Tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ 05 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 (Trang 39)

2.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế

Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Cà Mau trong năm 2015(theo giá so sánh 2010) có nhiều chuyển biến tích cực, tổng sản phẩm (GRDP) đạt 33.640 tỷ đồng, bình quân tăng 0,6% trong giai đoạn 2011-2015. Trong đó: khu vực ngư, nông, lâm nghiệp 6,0%; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 3,0%; khu vực thương mại, dịch vụ tăng 8,1%.

(Nguồn: Đề án tái cơ cấu kinh tế tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến 2030). 2.2.1.2. Cơ cấu kinh tế

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2015 (theo giá hiện hành) đạt 43.098 tỷ đồng. Trong đó: khu vực ngư, nông, lâm nghiệp đạt 13.389 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31,1%; khu vực công nghiệp, xây dựng đạt 12.550 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,1%; khu vực thương mại, dịch vụ đạt 15.524 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 36%; nhập khẩu, thuế sản phẩm 1.635 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,8%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng khu vực ngư, nông, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng của khu vực

thương mại, dịch vụ (Nguồn: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau năm 2015).

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá thực tế năm 2015 khu vực I (Ngư, nông, lâm nghiệp) đạt 13.389 tỷ đồng, chiếm 31,1% GRDP của tỉnh, trong đó: Ngư nghiệp chiếm 78,0%; nông nghiệp chiếm 21,2 %; lâm nghiệp chiếm 0,8%.

2.2.2. Dân số, lao động, việc làm 2.2.2.1. Dân số 2.2.2.1. Dân số

Theo niên giám thống kê năm 2015 của Chi cục thống kê tỉnh Cà Mau, dân số 5 huyện vùng nghiên cứu là 619.890 người, chiếm 50,86% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số 197 người/km2 thấp hơn mật độ dân số trung bình của tỉnh là 233 người/km2. Tỷ lệ giới tính trong dân số tương đối cân bằng, dân số nữ trung bình là 308.789 người, chiếm 49,81%.

Về phân bố dân cư, 3 huyện (Trần Văn Thời, Phú Tân và Đầm Dơi) có mật độ phân bố tương đương mật độ trung bình của toàn tỉnh, 2 huyện còn lại mật độ chỉ xấp xỉ 50% mật độ trung bình của tỉnh là Ngọc Hiển (110 người/km2) và Năm Căn (136 người/km2) (Chi tiết xem phụ lục 2).

Dân cư vùng nghiên cứu tập trung chủ yếu ở ven sông rạch, các vàm sông và dọc các tuyến giao thông thủy, bộ, các cụm dân cư tập trung không nhiều đã gây khó khăn trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng. Mặt khác, tình trạng di dân tự do tại các xã ven biển

29

diễn ra khá phức tạp và ảnh hưởng nhiều đến phát triển kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu. Hiện tượng di dân tự do, chủ yếu di chuyển ra các vùng rừng ven biển, cửa sông để nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, đặc biệt là vào mùa sinh sản của các loài (nghêu, sò, cá kèo, cua giống). Dân cư ở nội đồng cũng như các địa phương lân cận tập trung đông ở các khu vực bãi giống, bãi con non để khai thác. Hiện tượng này khiến cho việc quản lý dân cư ở địa phương càng khó khăn hơn (xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi).

Ngoài ra, tại một số địa phương còn tồn tại những cụm dân cư sinh sống ở vùng ngoài đê biển và trong rừng phòng hộ ven biển (Giá Cao, Hòn Vân,…). Các cụm dân cư này đã được chính quyền địa phương di dời đến các khu tái định cư xen ghép để đảm bảo an toànvề tài sản và tính mạng của người dân trước những rủi ro của thiên tai(Tân Thuận,...).Tuy nhiên, các khu tái định cư này mới chỉ hỗ trợ phần đất ở mà chưa được cấp đất sản xuất, vì vậy khi người dân về đây chỉ một thời gian không có sinh kế, không có thu nhập họ lại trở về nơi cũ hoặc di chuyển đến nơi khác để mưu sinh làm cho tình trạng di dân tự do càng phức tạp và khó quản lý.

2.2.2.2 Lao động

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở Cà Mau năm 2015 là 688.262 người trong đó lao động nữ là 279.249 người. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc so với tổng dân số là 56,46%, lao động nữ chiếm 45,95%. Cơ cấu lao động theo ngành chủ yếu vẫn là nông nghiệp và thủy sản, chiếm 57,30%. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo là 7,1% - thấp nhất trong vùng. Hầu hết người dân vùng ven biển hoạt động trong các nghề NTTS và KTTS, có trình độ học vấn và kỹ thuật nghề nghiệp thấp, đa số là lao động phổ thông. Tập quán, kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp của họ chủ yếu được tích luỹ qua nhiều thế hệ, đặc biệt là các ngư dân làm nghề khai thác trên biển.

Trong điều kiện kinh tế còn chậm phát triển, mức sống dân cư thấp, địa hình đi lại khó khăn, nằm xa trung tâm kinh tế của tỉnh và xa các đô thị lớn,việc thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao về làm việc tại địa phương là rất khó. Công tác dạy nghề cho lao động vùng ven biển trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế như: cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy nghề chưa hoàn chỉnh, lực lượng giáo viên dạy nghề còn thiếu, nhiều giáo viên mới ra trường nên chưa có kinh nghiệm, trình độ học vấn thấp, người lao động còn ngại việc học nên việc vận động học viên tham gia còn khó khăn, việc vận dụng các kiến thức đã học để tham gia vào hoạt động sản xuất còn nhiều hạn chế. Có thể thấy, vấn đề đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, thủy sản đang là thách thức cho các huyện ven biển và tỉnh Cà Mau.

30

Bảng 2:Một số chỉ tiêu KTXH vùng nghiên cứu

Địa bàn Diện tích tự nhiên (km2) Dân số Mật độ (người/ km2) Tỷ lệ hộ nghèo (%) Tổng (người) Tỷ trọng nữ %) Toàn tỉnh 5.221,44 1.218.821 49,91 233 11,71 Trần Văn Thời 697,46 189.126 50,13 271 13,09 Phú Tân 448,19 103.894 49,81 232 9,10 Đầm Dơi 809,96 183.332 49,21 226 14,86 Năm Căn 482,80 65.719 49,95 136 7,32 Ngọc Hiển 708,55 77.819 49,80 110 11,44 Nguồn: NGTK Cà Mau, 2015 2.2.2.3. Việc làm

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2015, trong năm đã giải quyết việc làm cho 38.942 lao động, số lao động được dạy nghề đạt 38.061 người, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg là 13.544 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 34,8%. Công tác giải quyết việc làm năm 2015 có nhiều chuyển biến tích cực; áp lực về việc làm đối với người lao động không còn căng thẳng như trước đây do nhiều doanh nghiệp đã mở rộng quy mô sản xuất và thành lập mới tạo ra nhiều chỗ làm việc, nhất là nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, khu công nghiệp ngoài tỉnh như: Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh,...là rất lớn. Lao động, đặc biệt là lao động nam ở khu vực nông thôn di cư về thành thị, các khu công nghiệp rất đông. Tuy nhiên, tình hình này cũng khiến cho địa bàn vùng nghiên cứu bị thiếu hụt một lượng lao động lớn.

Bảng 3: Một số chỉ tiêu đào tạo vùng nghiên cứu

Nội dung Toàn tỉnh Trần Văn

Thời Phú Tân Đầm Dơi

Năm Căn Ngọc Hiển Số trường phổ thông 414 76 40 59 24 25 Số lớp học phổ thông 7.475 1.234 639 1.102 343 394

Số giáo viên phổ thông 12.575 1.988 1.041 1.718 664 636

Số học sinh phổ thông 212.537 32.924 17.980 30.548 10.565 10.949 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT (%) 81.32 85,48 75,94 90,63 92,53 77,42 Số học sinh theo học lớp bổ túc văn hóa 1.378 168 64 98 43 10 Số học sinh theo học lớp xóa mù chữ 34 - - - 15 - Nguồn: NGTK Cà Mau, 2015

31

2.2.3. Cơ sở hạ tầng

Trong giai đoạn 2011-2015, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm, ưu tiên tập trung đầu tư cải tạo nâng cấp và mở rộng, tập trung nhất là giao thông, thủy lợi, lưới điện, hạ tầng thủy sản, trường học, hạ tầng đô thị,…

Nhiều dự án hạ tầng giao thông được tập trung đầu tư trên địa bản tỉnh, trong đó các dự án đầu tư, nâng cấp đường đến các trung tâm huyện, các cụm kinh tế được ưu tiên đầu tư, một số dự án, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đã tạo sự đột phá trong việc cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông nói riêng và kết cấu hạ tầng vùng quy hoạch nói chung, góp phần tăng cường giao thương, lưu thông hàng hóa và đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

Giai đoạn này đã hoàn thành và đưa vào sử dụng các dự án, công trình quan trọng, như: cầu Gành Hào II, 06 cầu trên tuyến Quốc lộ 1 (đoạn Đầm Cùng - Năm Căn); Cầu Năm Căn, cầu Kênh Tắc thuộc dự án đường Hồ Chí Minh, tuyến đường Hành lang ven biển phía nam, tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căm - Đất Mũi, Cầu Hòa Trung trên tuyến đường Cà Mau - Đầm Dơi, các tuyến đường đến trung tâm huyện, xã, đường giao thông nông thôn đến các ấp, khu dân cư,... góp phần thay đổi diện mạo ở cả khu vực đô thị và nông thôn.

Các công trình thủy lợi được đầu tư cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất, hệ thống thủy lợi đã được quy hoạch theo các tiểu vùng. Đã đầu tư và hoàn thành đưa vào sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu các tại Sông Đốc, Rạch Gốc, Cái Đôi Vàm.

Kết cấu hạ tầng văn hóa xã hội được quan tâm đầu tư, nhiều chương trình, dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Các huyện, xã được xây dựng trung tâm văn hóa – thể thao, trường học, trạm y tế,...

Hạ tầng đô thị được đầu tư xây dựng, nâng cấp: đô thị Năm Căn và Sông Đốc được công nhận là đô thị loại IV. Hiện đang tập trung triển khai dự án nâng cấp đô thị vùng ĐBSCL. Hạ tầng nông thôn mang diện mạo mới gắn với chương trình nông thôn mới với hàng nghìn km đường, cầu giao thông nông thôn và các công trình hạ tầng về lưới điện, thủy lợi, y tế, thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư. Hệ thống trường học được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, nên các trường học, lớp học được kiên cố hóa. Các công trình y tế từng bước được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới.

Hệ thống lưới điện, nhất là lưới điện nông thôn phát triển nhanh. Lưới điện trung thế đã tạo được một số mạch vòng tại khu vực trung tâm thành phố Cà Mau và các huyện lân cận.

Hạ tầng thương mại, du lịch đã huy động được các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư, đã hình thành 3 trung tâm thương nghiệp lớn (Cà Mau, Năm Căn và Sông Đốc), các cụm thương nghiệp (tại Cái Đôi Vàm, Đầm Dơi, Rạch Ráng…). Mạng lưới chợ thương mại có bước phát triển mạnh.

Tuy nhiên, là một tỉnh ven biển ĐBSCL chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, lại là tỉnh có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất nước, Cà Mau chưa

32

thực sự tận dụng được lợi thế này trong chiến lược thích ứng với BĐKH. Trong khi rừng ngập mặn chính là ‘cơ sở hạ tầng tự nhiên’ để ứng phó với các thảm họa thiên tai nói chung, nước biển dâng nói riêng.

33

PHẦN III

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ CÀ MAU

3.1.Xác định các ngành tham gia vào sử dụng không gian vùng biển ven bờ.

Không gian vùng bờ biển (gọi tắt là vùng bờ) nằm chuyển tiếp giữa lục địa và biển, luôn chịu tác động tương tác qua lại giữa các quá trình lục địa và biển, giữa các quá trình nội sinh và ngoại sinh, giữa quá trình tự nhiên và nhân sinh. Đây là nơi tập trung đa dạng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các hệ thống tài nguyên và hệ sinh

thái quan trọng bậc nhất tạo tiền đề cho phát triển đa ngành, đa mục tiêu. (Nguyễn Chu Hồi và MCD 2012,Cẩm nang quy hoạch không gian biển và vùng bờ cấp địa phương).

Khai thác, sử dụng không gian vùng bờ biển bao gồm các hoạt động trực tiếp diễn ra trên biển ở vùng ven bờ và chúng luôn tác động lẫn nhau, như: hàng hải, khai thác dầu khí, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, du lịch biển, điện gió, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn và các hoạt động liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; gắn với vùng đất ven biển (vùng ven biển), như: sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp; công nghiệp chế biến thủy hải sản; đóng sửa tàu thuyền; chế biến dầu khí; dịch vụ biển.

Với đường bờ biển dài, vùng bờ Cà Mau (bao gồm vùng ven biển và vùng ven bờ như nói trên) vừa có lợi thế trong phát triển kinh tế vừa là khu vực phòng thủ đất nước mang tính chiến lược. Đặc biệt vùng biển Cà Mau có vị trí ở trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á, nhất là trong vùng Vịnh Thái Lan, các cụm đảo gần bờ như: cụm đảo Hòn Khoai, đảo Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc có vị trí chiến lược, rất thuận lợi cho phát triển dịch vụ cảng “quá cảnh” đối với các nước hoặc vùng lãnh thổ không có biển lân cận nước ta và vùng nội địa rộng lớn của khu vực các nước ASEAN, cũng như các dịch vụ hàng hải và tìm kiếm cứu nạn trên Biển Đông.

Đây được xem là vùng kinh tế động lực, tập trung sôi động các hoạt động kinh tế, là nơi phát triển đa ngành, nghề khác nhau, tuy nhiên sự phát triển đa dạng của các hoạt động kinh tế và dịch vụ biển đã làm gia tăng nhu cầu khai thác, sử dụng không gian ven bờ dẫn đến sự gia tăng mâu thuẫn, chồng chéo không gian trong phát triển của các ngành nghề tại vùng biển ven bờ 5 huyện ven biển Cà Mau.

3.2.Hiện trạng khai thác, sử dụng không gian vùng biển ven bờ của các ngành

3.2.1. Sản xuất thủy sản

Nằm trong vùng ĐBSCL – một ‘vựa thủy sản’ lớn nhất nước, lại là tỉnh ven biển với bờ biển trên 254 km, nên Cà Mau có lợi thế đối với phát triển nghề khai thác (KTTS) và nuôi trồng thủy sản (NTTS).Vùng biển Cà Mau có trữ lượng thủy hải sản lớn và đa dạng về loài, trong đó có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm

34

biển, mực, cá thu, cá mú, cá chim,… và được xem là một trong 4 ngư trường khai thác trọng điểm của cả nước (rộng hơn 70.000 km2). Bên cạnh đó, lợi thế vùng ven biển dài đã tạo cho tỉnh Cà Mau nói chung và các huyện ven biển nói riêng có diện tích nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn lớn nhất nước. Ngoài ra, các không gian mặt nước biển, bãi triều ven biển cũng là những khu vực có tiềm năng lớn để phát triển nuôi các đối tượng thủy hải sản.

3.2.1.1 Khai thác thủy sản

Khai thác thủy hải sản của tỉnh Cà Mau chủ yếu là hoạt động khai thác biển, tập trung các nghề như lưới kéo đôi, lưới kéo đơn, lưới rê tầng mặt, vây ánh sáng, câu mực.

Theo NGTK Cà Mau năm 2015, tổng số lượng tàu thuyền khai thác biển có động cơ là 5.299 chiếc tăng 13,27% so với năm 2014 (4.598 chiếc), tập trung nhiều nhất ở hai huyện Trần Văn Thời và Phú Tân. Trong cơ cấu tàu thuyền của tỉnh, chiếm tỷ trọng lớn là các tàu thuyền có công suất nhỏ, hoạt động khai thác ven bờ, bao gồm tàu thuyền dưới 20 CV: 1.991 chiếc (chiếm 22,48%); và từ 20 đến dưới 50 CV: 1.335 chiếc (chiếm25,57%). Trong số tàu thuyền có công suất từ 50 CV trở lên, số tàu thuyền từ 50 đến dưới 90 CV: 634 chiếc; từ 90 đến dưới 250 CV: 743 chiếc; từ 250 đến dưới 400 CV: 483 chiếc; và từ 400 CV trở lên: 113 chiếc. Mặc dù có sự tăng lên về số lượng tàu thuyền qua các năm, song chủ yếu là các tàu công suất dưới 20 CV khai thác gần bờ.

KTTS là một trong những thế mạnh của Cà Mau, tuy nhiên, trong nhiều năm qua, người dân các vùng ven biển của tỉnh chưa có sự khai thác hợp lý các nguồn lợi. Tình trạng khai thác quá mức các hệ sinh thái (như rừng ngập mặn, các bãi biển,...) hay sử dụng các phương thức khai thác mang tính hủy diệt cao dẫn đến phá hủy hàng loạt nơi cư trú tự nhiên của loài (habitat) và nguồn lợi thủy sản ngày một cạn kiệt. Những nghề cào khơi, lưới vây, câu mực còn thiếu những phương tiện phục vụ cho đánh bắt như: ngư lưới cụ, định vị, rađa, máy dò tìm cá, trang bị phục vụ cho cứu hộ,…dẫn đến hiệu quả khai thác thấp.

Về sản lượng thủy sản khai thác, năm 2015 đạt 193.563 tấn, trong đó cá biển là

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ 05 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)