Ngànhcông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, năng lượng

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ 05 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 (Trang 51 - 52)

Giai đoạn 2011-2020, tỉnh Cà Mau xác định tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp ven biển, bao gồm công nghiệp chế biến thủy sản tại các khu công nghiệp tập trung Sông Đốc, Năm Căn. Phối hợp với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam thực hiện các dự án tìm kiếm thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí; xây dựng hệ thống dự trữ, vận chuyển và phân phối sản phẩm dầu khí; phát triển vận tải và công nghiệp vận tải biển.

Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiêp: Năng lực sản xuất công nghiệp của tỉnh

nói chung và vùng nghiên cứu nói riêng ngày càng tăng lên, nhất là công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu. Tuy nhiên, bên cạnh một số ít cơ sở quốc doanh và cơ sở có vốn đầu tư từ nước ngoài, đa phần các đơn vị công nghiệp của tỉnh quy mô nhỏ, công nghệ còn lạc hậu. Thế mạnh chủ yếu là các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu tại chỗ hoặc các tỉnh lân cận. Các cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung nhiều ở thành phố Cà Mau (chiếm 40%) và các huyện U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời.

Về năng lượng: Trong vùng biển Tây Nam, biển Cà Mau nằm ở khu vực có trữ

lượng dầu khí lớn. Hiện nay, dầu khí đang được khai thác ở lô PM3-CAA. Các lô 46, 50, 51, lô B Ô Môn đang thăm dò và thẩm lượng, chuẩn bị khai thác. Trữ lượng khí lớn là tiền đề để phát triển công nghiệp khí điện đạm và một số dịch vụ kèm theo cho tỉnh Cà Mau, đồng thời cũng đặt ra nhiệm vụ về tăng cường đảm bảo quốc phòng an ninh, trong đó có bảo vệ các tuyến đường ống dẫn khí.

Trong vùng biển quy hoạch có đường ống dẫn khí từ mỏ PM3 với tổng chiều dài tuyến ống 325 km, phần trên biển dài 298 km đi qua đảo Hòn Chuối vào trạm tiếp bờ ở đất liền. Điểm tiếp bờ nằm ở ấp Mũi Chàm, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời. Đây là công trình khí có ý nghĩa đặc biệt trong chiến lược năng lượng quốc gia. Trong thời gian qua, các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương đã phối hợp với các bên liên quan tổ chức tập huấn, phát tờ rời, phát thanh, cài đặt tọa độ hệ thống đường ống dẫn khí dưới biển vào máy định vị cho các tàu cá, cảnh báo xâm nhập trái phép và những nguy cơ có thể xảy đến cho ngư dân; tuần tra bảo vệ, giao lưu tìm hiểu, hỗ trợ sửa chữa bảo dưỡng phao báo hiệu hàng hải, trao đổi thông tin. Nhờ đó, công trình đường ống dẫn khí PM3 - Cà Mau được vận hành an toàn. Tuy nhiên, một số thuyền trưởng, chủ tàu mặc dù đã được tuyên truyền, tập huấn nhưng vẫn chưa chấp hành tốt công tác bảo vệ an ninh, an toàn (ANAT) công trình khí (năm 2015-2016, các cơ quan chức năng đã phát hiện 61 tàu vi phạm hành lang đường ống dẫn khí).

Cà Mau có lợi thế và tiềm năng phát triển năng lượng gió, năng lượng mặt trời trên biển và năng lượng sinh khối. Đây là những nguồn năng lượng quan trọng và thân thiện với môi trường. Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016-2025 có xét đến năm 2035 đã xác định năng lượng điên mặt trời tại các vùng bãi bồi ven biển (huyện Ngọc Hiển) và năng lượng gió là những nguồn năng lượng tái tạo có tiềm năng lớn ở địa phương. Quy hoạch phát triển điện gió Cà Mau giai đoạn đến năm

41

2020, tầm nhìn đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo quy hoạch đã được phê duyệt, mục tiêu đến năm 2020, công suất lắp đặt tích lũy điện gió ở Cà Mau đạt khoảng 350 MW và đến năm 2030 là hơn 3.600 MW.Trong đó, quy hoạch phát triển điện gió vùng I có công suất gần 2.300 MW, được phân bố tại 11 xã, thị trấn của ba huyện là: Đầm Dơi, Năm Căn và Ngọc Hiển. Giai đoạn tiếp theo, công suất còn lại được đầu tư tại vùng 2 ở 10 xã, thị trấn của ba huyện ven biển còn lại là: Phú Tân, Trần Văn Thời và U Minh.Riêng giai đoạn từ nay đến năm 2020, tại Cà Mau dự kiến sẽ có 5 dự án điện gió được phát triển trên 9.000 ha ven biển ở huyện Ngọc Hiển và Đầm Dơi, tổng công suất lắp đặt khoảng 350 MW, tương ứng sản lượng điện gió khoảng 997,5 triệu kWh.

Dự án Nhà máy điện gió tại Khu du lịch Khai Long - Cà Mau giai đoạn I do Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý đầu tư đã được triển khai từ tháng 1 năm 2016. Dự án đầu tư Nhà máy điện gió này được xây dựng tại ấp Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển trên diện tích đất liền và mặt biển trên thềm lục địa là 2.165 ha; quy mô công suất 100MW; tổng vốn đầu tư 6.583 tỷ đồng. Dự án được lắp dựng 50 turbin gió, các móng trụ turbin được xây trên biển, công suất mỗi turbin 2MW. Xây dựng 27km cầu dẫn cáp bê tông cốt thép trên biển đấu nối turbin gió và một số hạng mục khu điều hành như: nhà văn phòng, nhà điều hành, nhà nghỉ công nhân,…Bên cạnh đó, xây dựng 01 trạm biến áp 22/110KV, 50 trạm biến áp 0.69/22KV trên các móng trụ, xây dựng đường dây 110 KV chiều dài 54km từ điện gió Khai Long về trạm 110kV Năm Căn, đường dây 22KV chiều dài 2,6km và cáp ngầm đi trên cầu dẫn dài 62km để đấu nối và dẫn diện các turbin.

Đầu tư xây dựng dự án trên góp phần giảm các yếu tố gây ô nhiễm môi trường, giải quyết một phần việc làm cho người lao động tại địa phương, tăng nguồn thu ngân sách, tăng nguồn phát điện tại chỗ, góp phần cải thiện điện áp và tăng thêm độ an toàn cung cấp điện áp cho các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh. Bên cạnh đó, dự án cũng trở thành sự kiện quan trọng, là điểm nhấn về phát triển hạ tầng giao thông, công nghiệp và du lịch của tỉnh Cà Mau.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ 05 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)