Thực trạng môi trường

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ 05 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 (Trang 36 - 39)

Để đánh giá thực trạng môi trường tại 05 huyện ven biển thuộc tỉnh Cà Mau (trong phạm vi 6 hải lý tính từ đường bờ), nhóm nghiên cứu đã khảo sát và thu thập thông tin tại 5 huyện, 21 xã và19 cộng đồng từ các xã ven biển. Cụ thể, đặc điểm môi trường ven biển được thể hiện trong bảng 1 và trên bản đồ hiện trạng môi trường ven biển tỉnh Cà Mau.

Bảng 1: Đặc điểm môi trường vùng ven biển tỉnh Cà Mau

TT Điểm nóng về ô

nhiễm môi trường

Đặc trưng ô nhiễm Vị trí, khoanh vùng

ô nhiễm

1 Cảng cá Sông Đốc Ô nhiễm chất hữu cơ, hàm lượng

các chất ô nhiễm cao

Thể hiện trên bản đồ

2 Nhà máy chế biến

thủy sản tại thị trấn Cái Đôi Vàm

Ô nhiễm hữu cơ, N tổng, P tổng và lưu lượng chất thải lớn

26

3 Ô nhiễm do nuôi tôm

công nghiệp

Ô nhiễm do Clorin, hữu cơ, hóa chất, bùn thải,… thải ra môi trường

Trải rộng khắp các vùng nuôi tôm công nghiệp ven biển của tỉnh Cà Mau

4 Ô nhiễm từ cửa Sông

Đốc do các nhà máy dọc bờ sông thải ra

Có chứa hàm lượng các chất ô nhiễm cao như BOD, COD, N tổng, P tổng và lưu lượng chất thải lớn

Ảnh hưởng đến môi trường vùng ven biển

5 Ô nhiễm do chất thải

sinh hoạt từ các khu dân cư tập trung

Ô nhiễm chất hữu cơ, coliform cao, vi sinh…

Tại các thị trấn và các khu dân cư tập trung

Nguồn: Kết quả thảo luận với các chuyên gia môi trường (Phòng TN-MT) của 5 huyện ven biển tỉnh Cà Mau của nhóm nghiên cứu tháng 7 năm 2016.

Hiện trạng môi trường nước ven bờ trong vùng nghiên cứu và vùng quy hoạch (từ đường bờ đến phạm vi 6 hải lý) đã có dấu hiệu bị ô nhiễm (đặc biệt là ô nhiễm chất hữu cơ) (Hình 3). Điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn lợi thủy sản và chất lượng các hệ sinh thái ven bờ.

27

Hình 2: Thực trạng môi trường nước vùng biển ven bờ tỉnh Cà Mau

Nhóm thực hiện nhiệm vụ đã tổng hợp số liệu quan trắc môi trường từ Chi cục thủy sản Cà Mau từ 12/2015 (các vùng nuôi tôm tại các xã ven biển), số liệu quan trắc môi trường tại các cảng cá, bến cá năm 2015 của Viện Nghiên cứu hải sản, số liệu phân tích môi trường vùng ĐBSCL năm 2015 của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, số liệu phân tích hiện trạng môi trường tại các bãi sò của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau. Tất cả các số liệu trên được tổng hợp và phân tích biểu hiện của môi trường trên bản đồ.

Từ kết quả phân tích và thể hiện trên bản đồ cho thấy, môi trường ven biển vùng cửa Sông Đốc là khu vực ô nhiễm cao nhất, ngoài ra các khu vực nuôi tôm công nghiệp, các vùng dân cư tập trung cũng đã có dấu hiệu ô nhiễm môi trường. Kết quả trên khá phù hợp với kết quả đi khảo sát thực tế vì trong 5 huyện ven biển thì hoạt

28

động kinh tế sôi động nhất là tại thị trấn Sông Đốc nơi có cảng cá Sông Đốc, các nhà máy bột cá, nhà máy chế biến thủy sản nằm dọc hai bờ Sông Đốc và đây cũng là nơi xả thải nhiều nhất và hàm lượng các chất ô nhiễm cao nhất. Những vùng nuôi tôm công nghiệp cũng xả thải ra môi trường lượng lớn nước thải, bùn thải có chứa hàm lượng các chất ô nhiễm cao. Ngoài ra, những vùng dân cư tập trung thường xuyên xả thải chất thải sinh hoạt ra môi trường gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ 05 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)