Nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ 05 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 (Trang 46 - 47)

Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT Cà Mau, giai đoạn 2009 - 2015 diện tích NTTS của tỉnh tương đối ổn định, với mức tăng trung bình 0,3%/năm (từ 294.659 ha lên 299.819 ha). Trong tổng diện tích NTTS, diện tích nuôi tôm nước lợ ven biển chiếm tỷ trọng chủ yếu ở các huyện, như: Đầm Dơi 66.942 ha (chiếm 22,3% diện tích NTTS toàn tỉnh), Phú Tân 34.481 ha (chiếm 11,5%), Trần Văn Thời 27.996 ha (chiếm 9,3%), Ngọc Hiển: 23.961 ha và Năm Căn: 25.869 ha.

Về sản lượng NTTS, giai đoạn này có tốc độ tăng khá nhanh, đạt 8,4%/năm (từ

188.670 tấn lên 306.318 tấn). Năm 2015, sản lượng NTTS của các địa phương như: Đầm Dơi có sản lượng cao nhất tỉnh với 76.791 tấn (chiếm 25,1% sản lượng NTTS toàn tỉnh); Phú Tân đứng thứ 4 với 35.810 tấn (chiếm 11,7%.). Năng suất nuôi năm 2015 đạt bình quân 1,02 tấn/ha với tốc độ tăng bình quân 8,1%/năm (xem thêm Phụ lục 4).

Nuôi tôm nước lợ: Diện tích nuôi tôm toàn tỉnh năm 2015 là 280.213 ha, bao

gồm 9.587 ha tôm nuôi công nghiệp, 78.283 ha tôm quảng canh cải tiến, 107.744 ha tôm nuôi quảng canh và 80.244 ha tôm sinh thái. Tính đến cuối năm 2015 đã có 4.000 hộ dân tham gia liên kết với các doanh nghiệp chế biến thủy sản để nuôi tôm sinh thái đạt các chứng nhận Naturland, Selva shrimp,...với diện tích 19.000 ha (xem thêm Phụ

lục 5).

Nuôi nghêu: năm 2015, diện tích nuôi đạt 160 ha với sản lượng 200 tấn, chủ yếu

tập trung ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Hiện nay,tình hình nuôi và khai thác nghêu giống đang dần ổn định, địa phương đã hợp nhất và hỗ trợ các HTX tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; tiếp tục triển khai Đề án bảo vệ, phát triển và khai thác hợp lí nguồn lợi nghêu giống ven biển Mũi Cà Mau. Tổng diện tích quy hoạch bãi nghêu 3.000 ha, trong đó diện tích nuôi nghêu thương phẩm 600 ha và diện tích khai thác tự nhiên 2.400 ha.

Nuôi sò huyết: Đây là mô hình nuôi xen canh với tôm đạt hiệu quả kinh tế cao, dễ

nuôi, chi phí thấp. Diện tích nuôi ước đạt 1.321 ha tập trung các huyện ven biển Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân, Đầm Dơi.

Nuôi ốc len: Từ năm 2006, tại các xã Tân Hải, Nguyễn Việt Khái và thị trấn Cái

Đôi Vàm, huyện Phú Tân đã triển khai thực hiện thí điểm mô hình “Thuê khoán quản lý bảo vệ rừng kết hợp nuôi thả ốc len dưới tán rừng phòng hộ". Người dân được thuê quản lý, bảo vệ gần 200 ha diện tích rừng phòng hộ ven biển và được kết hợp nuôi thả ốc len trong khu vực rừng mình quản lý. Bình quân mỗi hộ quản lý khoảng 3 ha và chi phí quản lý, bảo vệ rừng được nhà nước chi trả 200.000 đồng/ha mỗi năm. Trong đó, ưu tiên cho những hộ dân có điều kiện kinh tế khó khăn, sống bằng nghề đánh bắt thuỷ sản mé biển, gây hại nguồn lợi thuỷ sản. Những hộ nghèo, không nghề nghiệp, chuyên đi mò cua, bắt lịch sống ven rừng, ven biển. Bước đầu, mô hình đã thu được những kết quả khả quan, tạo việc làm cho trên 65 hộ gia đình, trong đó 58 hộ thuộc thị trấn Cái

36

Đôi Vàm và 27 hộ thuộc xã Tân Hải. Lợi nhuận từ họat động nuôi ốc len mang lại khoảng 100 triệu đồng/ha/năm. Việc áp dụng mô hình nuôi ốc len sinh thái dưới tán rừng phòng hộ đã mang lại lợi ích kép: vừa giải quyết công ăn việc làm và xóa đói, giảm nghèo cho nông dân, ổn định cuộc sống cho các hộ nghèo ở khu vực tái định cư; vừa góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Vì vậy mô hình này đang được đề xuất nhân rộng từ cửa Cái Đôi Vàm đến cửa Sào Lưới. Mặt khác, việc nhân rộng mô hình này sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng phá rừng bảo vệ môi trường, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển tỉnh Cà Mau.

Nuôi hàu lồng: Chủ yếu ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển có khoảng 32 bè (1000

lồng), mô hình này nuôi hiệu quả không cao do giá cả biến động và đầu ra không ổn định. Năm 2015 sản lượng ước đạt 242 tấn, chủ yếu tiêu thụ nội địa.

Nuôi cua: Diện tích nuôi cua khá ổn định, chủ yếu nuôi kết hợp tôm quảng canh

(nuôi quảng canh, tôm lúa, tôm rừng) chiếm khoảng 70% diện tích nuôi tôm quảng canh. Năm 2015, sản lượng cua nuôi ước đạt 22.155 tấn. Khu vực nuôi cua chủ yếu ở các huyện như Ngọc Hiển, Năm Căn, Phú Tân, Cái Nước, Đầm Dơi.

Nuôi cá lồng bè: Cá bớp được nuôi tại đảo Hòn Chuối, mặc dù mang lại hiệu quả

kinh tế cho người nuôi nhưng do thị trường tiêu thụ chưa ổn định, các điều kiện về vật tư, vốn, kỹ thuật,... chưa được đáp ứng nên việc phát triển còn nhiều hạn chế, hiện nay mới chỉ phát triển được 86 lồng với sản lượng đạt 52 tấn.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ 05 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)