Phân vùng không gian phát triển khai thác thủy sản vùng biển ven bờ

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ 05 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 (Trang 99 - 100)

Tiêu chí:

Vùng được bố trí cho mục đích đánh bắt hải sản, áp dụng cho các phương pháp khai thác bền vững.

Chính sách quản lý:

 Bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản thông qua viêc cấm các hoạt động đánh bắt quá mức và mang tính hủy diệt như lú, đáy,...; điều chỉnh việc sử dụng các nguồn tài nguyên thủy sản, bảo vệ các bãi giống bãi con non, cấm/hạn chế khai thác theo mùa vụ,...

 Tăng cường quản lý, giám sát các hoạt động đánh bắt cá thương mại, các hoạt động đánh bắt gần các vùng biển của khu bảo tồn, cá khu vực cấm khai thác theo mùa, các vùng bến cảng và trên các tuyến giao thông biển.

Vùng đề xuất:

Vùng biển ven bờ 5 huyện, ngoại trừ các vùng đã đề xuất cho hoạt động cảng, du lịch, dầu khí và bảo tồn.

Hoạt động được phép:

 Đánh bắt ở các vùng đã được chỉ định vào mùa cho phép với công cụ đánh bắt hợp pháp. Tuân thủ theo quy định kế hoạch quản lý vùng biển ven bờ đã được thông

qua;

 Đánh bắt quy mô nhỏ/thủ công bằng thuyền có công suất nhỏ trong các vùng

nước nông ven biển và vùng đệm của khu bảo tồn biển;

Hoạt động nghiên cứu, điều tra nguồn lợi thủy hải sản. Hoạt động không được phép:

 Sử dụng các phương pháp/công cụ đánh bắt mang tính hủy diệt (đăng đáy, lú,

cào, chất nổ,...);

Đánh bắt các loài trong mùa sinh sản/đẻ trứng;

Hạn chế các nghề lưới rê 3 lớp, lưới kéo, lặn đêm;

Khai thác hủy hoại các sinh cảnh (habitat);

Đánh bắt các loài quý hiếm, bị đe dọa;

Đánh bắt các loài còn nhỏ hoặc đang có trứng;

Thải các chất thải ra biển. Hoạt động có điều kiện:

89  Giao thông vận tải biển theo luồng/tuyến;

 Đánh bắt tại các khu vực cấm khai thác theo mùa.

Hình 14: Bản đồ phân vùng không gian phát triển khai thác thủy sản

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ 05 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)