Nhóm vùng bảo tồn, bảo vệ và phục hồi

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ 05 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 (Trang 91 - 95)

Tiêu chí:

Có sinh cảnh đăc thù, nguyên sơ và tính đa dạng sinh học cao;

 Có các hệ sinh thái hỗ trợ sự sống của các loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm và

bị de dọa;

 Được xem là quan trọng với việc bảo tồn, bảo vệ và phục hồi các sinh cảnh,

81

Chính sách quản lý:

 Bảo vệ và bảo tồn tính đa dạng sinh học, nguồn tài nguyên thủy sản và các sinh cảnh, hệ sinh thái liên đới;

 Bảo vệ và bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm và bị đe dọa;

 Bảo vệ và bảo tồn các chức năng tự nhiên của vùng, nhạy cảm với tác động của con người và thiên tai;

 Bảo vệ và bảo tồn các vùng có giá trị cảnh quan tự nhiên;

 Cho phép các cơ quan/ tổ chức nghiên cứu tiếp cận với mục tiêu nghiên cứu khoa học phục vụ công tác bảo vệ bảo tồn;

 Cho phép một số hoạt động tham quan của du khách có kiểm soát nghiêm ngặt.

Các vùng đề xuất:

(i) Phân khu bảo tồn biển thuộc Vườn Quốc gia mũi Cà Mau

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau thuộc địa bàn xã Đất Mũi, Viên An, huyện Ngọc Hiển và xã Đất Mới, Lâm Hải, huyện Năm Căn. Vườn có diện tích 41.861 ha, trong đó diện tích trên đất liền là 15.262 ha, diện tích ven biển là 26.600ha. Đây là hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên (hệ sinh thái cửa sông, ven biển) có giá trị rất cao về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, môi trường.

Đây cũng là một trong những địa điểm quan trọng thuộc chương trình quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam và được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2009. Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có giá trị bảo tồn nguồn gen quý hiếm (22 loài thực vật ngập mặn, 13 loài thú, 74 loài chim, 17 loài bò sát và 133 loài động vật phiêu sinh). Đặc biệt có các loài cần được bảo tồn, như các loài thú: Rái cá vuốt bé, Rái cá lông mũi/lông mượt, Mèo cá; các loài chim: Bồ nông chân xám, Giang sen, Cò trắng Trung Quốc; các loài bò sát: Rùa hộp lưng đen, Rùa răng, Rùa ba gờ, Rùa cổ bự và Ba ba nam bộ,...

Khu vực phân vùng quy hoạch thuộc VQG Mũi Cà Mau có phạm vi tính từ mép bờ biển phía tây ra phía biển, chức năng chủ yếu là bảo tồn tài nguyên sinh vật biển và hệ sinh thái ven bờ, duy trì và nghiên cứu quá trình địa mạo và sinh thái tự nhiên của VQG Mũi Cà Mau. Các địa điểm chính là:

+ Điểm 1: Cửa Sào Lưới (thuộc huyện Phú Tân): Tọa độ 104 độ 47 phút, 30 giây độ kinh Đông; 8 độ 48 phút độ vĩ Bắc.

+ Điểm 2: Ngoài biển: Tọa độ 104 độ 45 phút độ kinh Đông; 8 độ 48 phút; độ vĩ Bắc; + Điểm 3: Ngoài biển: Tọa độ 104 độ 42 phút độ kinh Đông; 8 độ 40 phút độ vĩ Bắc. + Điểm 4: Ngoài biển: Tọa độ 104 độ 42 phút độ kinh Đông;8 độ 35 phút độ vĩ Bắc. + Điểm 5: Ngoài biển: Tọa độ 104 độ 48 phút độ kinh Đông; 8 độ 33 phút, 30 giây độ vĩ Bắc.

82

kinh Đông; 8 độ 34 phút; 30 giây, độ vĩ Bắc. (ii) Khu vực rừng đặc dụng

Bao gồm các khu vực nằm trong vùng quy hoạch cụ thể sau: Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau 41.862 ha với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 12.203 ha; khu rừng di tích lịch sử, cảnh quan cụm đảo Hòn Khoai 701 ha, khu vực đảo Hòn Khoai 561 ha, khu vực đảo Hòn Chuối 140 ha; Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm lâm nghiệp Tây Nam Bộ 290 ha. (theo Quyết định số 1156/QÐ-UBND ngày 14/8/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Cà Mau đến 2020).

Hình 12: Bản đồ phân vùng sử dụng không gian vùng biển ven bờ - Nhóm vùng bảo tồn, bảo vệ và phục hồi

Các hoạt động được phép:

 Cho phép cắm mốc xác định phạm vi ranh giới của phân khu bảo tồn biển;

 Cho phép các cơ quan/tổ chức nghiên cứu tiếp cận với mục tiêu nghiên cứu khoa học phục vụ công tác bảo vệ bảo tồn. Tiến hành điều tra, đánh giá tài

83

nguyên sinh vật biển;

 Cho phép một số hoạt động tham quan của du khách có kiểm soát nghiêm ngặt.

Các hoạt động không được phép:

 Các hoạt động làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng, loại trừ những hoạt động được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 22 Quy chế quản lý rừng kèm theo Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ;

 Các hoạt động làm ảnh hưởng đến đời sống tự nhiên của các loài động, thực vật hoang dã hoặc loài bảo tồn ;

 Thả và nuôi, trồng các loài động vật, thực vật đưa từ nơi khác tới mà trước đây các loài này không có trong khu rừng đặc dụng. Trong trường hợp đặc biệt phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định ;

 Khai thác tài nguyên sinh vật và các tài nguyên thiên nhiên khác.

 Gây ô nhiễm môi trường.

 Mang hoá chất độc hại, chất nổ trong rừng và ven rừng

 Nghiêm cấm khai thác, tỉa thưa cây rừng, săn bắt các loài động vật (chim, thú, bò sát,…), đánh bắt thủy sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.

 Nghiêm cấm đánh bắt hải sản bằng các dụng cụ có tính hủy diệt sinh vật biển;

 Nghiêm cấm các hoạt động như: đào kênh trên vùng đất ngập nước ven biển; các hoạt động làm ảnh hưởng đến sự di trú tự do của các sinh vật ven biển từ biển vào khu vực bãi bồi, vào rừng và ngược lại;

 Nghiêm cấm các hình thức tạm cư, định cư trong phạm vi ranh giới của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.

Các hoạt động có kiểm soát:

 Cho phép một số hoạt động tham quan của du khách có kiểm soát nghiêm ngặt.

 Thả và nuôi trồng một số loài động thực vật ngoại lai khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT hoặc TT Chính phủ.

84

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ 05 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)