Vùng đệm (vừa bảo tồn, vừa phát triển, khai thác có điều kiện hoặc hạn chế

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ 05 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 (Trang 95 - 97)

chế khai thác và có kèm theo bảo tồn theo mùa vụ, thời điểm khác nhau trong năm)

Tiêu chí:

 Vùng mà các loại hình sử dụng bị hạn chế, kề với vùng bảo tồn, bảo vệ hoặc phục hồi, được thiết kế để củng cố và duy trì quá trình bảo tồn, bảo vệ.

 Vùng đệm có chức năng bảo vệ (cách ly, hạn chế) vùng bảo tồn khỏi những tác độngtiêu cực của sự phát triển của các vùng lân cận. Tại các vùng này có thể có các hoạt động sản xuất, cư trú, giải trí, nghỉ dưỡng với cường độ thấp.

Chính sách quản lý:

 Bố trí các vùng đệm bao quanh vùng bảo tồn, bảo vệ và phục hổi để giảm đến mức thấp nhất các tác động bất lợi của hoạt động phát triển xung quan, đồng thời làm tăng tính ổn định và hiệu quả của việc bảo tồn, bảo vệ, phục hồi.

 Ngăn ngừa các hoạt động thiếu sự quản lý, trong khi vẫn cho phép một số loại hinh sử dụng, tùy theo mức độ của yêu cầu bảo tồn, bảo vệ và phục hồi

Bảo vệ và bảo tồn các giống loài thủy sản tự nhiên

Bảo vệ các sinh cảnh của các loài thủy sản

Bảo vệ chất lượng nước

 Cho phép các cơ quan/tổ chức nghiên cứu tiếp cận với mục tiêu nghiên cứu

khoa học, phục vụ công tác bảo vệ, bảo tồn

 Cho phép một số hoạt động tham quan của du khách có kiểm soát nghiêm

ngặt

Quản lý, bảo vệ và khai thác thủy sản dựa vào cộng đồng Vùng đề xuất:

 Khu vực bãi bồi phía tây mũi Cà Mau.

 Khu vực bảo tồn các bãi đẻ, bãi giống, bãi con non và cho phép khai thác theo mùa.

85

Hình 13:Bản đồ phân vùng sử dụng không gian vùng biển ven bờ - Nhóm vùng đệm

Hoạt động được phép

 Quản lý, bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ các loài động vật thủy sinh trong hệ sinh thái, cho phép quy hoạch nuôi một số đặc sản: nghêu, sò huyết, cá kèo, cua ở

những nơi có điều kiện phù hợp

 Cho phép các cơ quan/tổ chức nghiên cứu, tiếp cận với mục tiêu nghiên cứu

khoa học

 Cho phép cộng đồng địa phương tiếp cận có kiểm soát với mục tiêu thưởng thức, thư gian và kiếm sống bằng các nghề thủ công truyền thống không gây

hại đến hệ sinh thái.

86

Cho phép một số hoạt động tham quan có kiểm soát nghiêm ngặt

Cho phép một số hoạt động nạo vét thông luồng các cửa biển, cửa đầm

 Do hầu hết những khu vực đề xuất bảo vệ nằm trong khu vực quy hoạch để phát triển du lịch hoặc gần các khu vực liên quan quan đến các hoạt động dân sinh, vì vậy trong chính sách quản lý phải có sự kết hợp giữa bảo tồn và phát triển, nghĩa là không làm phá hủy các quy hoạch đã được duyệt nếu không cần

thiết.

Hoạt động không được phép

 Nghiêm cấm các hoạt động gây tác hại và làm ô nhiễm môi trường như: đào

kênh, đắp đập, xây dựng các công trình dân dụng, công trình công nghiệp

Đổ thải các chất nạo vét, các chất thải chưa qua xử lý

Đổ thải phân bón và các hóa chất nguy hại

Các hoạt động có khả năng gây suy thoái cảnh quan và chất lượng môi trường.

 Cấm định cư, tạm cư ngoài khu vực quy hoạch ổn định dân cư.

Khai thác khoáng sản Hoạt động có điều kiện:

Tham quan của du khách có kiểm soát.

Cho phép một số hoạt động nạo vét thông luồng các cửa biển, cửa đầm

Cho phép một số hoạt động khai thác theo mùa, khai thác có kiểm soát

 Được xây dựng các tuyến đường tham quan, đường tuần tra, đường cáp trên không, cầu nhỏ trong rừng, nạo vét kênh rạch. Chiều rộng các loại đường phải nhỏ hơn 3 m; được xây dựng điểm dừng chân cho du khách, biển báo, bảng nội quy đường tham quan, tháp quan sát cảnh quan,…

 Được tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham quan học tập nhưng phải đảm bảo không có ảnh hưởng xấu đến môi trường cũng như các mục tiêu bảo tồn;

 Xây dựng các công trình phục vụ các hoạt động quản lý cần thiết mà không thể xây ngoài vùng cần bảo tồn

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ 05 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)