Bối cảnh quốc gia, vùng, tỉnh

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ 05 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 (Trang 87)

4.3.2.1. Bối cảnh quốc gia

Nước ta có nền kinh tế đang chuyển đổi với tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh, hệ thống thể chế hành chính và thị trường đang dần được hoàn thiện. Nền kinh tế biển đã và đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân song việc quản lý biển - đảo đến nay vẫn theo cách tiếp cận mở kiểu “điền tư, ngư chung” và chủ yếu quản lý theo ngành. Công tác quản lý chưa coi trọng “tính đặc thù” của biển và từng mảng không gian biển, gây ra những bất cập trong thực tế, như: nhận thức và sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường biển còn hạn chế, địa phương ít quan tâm đến quản lý tổng hợp, sự phối hợp giữa các bộ, ngành với các địa phương vùng ven biển chưa thật tốt, v.v.

Những bất cập trên đã làm nảy sinh các thách thức trong khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam như: biểu hiện kém bền vững, tài nguyên biển tiếp tục bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm môi trường biển ngày càng gia tăng. Đặc biệt đã phát sinh mâu thuẫn lợi ích trong khai thác, sử dụng biển và đảo, tăng sức ép đến tài nguyên và môi trường biển từ các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, v.v. Việc thông qua Luật biển Việt Nam (2012) và Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo ngày 25/6/2015, đánh dấu một bước quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường biển và đảo. Phương thức quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo giúp khắc phục các xung đột, mâu thuẫn trong quản lý theo ngành, lĩnh vực; sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái biển và hải đảo; thống nhất các hoạt động quản lý tài nguyên, môi trường biển và hải đảo từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo phát triển bền vững biển và hải đảo.

77

Từ trước đến nay, phương pháp và nội dung lập quy hoạch của Việt Nam vẫn được thực hiện theo phương pháp truyền thống, các quy hoạch được lập riêng rẽ (quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực,… được lập ra một cách độc lập) nên chưa phát huy được hiệu quả của quy hoạch. Theo Bộ KH&ĐT, các dự án quy hoạch năm 2015 của các Bộ, ngành và địa phương đã lên tới con số 2.604 dự án, (nhưng Bộ này chỉ quản 10% số dự án trên). Đây là một con số quá lớn thể hiện sự chồng chéo, mạnh ai nấy làm dễ dẫn tới nhiều quy hoạch thiếu tính hiệu lực, quy hoạch "treo” lãng phí.

Việc dự thảo luật quy hoạch sắp ra đời, hệ thống quy hoạch của Việt Nam sẽ chỉ bao gồm 5 loại quy hoạch là: Quy hoạch tổng thể quốc gia; Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch ngành quốc gia; Quy hoạch vùng; và quy hoạch tỉnh (theo Dự thảo mới nhất của Luật Quy hoạch công bố tại Hội thảo Luật Quy hoạch - Hướng tới phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 25.4.2016) kỳ vọng sẽ là bước cải cách về thể chế tạo ra sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật về quy hoạch theo đúng quy định và khắc phục được những hạn chế, bất cập như trên.

4.3.2.2. Bối cảnh vùng, tỉnh

Cà Mau là tỉnh cực Nam của Việt Nam, có vị trí đặc thù với 3 mặt đều giáp biển, cách Tp.Hồ Chí Minh hơn 300 km, Tp. Cần Thơ 150km- một trong bốn tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm của ĐBSCL.Những năm qua, kinh tế Cà Mau luôn có mức tăng trưởng cao và ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; sức cạnh tranh, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế được nâng lên đáng kể. Kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh đang từng bước được đầu tư theo quy hoạch của vùng và của tỉnh, đảm bảo sự đồng bộ từng ngành, từng địa phương và đảm bảo sự kết nối nhằm phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Những năm gần đây, Chính phủ tăng cường đầu tư một số côngtrình trọng điểm vào khu vực ĐBSCL như: hệ thống cảng hàng không, cảng biển và hệ thống cầu, đường bộ, tạo điều kiện cho việc giao thương giữa Cà Mau với các tỉnh vùng ĐBSCL cũng như các tỉnh lân cận khu vực ngày càng thuận lợi hơn.

Thời gian tới, Cà Mau sẽ tập trung ưu tiên phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Triển khai đầu tư hạ tầng khu kinh tế Năm Căn và các khu, cụm công nghiệp, tạo điều kiện thu hút đầu tư. Phát triển nhanh các ngành dịch vụ, ưu tiên phát triển các ngành như: thương mại, du lịch, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm,…; huy động mọi nguồn lực để đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo sự đồng bộ, kết nối, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực nông thôn; phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội, tập trung đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh cải cách hành chính.

78

4.3.3. Bối cảnh vùng quy hoạch

Vùng quy hoạch nằm trên tuyến đường hành lang ven biển phía Nam, nối liền ba nước Việt Nam, Campuchia và Thái Lan (đoạn đi qua Cà Mau cóchiều dài 54,3km). Khi dự án này được hoàn thành và đưa vào vận hành khai thác sẽ tạo cho Cà Mau một cơ hội, lợi thế mới để tiến đến là cửa ngõ giao thương với các nước ASEAN. Đây sẽ là lợi thế mang ý nghĩa chiến lược của Cà Mau và của vùng trong phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.

Vùng quy hoạch có tiềm năng để phát triển kinh tế toàn diện, nhất là kinh tế biển. Với bờ biển dài, diện tích ngư trường trên 60 nghìn km2, diện tích NTTS là 179.249 ha, là vùng có nhiều lợi thế để phát triển ngành thủy sản. Ngoài thế mạnh về thủy sản, khu vực này còn có nhiều tiềm năng về tài nguyên rừng, khoáng sản, dầu khí và tiềm năng phát triển nông nghiệp, du lịch, cảng biển như: vùng hiện có 62.035 ha, chủ yếu là rừng đước và rừng tràm- nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ nhân tạo. Vùng biển ở đây có tiềm năng lớn về khí đốt, trữ lượng khoảng 170 tỷ m3, là cơ sở để phát triển một số ngành công nghiệp sử dụng khí tự nhiên như: điện, đạm và một số ngành sử dụng khí thấp áp khác. Về du lịch, vùng quy hoạch có nhiều điều kiện để phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển đảo, du lịch ‘sông nước’ và du lịch lịch sử-nhân văn do có điều kiện tự nhiên mang đậm nét đặc thù của vùng ĐBSCL với nhiều sông ngòi, kênh rạch, hệ sinh thái rừng ngập nước, có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như Đầm Thị Tường, Bãi biển Khai Long, cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, Công viên văn hóa Mũi Cà Mau. Về vận tải, giao thông thủy, vùng quy hoạch có cụm đảo Hòn Khoai đang được triển khai xây dựng cảng biển nước sâu, là cảng trung chuyển hàng hóa đa năng, đáp ứng nhu cầu xuất, nhập hàng hóa tổng hợp cho các loại tàu có trọng tải 250.000 tấn. Sau khi dự án hoàn thành không chỉ phục vụ vận chuyển hàng hoá cho tỉnh Cà Mau, vùng ĐBSCL mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa giữa các nước trong khu vực, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh Cà Mau trong thời gian tới.

Tuy nhiên, tại địa phương hiện vẫn đang quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội theo cách tiếp cận truyền thống (đơn ngành) và thường không cân nhắc đầy đủ các vấn đề sinh thái, môi trường trong dài hạn. Điều này dẫn đến sự thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất và thậm chí đã dẫn đến mâu thuẫn giữa các ngành do thiếu sự điều phối và chia sẻ thông tin. Sự phát triển như vậy đe doạ đến các mục tiêu bảo vệ môi trường, sinh thái và phát triển bền vững. Để giải quyết những xung đột và ảnh hưởng tích lũy, cần phải chuyển từ quy hoạch ngành manh mún, chia cắt sang quy hoạch không gian tổng hợp đối với các nguồn tài nguyên ven bờ. Trong bối cảnh đó, quy hoạch không gian tổng hợp (Integrated Spatial Planning - ISP) là một cách tiếp cận mới, một công cụ hiệu quả để quản lý và bảo vệ tài nguyên, phát triển bền vững biển và vùng ven bờ.

79

4.4.Xây dựng kịch bản phân vùng quy hoạch không gian tổng hợp ven bờ và kế hoạch quản lý hoạch quản lý

4.4.1. Nguyên tắc phân vùng

Việc phân vùng chức năng sử dụng không gian ven biển dựa phải dựa vào các nguyên tắc và tiêu chí sau:

 Dựa vào các đặc điểm tự nhiên, các chức năng tự nhiên của hệ sinh thái và khai thác, sử dụng nguồn lợi của vùng bờ;

 Việc phân vùng phải phản ánh được lợi ích và các đặc điểm xã hội của vùng bờ;

 Phải căn cứ vào việc sắp xếp lại các thể chế sẵn có trong việc quản lý sử dụng các nguồn lợi vùng bờ.

Trên cơ sở phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của 5 huyện, các định hướng chiến lược phát triển kinh tế trong thời gian tới và hiện trạng các mâu thuẫn trong quản lý, khai thác, sử dụng không gian vùng biển ven bờ của 5 huyện, đã đề xuất chia không gian vùng này thành 4 nhóm chính là:

(i) Nhóm vùng bảo tồn, bảo vệ và phục hồi

(ii) Nhóm vùng chuyển tiếp, sử dụng với cường độ thấp (iii) Nhóm vùng phát triển

80

Hình 11: Bản đồ định hướng sử dụng không gian vùng biển ven bờ của 5 huyện ven biển tỉnh Cà Mau

4.4.2. Nhóm vùng bảo tồn, bảo vệ và phục hồi Tiêu chí: Tiêu chí:

Có sinh cảnh đăc thù, nguyên sơ và tính đa dạng sinh học cao;

 Có các hệ sinh thái hỗ trợ sự sống của các loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm và

bị de dọa;

 Được xem là quan trọng với việc bảo tồn, bảo vệ và phục hồi các sinh cảnh,

81

Chính sách quản lý:

 Bảo vệ và bảo tồn tính đa dạng sinh học, nguồn tài nguyên thủy sản và các sinh cảnh, hệ sinh thái liên đới;

 Bảo vệ và bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm và bị đe dọa;

 Bảo vệ và bảo tồn các chức năng tự nhiên của vùng, nhạy cảm với tác động của con người và thiên tai;

 Bảo vệ và bảo tồn các vùng có giá trị cảnh quan tự nhiên;

 Cho phép các cơ quan/ tổ chức nghiên cứu tiếp cận với mục tiêu nghiên cứu khoa học phục vụ công tác bảo vệ bảo tồn;

 Cho phép một số hoạt động tham quan của du khách có kiểm soát nghiêm ngặt.

Các vùng đề xuất:

(i) Phân khu bảo tồn biển thuộc Vườn Quốc gia mũi Cà Mau

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau thuộc địa bàn xã Đất Mũi, Viên An, huyện Ngọc Hiển và xã Đất Mới, Lâm Hải, huyện Năm Căn. Vườn có diện tích 41.861 ha, trong đó diện tích trên đất liền là 15.262 ha, diện tích ven biển là 26.600ha. Đây là hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên (hệ sinh thái cửa sông, ven biển) có giá trị rất cao về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, môi trường.

Đây cũng là một trong những địa điểm quan trọng thuộc chương trình quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam và được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2009. Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có giá trị bảo tồn nguồn gen quý hiếm (22 loài thực vật ngập mặn, 13 loài thú, 74 loài chim, 17 loài bò sát và 133 loài động vật phiêu sinh). Đặc biệt có các loài cần được bảo tồn, như các loài thú: Rái cá vuốt bé, Rái cá lông mũi/lông mượt, Mèo cá; các loài chim: Bồ nông chân xám, Giang sen, Cò trắng Trung Quốc; các loài bò sát: Rùa hộp lưng đen, Rùa răng, Rùa ba gờ, Rùa cổ bự và Ba ba nam bộ,...

Khu vực phân vùng quy hoạch thuộc VQG Mũi Cà Mau có phạm vi tính từ mép bờ biển phía tây ra phía biển, chức năng chủ yếu là bảo tồn tài nguyên sinh vật biển và hệ sinh thái ven bờ, duy trì và nghiên cứu quá trình địa mạo và sinh thái tự nhiên của VQG Mũi Cà Mau. Các địa điểm chính là:

+ Điểm 1: Cửa Sào Lưới (thuộc huyện Phú Tân): Tọa độ 104 độ 47 phút, 30 giây độ kinh Đông; 8 độ 48 phút độ vĩ Bắc.

+ Điểm 2: Ngoài biển: Tọa độ 104 độ 45 phút độ kinh Đông; 8 độ 48 phút; độ vĩ Bắc; + Điểm 3: Ngoài biển: Tọa độ 104 độ 42 phút độ kinh Đông; 8 độ 40 phút độ vĩ Bắc. + Điểm 4: Ngoài biển: Tọa độ 104 độ 42 phút độ kinh Đông;8 độ 35 phút độ vĩ Bắc. + Điểm 5: Ngoài biển: Tọa độ 104 độ 48 phút độ kinh Đông; 8 độ 33 phút, 30 giây độ vĩ Bắc.

82

kinh Đông; 8 độ 34 phút; 30 giây, độ vĩ Bắc. (ii) Khu vực rừng đặc dụng

Bao gồm các khu vực nằm trong vùng quy hoạch cụ thể sau: Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau 41.862 ha với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 12.203 ha; khu rừng di tích lịch sử, cảnh quan cụm đảo Hòn Khoai 701 ha, khu vực đảo Hòn Khoai 561 ha, khu vực đảo Hòn Chuối 140 ha; Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm lâm nghiệp Tây Nam Bộ 290 ha. (theo Quyết định số 1156/QÐ-UBND ngày 14/8/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Cà Mau đến 2020).

Hình 12: Bản đồ phân vùng sử dụng không gian vùng biển ven bờ - Nhóm vùng bảo tồn, bảo vệ và phục hồi

Các hoạt động được phép:

 Cho phép cắm mốc xác định phạm vi ranh giới của phân khu bảo tồn biển;

 Cho phép các cơ quan/tổ chức nghiên cứu tiếp cận với mục tiêu nghiên cứu khoa học phục vụ công tác bảo vệ bảo tồn. Tiến hành điều tra, đánh giá tài

83

nguyên sinh vật biển;

 Cho phép một số hoạt động tham quan của du khách có kiểm soát nghiêm ngặt.

Các hoạt động không được phép:

 Các hoạt động làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng, loại trừ những hoạt động được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 22 Quy chế quản lý rừng kèm theo Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ;

 Các hoạt động làm ảnh hưởng đến đời sống tự nhiên của các loài động, thực vật hoang dã hoặc loài bảo tồn ;

 Thả và nuôi, trồng các loài động vật, thực vật đưa từ nơi khác tới mà trước đây các loài này không có trong khu rừng đặc dụng. Trong trường hợp đặc biệt phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định ;

 Khai thác tài nguyên sinh vật và các tài nguyên thiên nhiên khác.

 Gây ô nhiễm môi trường.

 Mang hoá chất độc hại, chất nổ trong rừng và ven rừng

 Nghiêm cấm khai thác, tỉa thưa cây rừng, săn bắt các loài động vật (chim, thú, bò sát,…), đánh bắt thủy sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.

 Nghiêm cấm đánh bắt hải sản bằng các dụng cụ có tính hủy diệt sinh vật biển;

 Nghiêm cấm các hoạt động như: đào kênh trên vùng đất ngập nước ven biển; các hoạt động làm ảnh hưởng đến sự di trú tự do của các sinh vật ven biển từ biển vào khu vực bãi bồi, vào rừng và ngược lại;

 Nghiêm cấm các hình thức tạm cư, định cư trong phạm vi ranh giới của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.

Các hoạt động có kiểm soát:

 Cho phép một số hoạt động tham quan của du khách có kiểm soát nghiêm ngặt.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ 05 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)