBND tỉnh Cà Mau (2016). Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể giao thông vận tảitỉnh Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Sở GTVT tỉnh Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

18. UBND tỉnh Cà Mau (2016). Đề án tái cơ cấu kinh tế tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến 2030. UBND tỉnh Cà Mau, Tỉnh Cà Mau.

19. UBND tỉnh Cà Mau (2016). Quy hoạch tổng hợp không gian ven bờ huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. BQL CRSD Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

20. UBND tỉnh Cà Mau (2016). Chiến lược quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Cà Mau đến năm 2020. Sở TNMT Cà Mau, tỉnh Cà Mau

21. Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau (2016). Báo cáo tổng kết ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau các năm 2013, 2014, 2015. Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, tỉnh Cà Mau

22. UBND Huyện Năm Căn, Đầm Dơi, Trần Văn Thời (2012,2011,2010). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Năm Căn, Đầm Dơi, Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đến năm 2020. UBND Huyện Năm Căn, Đầm Dơi, Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau

23. Cục thống kê Cà Mau(2015) Niên giám thông kê tỉnh Cà Mau. Cục thống kê Cà Mau, tỉnh Cà Mau

24. Viện nghiên cứu Hải sản (2015). Hiện trạng môi trường các cảng cá, bến cá. Viện nghiên cứu Hải sản, TP Hải Phòng

25. Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Cà Mau (2011). Điều tra thống kê các nguồn thải và đánh giá sức chịu tải của môi trường tỉnh Cà Mau. Sở TNMT tỉnh Cà Mau, tỉnh Cà Mau

26. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An (2016). Quy hoạch tổng hợp không gian ven bờ huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến 2030. BQL CRSD Nghệ An, tỉnh Nghệ An

27. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa (2016). Quy hoạch không gian tổng hợp ven bờ thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030. BQL CRSD Khánh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

28. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên (2016). Kế hoạch quản lý không gian liên ngành khu vực ven bờ huyện Tuy An. BQL CRSD Phú Yên, tỉnh Phú Yên

113 PHỤ LỤC

114

Phụ lục 1: Các dữ liệu, hình ảnh liên quan đến dự án. PL 1.1 Các chương trình, dự án ưu tiên thực hiện KHQLKGVB Cà Mau

TT Tên Chương trình/

kế hoạch Nội dung

Năm thực hiện

Dự kiến kinh phí (triệu đồng)

CQ chủ trì, Phối hợp tham gia

Mức độ ưu tiên

I Chương trình 1: Tuyên truyền, giáo dục, đào tạo nâng cao nhận thức và năng lực quản lý tài nguyên vùng ven bờ cho cán bộ và cộng đồng.

1

Xây dựng Kế hoạch

truyền thông môi

trường trong

QLKGVB.

-Khảo sát, phỏng vấn về hiện trạng truyền thông môi trường và nhận thức của các đối tượng về QLKGVB

-Xây dựng kế hoạch truyền thông tổng hợp đến 2020 nhằm giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng về BVMT và sử dụng bền vững tài nguyên vùng biển ven bờ.

2018 200

Sở TNMT,

Các Sở GDĐT,

VHTTD, Đoàn

Thanh niên, Hội Phụ nữ, UBND các

115 2 Tổ chức thực hiện các

hoạt động tuyên

truyền, giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ, sử dụng tài nguyên vùng ven bờ theo hướng bền vững cho cán bộ quản lý, các nhà hoạch định chính sách, những người ra quyết định và cộng đồng các xã ven biển của tỉnh.

-Thành lập nhóm tuyên truyền viên nòng cốt từ các ngành và các bên liên quan quan trọng

-Thành lập và duy trì hoạt động của mạng lưới tuyên truyền viên.

-Nghiên cứu, thiết kế và in ấn các tài liệu tuyên truyền về QLKGVB và sử dụng bền vững TNTN.

-Đào tạo, tập huấn đội ngũ tuyên truyền viên

-Tăng cường trang thiết bị cho hoạt động tuyên truyền.

-Tổ chức tuyên truyền cho các nhóm đối tượng

-Tổ chức trao đổi kinh nghiệm trong & ngoài nước về quy hoạch sử dụng tài nguyên

-Tổ chức các hội thảo, lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhà nước về tài nguyên

-Đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực quan trọng liên quan đến QLTHVB như về kinh tế môi trường, sinh thái, xây dựng và triển khai dự án

-Đào tạo tập huấn cho các nhà lãnh đạo, cán bộ từ các ngành

-Báo cáo, đánh giá, đề xuất hoạt động cho năm tiếp theo Từ 2017 Từ 2017 Từ 2017 Từ 2017 Từ 2017 Từ 2017 Từ 2017 Từ 2017 Từ 2017 Từ 2017 50/ năm, 50/năm 30/năm 30/năm 30/năm 30/năm 30/năm 50/năm 30/năm 50/năm huyện, các hội ngành nghề Cao

II Chương trình 2: Phòng ngừa, giảm thiểu tác động từ các hoạt động phát triển 3 Rà soát các chương

trình, kế hoạch, dự án liên quan trong vùng bờ, đảm bảo việc xây dựng và thực thi ĐTM và kế hoạch bảo vệ môi trường đề xuất trong các báo cáo ĐTM và giám sát thực hiện ở

- Rà soát các báo cáo ĐTM, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường của các chương trình, kế hoạch, dự án

- Rà soát các kế hoạch quản lý môi trường của các chương trình, dự án

- Đề xuất danh sách các dự án thiếu ĐTM, kế hoạch QLMT

- Đề xuất danh sách các dự án cần bổ sung ĐTM và các kế hoạch QLMT liên quan

2017 150 Sở TNMT, BQL các dự án, Các Sở công thương; TTVHDL; NN&PTNT; GTVT Cao

116 tất cả các cấp.

- Đề xuất các biện pháp thanh tra, kiểm tra thực hiện ĐTM và Kế hoạch QLMT

4 Kiểm toán các nguồn thải, đánh giá thải lượng chất ô nhiễm hiện tại và trong tương lai, đề xuất các biện pháp giảm thiểu, quản lý từ nguồn phát sinh.

- Đánh giá thải lượng các chất ô nhiễm thải ra từ tất

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ 05 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)