a) Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Cà Mau đến 2020, tầm nhìn 2030 theo quyết định 537/QĐ –TTg ngày 4/4/2016:
Trong quy hoạch này, định hướng phát triển ngành thuỷ sản được xác định như sau: NTTS chủ yếu là nuôi tôm với nhiều hình thức nuôi để phát triển bền vững, tiếp
43
tục tăng nhanh diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm sinh thái; phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp phù hợp với khả năng vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư; thí điểm phát triển nuôi tôm công nghệ cao; đồng thời phát triển nuôi các loài thủy hải sản khác, khuyến khích nuôi hải sản ở mặt nước ven biển, các cụm đảo. Tổ chức lại ngành nghề, phương tiện khai thác thủy sản trên biển gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khuyến khích đầu tư khai thác xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Định hướng phát triển nông nghiệp: Cây lúa vẫn tiếp tục là cây trồng chính, giữ
ổn định diện tích chuyên canh lúa trong vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời. Phát triển sản xuất lúa gạo hữu cơ, lúa mùa đặc sản, tiếp tục sản xuất lúa luân canh trên đất nuôi tôm để phát triển bền vững. Canh tác cây chuối, mía, dừa, rau màu và cây trồng có hiệu quả khác theo hướng thâm canh chất lượng cao, khuyến khích sản xuất xen canh, luân canh rau màu trên đất trồng lúa. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng trang trại, thực hiện chăn nuôi an toàn, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Khuyến khích nuôi động vật hoang dã trong diện được nuôi nhốt có giá trị kinh tế cao.
Định hướng phát triểnlâm nghiệp: Quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có,
nhất là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; đẩy mạnh giao rừng cho hộ gia đình quản lý, chăm sóc, bảo vệ; tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp; khai thác môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái. Khôi phục, phát triển rừng phòng hộ ven biển, ven sông theo Chương trình Mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu; khuyến khích đầu tư trồng rừng thâm canh giá trị cao gắn với đầu tư công nghiệp chế biến lâm sản.
Định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Tiếp tục phát triển
công nghiệp chế biến thủy sản, nông lâm sản theo hướng tăng tỷ lệ hàng tinh chế; khôi phục phát triển công nghiệp cơ khí sửa chữa tàu thuyền; phát triển công nghiệp năng lượng, thu hút đầu tư nhà máy điện gió, điện năng lượng mặt trời, điện sinh khối theo cơ chế khuyến khích phát triển năng lượng sạch; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nông thôn để tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Tiếp tục đầu tư, phân kỳ đầu tư hợp lý đối với các khu công nghiệp Khánh An, Hòa Trung, Sông Đốc, Khu kinh tế Năm Căn và các cụm công nghiệp theo quy hoạch được duyệt để thu hút đầu tư.
Định hướng phát triển các ngành dịch vụ:Tập trung phát triển du lịch sinh thái,
du lịch biển đảo, thực hiện liên kết phát triển du lịch trong nước và quốc tế; khuyến khích và hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái cộng đồng bền vững. Thu hút đầu tư các khu du lịch, khai thác có hiệu quả các tuyến điểm du lịch theo quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh; tập trung xây dựng phát triển Khu du lịch quốc gia Năm Căn. Phát triển nhanh các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất và dịch vụ khác như vận tải, viễn thông và công nghệ thông tin,... Từng bước phát triển dịch vụ logistics trên cơ sở phát triển và khai thác hệ thống cảng Cà Mau, Khu kinh tế Năm Căn, cảng biển tổng hợp Hòn Khoai.
44
Định hướng phát triển giao thông: Đầu tư giai đoạn 2 tuyến đường Hành lang
ven biển phía Nam qua tỉnh Cà Mau; tuyến tránh quốc lộ 1 qua nội ô thành phố Cà Mau; hoàn thành nâng cấp, mở rộng quốc lộ 63; nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1; sau năm 2020 triển khai đầu tư tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Đầu tư nâng cấp các tuyến đường từ tỉnh đến trung tâm huyện và các tuyến đường tỉnh khác, ưu tiên đầu tư các tuyến đường kết nối từ trung tâm tỉnh đến các trung tâm kinh tế ven biển như: Rau Dừa - Rạch Ráng - Sông Đốc (đường bờ Nam Sông Đốc), Cà Mau - Đầm Dơi, Tắc Thủ - Đá Bạc, đường tuyến kênh Sáu Đông (Tân Thuận - Đầm Dơi - Rau Dừa); triển khai xây dựng hệ thống đường ven biển; xây dựng nâng cấp hệ thống cầu, bến xe, bãi đỗ. Xây dựng nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn, đảm bảo 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Tiếp tục đầu tư xây dựng Cảng Năm Căn, thu hút đầu tư Cảng biển Hòn Khoai, Cảng sông Ông Đốc, đáp ứng yêu cầu vận tải đường biển; triển khai đầu tư các Cảng khách Cà Mau, Năm Căn, Ông Đốc.
Thủy lợi, cấp, thoát nước: Nâng cấp, gia cố đê biển Tây, xây dựng đê biển Đông,
hệ thống đê cửa sông theo Chương trình đê biển của Chính phủ. Xây dựng một số hồ trữ nước phục vụ phòng chống cháy rừng, bổ sung cấp nước sinh hoạt để giảm áp lực khai thác nước ngầm. Đầu tư cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị Sông Đốc, Năm Căn, các đô thị trung tâm huyện và các khu, cụm công nghiệp.
Bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu:Tăng cường quản lý, bảo vệ
môi trường và xử lý ô nhiễm môi trường; bảo vệ và phục hồi tính đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước, trọng tâm là Khu sinh quyển Mũi Cà Mau.
b) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển tỉnh Cà Mau đến năm 2020 (theo Quyết định số 407/QĐ-UBND ngày 12/03/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh):
Định hướng phát triển về thủy sản: Phát triển NTTS ở tất cả các mặt nước. Nuôi
tôm nước lợ vẫn là chủ yếu với nhiều loại hình. Khuyến khích phát triển nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp tại các huyện có điều kiện (trừ các huyện ven biển phía Bắc Cà Mau). Quy hoạch đầu tư vùng giống thủy sản tập trung tại huyện Ngọc Hiển và một số huyện khác. Các huyện Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Năm Căn, Phú Tân tập trung chủ yếu nuôi tôm sinh thái. Đối với vùng bảo tồn nghiêm ngặt vùng bãi bồi ven biển thuộc VQG mũi Cà Mau phải được kiểm soát nghiêm ngặt, không cho nuôi hoặc khai thác hải sản trong diện tích này để không ảnh hưởng đến phát triển của rừng ngập mặn và vùng sinh sản của các loài thủy hải sản.
Đầu tư nâng cấp mở rộng các cảng cá quan trọng, nhất là các cảng cá kết hợp với các khu neo đậu tránh trú bão như Cà Mau, Sông Đốc, Hòn Khoai, Khánh Hội,... Nâng cấp và đầu tư xây dựng một số cảng cá, bến cá nhân dân.
Về Lâm nghiệp: bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có trên các cụm đảo Hòn Khoai,
Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc để phục vụ mục tiêu sinh thái, du lịch. Đối với rừng đặc dụng ở hai VQG U Minh Hạ và Mũi Cà Mau bảo tồn nguyên hiện trạng rừng. Khuyến khích
45
đầu tư kinh doanh du lịch sinh thái tại các VQG Mũi Cà Mau, U Minh Hạ. Phát động nhân dân trồng cây phân tán để tăng độ che phủ, nhất là ở các khu NTTS tập trung.
Về Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Tiếp tục đầu tư chiều sâu cho các nhà
máy chế biến thủy sản hiện có, thu hút đầu tư xây dựng một số nhà máy mới (nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi,...). Triển khai xây dựng một số cơ sở chế biến dầu khí và các sản phẩm liên quan khác. Đẩy mạnh khai thác dầu khí ở các lô đã định, tiếp tục hoàn thiện các đường ống dẫn khí từ vùng biển Tây Nam vào bờ. Nghiên cứu đầu tư nhà máy lọc dầu ở khu kinh tế Năm Căn. Xây dựng một số cơ sở sửa chữa và đóng mới tàu cá tại Sông Đốc, Năm Căn, Hòn Khoai... Xúc tiến đầu tư các KCN Sông Đốc, Năm Căn
Về Du Lịch: Phát triển du lịch tại các địa bàn Khu vực hệ sinh thái rừng ngập
mặn (VQG Mũi Cà Mau, khu rừng 184), Khu vực Mũi Cà Màu, Bãi biển Khai Long, các cụm đảo, cồn, gần bờ và cửa sông.Hình thành và phát triển các tuyến du lịch chính bao gồm: Tuyến Cà Mau - Vồ Dơi - Hòn Đá Bạc - Sông Đốc, tuyến Cà Mau - Đất Mũi - Khai Long - Hòn Khoai, tuyến Cà Mau - Cồn Ông Trang - Đất Mũi - Khai Long, Tuyến Cà Mau - Năm Căn - Ngọc Hiển, tuyến Cà Mau - Sân chim Đầm Dơi - Lâm
ngư trường Tam Giang III - Bãi biển Giá Lồng Đèn.
c) Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cà Mau đến 2020, tầm nhìn 2050 theo quyết định QĐ 896/QĐ- UBND ngày 30/6/2015
Vùng phát triển ven biển Tây gồm: Vùng biển, các cụm đảo Hòn Chuối, Hòn Buông, Đá Bạc và 04 huyện có bờ biển (U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước và Phú Tân). Đô thị trung tâm của vùng là Sông Đốc, là vùng phát triển đô thị - công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái (VQG U Minh Hạ), làng nghề; nông nghiệp chuyên canh và NTTS tập trung. Sông Đốc là đô thị kinh tế biển, là đô thị động lực của tiểu vùng. Có trục hành lang kinh tế ven biển Tây liên kết 04 huyện và nối với KKT Năm Căn ở phía Nam và nối với Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) ở phía Bắc và trục hành lang kinh tế đô thị quốc gia Quốc lộ 1 (đường Hồ Chí Minh) đi qua.
Vùng phát triển ven biển Đông (phía Nam) gồm: Vùng biển, các cụm đảo Hòn Khoai và 03 huyện có bờ biển (Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi): Phát triển nông nghiệp, NTTS; thương mại, dịch vụ, du lịch sinh thái cảnh quan (Năm Căn, Ngọc Hiển); công nghiệp - TTCN, làng nghề; kinh tế biển, cảng tổng hợp. Phát triển vùng diêm nghiệp hiện có xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi.
d) Quy hoạch Phát triển Nông nghiệp tỉnh Cà Mau đến năm 2020 (theo Quyết định số 1586/QĐ-UBND ngày 13/10/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Về khai thác thủy sản:
Phát triển khai thác thủy sản theo hướng đánh bắt xa bờ, hạn chế khai thác ven bờ kết hợp đồng bộ với đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cầu cảng, bến bãi,... Chú trọng khai thác các loại hải sản giá trị kinh tế cao, thực hiện tốt khâu bảo quản sản phẩm sau thu hoạch nhằm nâng cao giá trị. Cơ cấu sản lượng thay đổi theo hướng tăng sản lượng
46
Cá, Tôm có giá trị kinh tế, giảm tỷ lệ khai thác hải sản khác (đặc biệt hải sản ven bờ). Cho phép một số lượng tàu nhất định có công suất nhỏ dưới 20 CV khai thác tại vùng biển ven bờ thuộc các huyện Ngọc Hiển, Phú Tân, Đầm Dơi và Trần Văn Thời (là những huyện có nhiều tàu khai thác công suất nhỏ không có khả năng khai thác các tuyến lộng và tuyến khơi); nhằm đảm bảo khai thác bền vững tại tuyến bờ của những huyện này.
Bố trí đầu tư mới 5 cảng cá và 6 bến cá, các ụ neo đậu tránh trú bão và từ 2 đến 3 chợ đầu mối thủy sản ở các cảng cá có lượng tàu thuyền lớn (ưu tiên ở U Minh, Trần Văn Thời và Ngọc Hiển).
Về nuôi trồng thuỷ sản:
Diện tích NTTS đến năm 2015 là 296.000 ha và ổn định đến năm 2020. Trong đó, diện tích nuôi mặn lợ ổn định đến năm 2020 là 268.000 ha, diện tích nuôi tôm nước lợ đến năm 2015 là 266.500 ha và chủ trương không tăng đến năm 2020. Phát triển nuôi cá và nhuyễn thể lồng bè trên biển và vùng cửa sông; nuôi nhuyễn thể khu vực bãi bồi ven biển. Khoanh vùng các khu bảo tồn giống loài thủy sản.
Ngoài các quy hoạch được rà soát nói trên, còn một số quy hoạch khác có liên quan đến vùng biển ven bờ nghiên cứu như:
Quy hoạch tổng thể phát triển nuôi trồng thủy hải sản trên biển và hải đảo tỉnh Cà Mau đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Cà Mau đến năm 2020;
Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Cà Mau đến năm 2020; Quy hoạch hệ thống thủy lợi tỉnh Cà Mau đến năm 2020; Điều chỉnh quy hoạch thủy lợi tỉnh Cà Mau đến 2020;
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (theo Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 12/07/2012 HĐND tỉnh Cà Mau khóa VIII, kỳ họp thứ 3);
Quy hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tỉnh Cà Mau đến năm 2020;
Điều chỉnh quy hoạch tổng thể giao thông vận tải tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Quy hoạch chi tiết phát triển giao thông đường thủy nội địa tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo quyết định Quyết định 183/QĐ-UBND ngày 29/1/2016;
Quy hoạch bến thủy nội địa, bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh Cà mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (theo Quyết định số 1822/QĐ-UBND ngày 05/12/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh);
Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2014 - 2020 (theo Quyết định số 1605/QĐ- UBND ngày 24/10/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh);
47
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Đầm Dơi đến 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Trần Văn Thời đến 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Năm Căn đến 2020; Quy hoạch nông thôn mới huyện Đầm Dơi;
Quy hoạch nông thôn mới huyện Năm Căn; Quy hoạch nông thôn mới huyện Phú Tân; Quy hoạch nông thôn mới huyện Ngọc Hiển; Quy hoạch nông thôn mới huyện Trần Văn Thời;
3.3.2. Sơ bộ đánh giá chồng chéo các quy hoạch trên cơ sở tính bền vững và môi trường sinh thái