Trong giai đoạn 2011-2015, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm, ưu tiên tập trung đầu tư cải tạo nâng cấp và mở rộng, tập trung nhất là giao thông, thủy lợi, lưới điện, hạ tầng thủy sản, trường học, hạ tầng đô thị,…
Nhiều dự án hạ tầng giao thông được tập trung đầu tư trên địa bản tỉnh, trong đó các dự án đầu tư, nâng cấp đường đến các trung tâm huyện, các cụm kinh tế được ưu tiên đầu tư, một số dự án, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đã tạo sự đột phá trong việc cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông nói riêng và kết cấu hạ tầng vùng quy hoạch nói chung, góp phần tăng cường giao thương, lưu thông hàng hóa và đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
Giai đoạn này đã hoàn thành và đưa vào sử dụng các dự án, công trình quan trọng, như: cầu Gành Hào II, 06 cầu trên tuyến Quốc lộ 1 (đoạn Đầm Cùng - Năm Căn); Cầu Năm Căn, cầu Kênh Tắc thuộc dự án đường Hồ Chí Minh, tuyến đường Hành lang ven biển phía nam, tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căm - Đất Mũi, Cầu Hòa Trung trên tuyến đường Cà Mau - Đầm Dơi, các tuyến đường đến trung tâm huyện, xã, đường giao thông nông thôn đến các ấp, khu dân cư,... góp phần thay đổi diện mạo ở cả khu vực đô thị và nông thôn.
Các công trình thủy lợi được đầu tư cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất, hệ thống thủy lợi đã được quy hoạch theo các tiểu vùng. Đã đầu tư và hoàn thành đưa vào sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu các tại Sông Đốc, Rạch Gốc, Cái Đôi Vàm.
Kết cấu hạ tầng văn hóa xã hội được quan tâm đầu tư, nhiều chương trình, dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Các huyện, xã được xây dựng trung tâm văn hóa – thể thao, trường học, trạm y tế,...
Hạ tầng đô thị được đầu tư xây dựng, nâng cấp: đô thị Năm Căn và Sông Đốc được công nhận là đô thị loại IV. Hiện đang tập trung triển khai dự án nâng cấp đô thị vùng ĐBSCL. Hạ tầng nông thôn mang diện mạo mới gắn với chương trình nông thôn mới với hàng nghìn km đường, cầu giao thông nông thôn và các công trình hạ tầng về lưới điện, thủy lợi, y tế, thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư. Hệ thống trường học được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, nên các trường học, lớp học được kiên cố hóa. Các công trình y tế từng bước được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới.
Hệ thống lưới điện, nhất là lưới điện nông thôn phát triển nhanh. Lưới điện trung thế đã tạo được một số mạch vòng tại khu vực trung tâm thành phố Cà Mau và các huyện lân cận.
Hạ tầng thương mại, du lịch đã huy động được các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư, đã hình thành 3 trung tâm thương nghiệp lớn (Cà Mau, Năm Căn và Sông Đốc), các cụm thương nghiệp (tại Cái Đôi Vàm, Đầm Dơi, Rạch Ráng…). Mạng lưới chợ thương mại có bước phát triển mạnh.
Tuy nhiên, là một tỉnh ven biển ĐBSCL chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, lại là tỉnh có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất nước, Cà Mau chưa
32
thực sự tận dụng được lợi thế này trong chiến lược thích ứng với BĐKH. Trong khi rừng ngập mặn chính là ‘cơ sở hạ tầng tự nhiên’ để ứng phó với các thảm họa thiên tai nói chung, nước biển dâng nói riêng.
33
PHẦN III
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ CÀ MAU