Tài nguyên du lịch của Cà Mau khá đặc trưng với một số loại hình du lịch chủ yếu, bao gồm:
- Du lịch sinh thái:
Cà Mau là tỉnh duy nhất trong cả nước có đất bồi hàng năm lấn thêm ra biển từ 80 - 100 m, có tổng chiều dài hệ thống kênh rạch khoảng 7.000 km, xen vào đó là các dải vườn cây ăn trái, các sân chim tự nhiên, sân chim nhân tạo, cùng với diện tích rừng ngập mặn và rừng tràm rộng lớn, có 2 Vườn Quốc gia (VQG Mũi Cà Mau và U Minh Hạ) đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2009. Đặc điểm trên mang đậm nét của vùng đất rừng phương Nam, cung cấp những cơ hội và tiềm năng để tỉnh Cà Mau phát triển du lịch sinh thái, đem lại cho du khách những tuyến du lịch hấp dẫn.
- Du lịch biển:
Biển Cà Mau nằm trong vùng biển Tây Nam Bộ, gồm các đảo lớn nhỏ thuộc 5 quần đảo và các đảo lẻ. Đặc biệt, vùng ven bờ có 3 cụm đảo gần bờ là cụm đảo Hòn Khoai, cụm đảo Hòn Chuối và cụm đảo Hòn Đá Bạc. Cùng với các cụm đảo và các đảo nhỏ lẻ, còn có một số bãi cát ven bờ (Giá Lồng Đèn, Khai Long), các cồn bồi lắng cửa sông mang vẻ đẹp tự nhiên, nguyên sơ, rất thích hợp để phát triển du lịch sinh thái biển đảo.
- Du lịch lịch sử - nhân văn:
Gắn liền với quá trình lịch sử của dân tộc, tỉnh Cà Mau có nhiều khu di tích lịch sử như: Hồng Anh thư quán, đình Tân Hưng, khu căn cứ Lung Lá Nhà Thể, căn cứ Xẻo Đước, khu chứng tích tội ác Mỹ ngụy Hải Yến - Bình Hưng, Khu Du lịch Bác Ba Phi, lễ hội Nghinh Ông. Đây là những công trình văn hoá du lịch, đang được đầu tư tôn tạo. Nghệ thuật đờn ca tài tử, văn hoá dân gian, lễ hội Nghinh ông, hoạt động mua bán chợ nổi trên sông,…cũng là những yếu tố có thể khai thác trong hoạt động du lịch.
Hiện nay, tài nguyên du lịch của tỉnh chủ yếu còn ở dạng tiềm năng. 2.1.5.6. Tài nguyên khoáng sản
- Dầu khí:
Theo báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến 2015, định hướng đến 2025, ở thềm lục địa Tây Nam bộ có nhiều lô thăm dò khai thác dầu khí (từ lô 36 đến lô 51; các lô A, lô B; vùng thỏa thuận thương mại giữa Việt
25
Nam và Malaysia PM – 3CAA và vùng mới phân định giữa Việt Nam và Thái Lan). Đây là những lô có trữ lượng và tiềm năng đáng kể về khí thiên nhiên. Riêng các khu vực đang thăm dò khai thác và một số lô có tài liệu khảo sát đã cho thấy trữ lượng tiềm năng khoảng 172 tỷ m3, đã phát hiện 30 tỷ m3. Dự báo sản lượng khai thác các mỏ khí có thể đạt khoảng 8,25 tỷ m3/năm.
- Cát ven biển:
Từ cửa Bồ Đề đến Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển), trên chiều dài 36 km có bãi cát ven biển với bề rộng bãi khoảng 1km. Đây là bãi cát có trữ lượng không lớn, cát mịn và lẫn nhiều chất mùn bã, không có ý nghĩa khai thác công nghiệp lớn, mục đích chủ yếu là để phát triển du lịch bãi cát ven biển (bãi Khai Long). Ngoài ra, đây là vùng ven bờ châu thổ (chân châu thổ), nên ở phần ngập nước thường có các cồn cát nhỏ, cát lẫn bùn – là các yếu tố tự nhiên quyết định khả năng lấn tiến của vùng châu thổ, giúp Cà Mau mở mang bờ cõi. Cho nên, cần nghiêm cấm, nghiêm trị việc khai thác cát ở khu vực này để bảo vệ bờ biển khỏi xói lở.
2.1.5.7. Nguồn lợi muối biển
Diện tích cho phát triển diêm nghiệp tại Cà Mau vào khoảng 175ha, nằm dọc theo sông Gành Hào, thuộc ấp Lưu Hoa Thanh, tại xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi với khoảng 80 hộ dân canh. Tùy theo mùa khô từng năm mà diêm dân bắt đầu vụ muối mới, nhưng thời điểm bắt đầu vụ thường từ tháng 12 đến cuối tháng 3 âm lịch. Đa phần người dân làng muối chỉ sản xuất theo truyền thống, "cha truyền con nối”, kinh nghiệm người trước lưu giữ lại cho thế hệ sau từ thực tế sản xuất. Do chưa có phương thức sản xuất mới tiến bộ, hiệu quả nên nghề làm muối (diêm nghiệp) luôn được xem là nghề có rủi ro cao và hiệu quả kinh tế không cao.Tuy nhiên, đây vẫn là nguồn sinh kế chính của một bộ phận cộng đồng dân cư ven biển, đặc biệt khi nhu cầu muối công nghiệp và y tế có chiều hướng gia tăng.
2.1.6. Thực trạng môi trường
Để đánh giá thực trạng môi trường tại 05 huyện ven biển thuộc tỉnh Cà Mau (trong phạm vi 6 hải lý tính từ đường bờ), nhóm nghiên cứu đã khảo sát và thu thập thông tin tại 5 huyện, 21 xã và19 cộng đồng từ các xã ven biển. Cụ thể, đặc điểm môi trường ven biển được thể hiện trong bảng 1 và trên bản đồ hiện trạng môi trường ven biển tỉnh Cà Mau.
Bảng 1: Đặc điểm môi trường vùng ven biển tỉnh Cà Mau
TT Điểm nóng về ô
nhiễm môi trường
Đặc trưng ô nhiễm Vị trí, khoanh vùng
ô nhiễm
1 Cảng cá Sông Đốc Ô nhiễm chất hữu cơ, hàm lượng
các chất ô nhiễm cao
Thể hiện trên bản đồ
2 Nhà máy chế biến
thủy sản tại thị trấn Cái Đôi Vàm
Ô nhiễm hữu cơ, N tổng, P tổng và lưu lượng chất thải lớn
26
3 Ô nhiễm do nuôi tôm
công nghiệp
Ô nhiễm do Clorin, hữu cơ, hóa chất, bùn thải,… thải ra môi trường
Trải rộng khắp các vùng nuôi tôm công nghiệp ven biển của tỉnh Cà Mau
4 Ô nhiễm từ cửa Sông
Đốc do các nhà máy dọc bờ sông thải ra
Có chứa hàm lượng các chất ô nhiễm cao như BOD, COD, N tổng, P tổng và lưu lượng chất thải lớn
Ảnh hưởng đến môi trường vùng ven biển
5 Ô nhiễm do chất thải
sinh hoạt từ các khu dân cư tập trung
Ô nhiễm chất hữu cơ, coliform cao, vi sinh…
Tại các thị trấn và các khu dân cư tập trung
Nguồn: Kết quả thảo luận với các chuyên gia môi trường (Phòng TN-MT) của 5 huyện ven biển tỉnh Cà Mau của nhóm nghiên cứu tháng 7 năm 2016.
Hiện trạng môi trường nước ven bờ trong vùng nghiên cứu và vùng quy hoạch (từ đường bờ đến phạm vi 6 hải lý) đã có dấu hiệu bị ô nhiễm (đặc biệt là ô nhiễm chất hữu cơ) (Hình 3). Điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn lợi thủy sản và chất lượng các hệ sinh thái ven bờ.
27
Hình 2: Thực trạng môi trường nước vùng biển ven bờ tỉnh Cà Mau
Nhóm thực hiện nhiệm vụ đã tổng hợp số liệu quan trắc môi trường từ Chi cục thủy sản Cà Mau từ 12/2015 (các vùng nuôi tôm tại các xã ven biển), số liệu quan trắc môi trường tại các cảng cá, bến cá năm 2015 của Viện Nghiên cứu hải sản, số liệu phân tích môi trường vùng ĐBSCL năm 2015 của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, số liệu phân tích hiện trạng môi trường tại các bãi sò của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau. Tất cả các số liệu trên được tổng hợp và phân tích biểu hiện của môi trường trên bản đồ.
Từ kết quả phân tích và thể hiện trên bản đồ cho thấy, môi trường ven biển vùng cửa Sông Đốc là khu vực ô nhiễm cao nhất, ngoài ra các khu vực nuôi tôm công nghiệp, các vùng dân cư tập trung cũng đã có dấu hiệu ô nhiễm môi trường. Kết quả trên khá phù hợp với kết quả đi khảo sát thực tế vì trong 5 huyện ven biển thì hoạt
28
động kinh tế sôi động nhất là tại thị trấn Sông Đốc nơi có cảng cá Sông Đốc, các nhà máy bột cá, nhà máy chế biến thủy sản nằm dọc hai bờ Sông Đốc và đây cũng là nơi xả thải nhiều nhất và hàm lượng các chất ô nhiễm cao nhất. Những vùng nuôi tôm công nghiệp cũng xả thải ra môi trường lượng lớn nước thải, bùn thải có chứa hàm lượng các chất ô nhiễm cao. Ngoài ra, những vùng dân cư tập trung thường xuyên xả thải chất thải sinh hoạt ra môi trường gây ô nhiễm môi trường.
2.2.Điều kiện kinh tế- xã hội
2.2.1. Tình hình kinh tế 2.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế 2.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Cà Mau trong năm 2015(theo giá so sánh 2010) có nhiều chuyển biến tích cực, tổng sản phẩm (GRDP) đạt 33.640 tỷ đồng, bình quân tăng 0,6% trong giai đoạn 2011-2015. Trong đó: khu vực ngư, nông, lâm nghiệp 6,0%; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 3,0%; khu vực thương mại, dịch vụ tăng 8,1%.
(Nguồn: Đề án tái cơ cấu kinh tế tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến 2030). 2.2.1.2. Cơ cấu kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2015 (theo giá hiện hành) đạt 43.098 tỷ đồng. Trong đó: khu vực ngư, nông, lâm nghiệp đạt 13.389 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31,1%; khu vực công nghiệp, xây dựng đạt 12.550 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,1%; khu vực thương mại, dịch vụ đạt 15.524 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 36%; nhập khẩu, thuế sản phẩm 1.635 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,8%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng khu vực ngư, nông, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng của khu vực
thương mại, dịch vụ (Nguồn: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau năm 2015).
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá thực tế năm 2015 khu vực I (Ngư, nông, lâm nghiệp) đạt 13.389 tỷ đồng, chiếm 31,1% GRDP của tỉnh, trong đó: Ngư nghiệp chiếm 78,0%; nông nghiệp chiếm 21,2 %; lâm nghiệp chiếm 0,8%.
2.2.2. Dân số, lao động, việc làm 2.2.2.1. Dân số 2.2.2.1. Dân số
Theo niên giám thống kê năm 2015 của Chi cục thống kê tỉnh Cà Mau, dân số 5 huyện vùng nghiên cứu là 619.890 người, chiếm 50,86% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số 197 người/km2 thấp hơn mật độ dân số trung bình của tỉnh là 233 người/km2. Tỷ lệ giới tính trong dân số tương đối cân bằng, dân số nữ trung bình là 308.789 người, chiếm 49,81%.
Về phân bố dân cư, 3 huyện (Trần Văn Thời, Phú Tân và Đầm Dơi) có mật độ phân bố tương đương mật độ trung bình của toàn tỉnh, 2 huyện còn lại mật độ chỉ xấp xỉ 50% mật độ trung bình của tỉnh là Ngọc Hiển (110 người/km2) và Năm Căn (136 người/km2) (Chi tiết xem phụ lục 2).
Dân cư vùng nghiên cứu tập trung chủ yếu ở ven sông rạch, các vàm sông và dọc các tuyến giao thông thủy, bộ, các cụm dân cư tập trung không nhiều đã gây khó khăn trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng. Mặt khác, tình trạng di dân tự do tại các xã ven biển
29
diễn ra khá phức tạp và ảnh hưởng nhiều đến phát triển kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu. Hiện tượng di dân tự do, chủ yếu di chuyển ra các vùng rừng ven biển, cửa sông để nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, đặc biệt là vào mùa sinh sản của các loài (nghêu, sò, cá kèo, cua giống). Dân cư ở nội đồng cũng như các địa phương lân cận tập trung đông ở các khu vực bãi giống, bãi con non để khai thác. Hiện tượng này khiến cho việc quản lý dân cư ở địa phương càng khó khăn hơn (xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi).
Ngoài ra, tại một số địa phương còn tồn tại những cụm dân cư sinh sống ở vùng ngoài đê biển và trong rừng phòng hộ ven biển (Giá Cao, Hòn Vân,…). Các cụm dân cư này đã được chính quyền địa phương di dời đến các khu tái định cư xen ghép để đảm bảo an toànvề tài sản và tính mạng của người dân trước những rủi ro của thiên tai(Tân Thuận,...).Tuy nhiên, các khu tái định cư này mới chỉ hỗ trợ phần đất ở mà chưa được cấp đất sản xuất, vì vậy khi người dân về đây chỉ một thời gian không có sinh kế, không có thu nhập họ lại trở về nơi cũ hoặc di chuyển đến nơi khác để mưu sinh làm cho tình trạng di dân tự do càng phức tạp và khó quản lý.
2.2.2.2 Lao động
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở Cà Mau năm 2015 là 688.262 người trong đó lao động nữ là 279.249 người. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc so với tổng dân số là 56,46%, lao động nữ chiếm 45,95%. Cơ cấu lao động theo ngành chủ yếu vẫn là nông nghiệp và thủy sản, chiếm 57,30%. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo là 7,1% - thấp nhất trong vùng. Hầu hết người dân vùng ven biển hoạt động trong các nghề NTTS và KTTS, có trình độ học vấn và kỹ thuật nghề nghiệp thấp, đa số là lao động phổ thông. Tập quán, kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp của họ chủ yếu được tích luỹ qua nhiều thế hệ, đặc biệt là các ngư dân làm nghề khai thác trên biển.
Trong điều kiện kinh tế còn chậm phát triển, mức sống dân cư thấp, địa hình đi lại khó khăn, nằm xa trung tâm kinh tế của tỉnh và xa các đô thị lớn,việc thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao về làm việc tại địa phương là rất khó. Công tác dạy nghề cho lao động vùng ven biển trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế như: cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy nghề chưa hoàn chỉnh, lực lượng giáo viên dạy nghề còn thiếu, nhiều giáo viên mới ra trường nên chưa có kinh nghiệm, trình độ học vấn thấp, người lao động còn ngại việc học nên việc vận động học viên tham gia còn khó khăn, việc vận dụng các kiến thức đã học để tham gia vào hoạt động sản xuất còn nhiều hạn chế. Có thể thấy, vấn đề đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, thủy sản đang là thách thức cho các huyện ven biển và tỉnh Cà Mau.
30
Bảng 2:Một số chỉ tiêu KTXH vùng nghiên cứu
Địa bàn Diện tích tự nhiên (km2) Dân số Mật độ (người/ km2) Tỷ lệ hộ nghèo (%) Tổng (người) Tỷ trọng nữ %) Toàn tỉnh 5.221,44 1.218.821 49,91 233 11,71 Trần Văn Thời 697,46 189.126 50,13 271 13,09 Phú Tân 448,19 103.894 49,81 232 9,10 Đầm Dơi 809,96 183.332 49,21 226 14,86 Năm Căn 482,80 65.719 49,95 136 7,32 Ngọc Hiển 708,55 77.819 49,80 110 11,44 Nguồn: NGTK Cà Mau, 2015 2.2.2.3. Việc làm
Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2015, trong năm đã giải quyết việc làm cho 38.942 lao động, số lao động được dạy nghề đạt 38.061 người, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg là 13.544 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 34,8%. Công tác giải quyết việc làm năm 2015 có nhiều chuyển biến tích cực; áp lực về việc làm đối với người lao động không còn căng thẳng như trước đây do nhiều doanh nghiệp đã mở rộng quy mô sản xuất và thành lập mới tạo ra nhiều chỗ làm việc, nhất là nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, khu công nghiệp ngoài tỉnh như: Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh,...là rất lớn. Lao động, đặc biệt là lao động nam ở khu vực nông thôn di cư về thành thị, các khu công nghiệp rất đông. Tuy nhiên, tình hình này cũng khiến cho địa bàn vùng nghiên cứu bị thiếu hụt một lượng lao động lớn.
Bảng 3: Một số chỉ tiêu đào tạo vùng nghiên cứu
Nội dung Toàn tỉnh Trần Văn
Thời Phú Tân Đầm Dơi
Năm Căn Ngọc Hiển Số trường phổ thông 414 76 40 59 24 25 Số lớp học phổ thông 7.475 1.234 639 1.102 343 394
Số giáo viên phổ thông 12.575 1.988 1.041 1.718 664 636
Số học sinh phổ thông 212.537 32.924 17.980 30.548 10.565 10.949 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT (%) 81.32 85,48 75,94 90,63 92,53 77,42 Số học sinh theo học lớp bổ túc văn hóa 1.378 168 64 98 43 10 Số học sinh theo học lớp xóa mù chữ 34 - - - 15 - Nguồn: NGTK Cà Mau, 2015
31
2.2.3. Cơ sở hạ tầng
Trong giai đoạn 2011-2015, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm, ưu tiên tập trung đầu tư cải tạo nâng cấp và mở rộng, tập trung nhất là giao thông, thủy lợi, lưới điện, hạ tầng thủy sản, trường học, hạ tầng đô thị,…
Nhiều dự án hạ tầng giao thông được tập trung đầu tư trên địa bản tỉnh, trong đó các dự án đầu tư, nâng cấp đường đến các trung tâm huyện, các cụm kinh tế được ưu tiên đầu tư, một số dự án, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đã tạo sự đột phá trong việc cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông nói riêng và kết cấu hạ tầng vùng quy