Bối cảnh vùng quy hoạch

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ 05 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 (Trang 89 - 90)

Vùng quy hoạch nằm trên tuyến đường hành lang ven biển phía Nam, nối liền ba nước Việt Nam, Campuchia và Thái Lan (đoạn đi qua Cà Mau cóchiều dài 54,3km). Khi dự án này được hoàn thành và đưa vào vận hành khai thác sẽ tạo cho Cà Mau một cơ hội, lợi thế mới để tiến đến là cửa ngõ giao thương với các nước ASEAN. Đây sẽ là lợi thế mang ý nghĩa chiến lược của Cà Mau và của vùng trong phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.

Vùng quy hoạch có tiềm năng để phát triển kinh tế toàn diện, nhất là kinh tế biển. Với bờ biển dài, diện tích ngư trường trên 60 nghìn km2, diện tích NTTS là 179.249 ha, là vùng có nhiều lợi thế để phát triển ngành thủy sản. Ngoài thế mạnh về thủy sản, khu vực này còn có nhiều tiềm năng về tài nguyên rừng, khoáng sản, dầu khí và tiềm năng phát triển nông nghiệp, du lịch, cảng biển như: vùng hiện có 62.035 ha, chủ yếu là rừng đước và rừng tràm- nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ nhân tạo. Vùng biển ở đây có tiềm năng lớn về khí đốt, trữ lượng khoảng 170 tỷ m3, là cơ sở để phát triển một số ngành công nghiệp sử dụng khí tự nhiên như: điện, đạm và một số ngành sử dụng khí thấp áp khác. Về du lịch, vùng quy hoạch có nhiều điều kiện để phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển đảo, du lịch ‘sông nước’ và du lịch lịch sử-nhân văn do có điều kiện tự nhiên mang đậm nét đặc thù của vùng ĐBSCL với nhiều sông ngòi, kênh rạch, hệ sinh thái rừng ngập nước, có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như Đầm Thị Tường, Bãi biển Khai Long, cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, Công viên văn hóa Mũi Cà Mau. Về vận tải, giao thông thủy, vùng quy hoạch có cụm đảo Hòn Khoai đang được triển khai xây dựng cảng biển nước sâu, là cảng trung chuyển hàng hóa đa năng, đáp ứng nhu cầu xuất, nhập hàng hóa tổng hợp cho các loại tàu có trọng tải 250.000 tấn. Sau khi dự án hoàn thành không chỉ phục vụ vận chuyển hàng hoá cho tỉnh Cà Mau, vùng ĐBSCL mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa giữa các nước trong khu vực, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh Cà Mau trong thời gian tới.

Tuy nhiên, tại địa phương hiện vẫn đang quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội theo cách tiếp cận truyền thống (đơn ngành) và thường không cân nhắc đầy đủ các vấn đề sinh thái, môi trường trong dài hạn. Điều này dẫn đến sự thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất và thậm chí đã dẫn đến mâu thuẫn giữa các ngành do thiếu sự điều phối và chia sẻ thông tin. Sự phát triển như vậy đe doạ đến các mục tiêu bảo vệ môi trường, sinh thái và phát triển bền vững. Để giải quyết những xung đột và ảnh hưởng tích lũy, cần phải chuyển từ quy hoạch ngành manh mún, chia cắt sang quy hoạch không gian tổng hợp đối với các nguồn tài nguyên ven bờ. Trong bối cảnh đó, quy hoạch không gian tổng hợp (Integrated Spatial Planning - ISP) là một cách tiếp cận mới, một công cụ hiệu quả để quản lý và bảo vệ tài nguyên, phát triển bền vững biển và vùng ven bờ.

79

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ 05 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)