Các địa điểm mâu thuẫn: Vùng ven biển phía đông, từ mũi Cà Mau qua Khai
Long đến rạch Đường Kéo, huyện Ngọc Hiển.
Phân tích các điều kiện phát triển bền vững: Vùng ven biển phía đông huyện
Ngọc Hiển có bãi cát nằm sát ven biển dài 36km, rộng trung bình khoảng 1km, kéo dài từ mũi Cà Mau qua Khai Long đến rạch Đường Kéo rất thích hợp để phát triển du lịch sau này. Tuy nhiên, thân cát ở đây hình thành trẻ, độ ổn định thấp, thay đổi theo mùa về độ dày cát, nếu khai thác sẽ làm tăng nguy cơ xói lở ven biển. Trên thực tế, do công tác quản lý chưa chặt chẽ, trên địa bàn vẫn xảy ra tình trạng khai thác cát trái phép ảnh hưởng đến sự hình thành bãi cát và gây ất ổn định môi trường biển ven bờ. Khai thác bãi cát biển, giồng cát vùng cửa sông hoặc dưới đáy biển vùng quy hoạch đã và sẽ tạo
ra nguy cơ rủi ro cao, bao gồm xói lở bờ bán đảo Cà Mau.
Định hướng giải quyết mâu thuẫn: Các bãi cát ven biển là một loại đất ngập mặn
rất phổ biến ở nước ta, có vai trò rất quan trọng, là nơi cư trú sinh đẻ, bãi đậu của nhiều loại sinh vật thân mềm, hơn thế nữa là nền tảng cho việc hình thành các đồng bằng châu thổ và bảo đảm ổn định bờ biển. Cát không chỉ là một dạng tài nguyên mà có thể coi như một hệ sinh thái quan trọng cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Nhìn chung các bãi cát biển rất ít được bồi tụ, mở rộng, vì vậy bãi cát ở xã Đất Mũi cần được bảo vệ, bảo tồn nghiêm ngặt, để sự bồi lấn và hình thành bãi cát được tiếp tục theo diễn thế tự nhiên thông qua việc thắt chặt công tác quản lý các hoạt đông khai thác cát; tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân; ban hành các quy định cấm khai thác tuyệt đối kèm theo chế tài xử phạt nghiêm minh khi có sự vi phạm.
Ngoài các mâu thuẫn về mặt sử dụng không gian ở trên, vùng quy hoạch còn có
mâu thuẫn trong phân cấp quản lý và sử dụng bãi nghêu ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển do cơ chế quản lý, điều phối chưa hiệu quả.
Các địa điểm mâu thuẫn: tại bãi nghêu Khai Long thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển.
53
Phân tích các điều kiện phát triển bền vững: xảy ra tranh chấp trong việc khai
thác nghêu giữa người dân với Hợp tác xã nghêu Đất Mũi, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự. Cụ thể, những thành viên HTX đã bỏ vốn đầu tư vào nuôi nghêu được Hợp tác xã công nhận cho rằng những người dân vào khai thác là vi phạm, “cướp” tài sản của mình. Ngược lại, những người dân vào khai thác dẫn đến tranh chấp cho rằng họ chỉ khai thác từ nguồn lợi tự nhiên trên vùng ngư trường truyền thống, vốn là sinh kế từ bao đời nay của họ. Họ cho rằng, hợp tác xã nuôi nghêu Đất Mũi đã quản lý bãi nghêu không đúng quy định khi tự ý cho tư nhân thuê lại diện tích tạm giao trước đây mà không thông qua đa số các thành viên hợp tác xã là vi phạm pháp luật. Vấn đề mâu thuẫn giữa hợp tác xã và người dân nếu không giải quyết sớm và triệt để sẽ ảnh hưởng tới trật tự an ninh xã hội cũng như kinh tế của các hộ gia đình.
Định hướng giải quyết mâu thuẫn:
Cần phối hợp rà soát tình hình tổ chức và hoạt động của hợp tác xã nghêu Đất Mũi, đối chiếu với quy định của pháp luật để chỉ ra những bất cập, thiếu sót. Trên cơ sở đó, đánh giá điều kiện, khả năng và tính khả thi của việc củng cố, phát triển đưa hợp tác xã đi vào hoạt động theo Luật.
UBND huyện, xã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân chuyển đổi nghề tránh phụ thuộc vào nguồn lợi nghêu.
54
55
56
57
58
59
60
Bảng 4: Ma trận tương thích giữa các ngành/hoạt động sử dụng KGVB
Các khu bảo tồn biển ven bờ NTTS KTTS KT dầu khí KT cát Du lịch Vận tải biển &CN đóng sửa tàu thuyền Điện gió Lâm nghiệp Nông nghiệp An ninh, Quốc phòng Các khu bảo tồn biển ven bờ
NTTS KTTS
Khai thác dầu khí (hoạt động bảo vệ công trình khí) Khai thác cát
Du lịch
Vận tải biển &công nghiệp đóng sửa tàu thuyền
Điện gió Lâm nghiệp Nông nghiệp An ninh, Quốc phòng Chú giải: Tương thích cao
Tính tương thích giữa các ngành/hoạt động được đánh giá trên ít nhất 2 tiêu chí: Tương đối tương thích
61
Tương thích thấp (i) ngành/hoạt động này có sự cạnh tranh về nguồn lợi với ngành/ hoạt động khác;
(ii) ngành/hoạt động này có sự cản trởvới ngành/ hoạt động khác. Không tương thích
Bảng 5: Phân tích điều kiện hiện tại, tương lai, định hướng giải quyết các mâu thuẫn/chồng chéo
TT
Các mâu thuẫn/chồng
chéo
Vị trí xảy ra mâu
thuẫn/chồng chéo Phân tích điều kiện hiện tại
Phân tích điều kiện tương lai
Định hướng giải pháp giải quyết mâu thuẫn/chồng chéo
(MT1) Giữa khai thác thủy sản và bảo vệ nguồn lợi Vùng biển ven bờ các huyện Ngọc Hiển, cửa Bảy Háp-Phú Tân, Trần Văn Thời (Nghêu giống, sò huyết giống) Đầm Dơi, Trần Văn Thời (cua giống. Cá kèo giống)
Vùng biển ven bờ các xã Lâm Hải huyện Năm Căn, Tân Tiến (Huyện Đầm Dơi)
Vùng biển ven bờ các huyện nghiên cứu là nơi có đa dạng sinh học rất cao với nhiều loại thủy sản cư trú như tôm, cá... đặc biệt, vùng có nhiều bãi giống, bãi con non có giá trị kinh tế cao như: nghêu giống, sò huyết giống,cua giống, cá kèo giống. Tuy nhiên, việc quản lý và khai thác các nguồn lợi này chưa hợp lí dẫn đến sự suy giảm nguồn lợi nghiêm trọng.
Một số khu vực có hiện tượng còn hiện tượng khai thác trái phép trong thời gian cấm (Lâm Hải, Tân Tiến,...)
Ngư dân vẫn hoạt động các nghề khai thác mang tính hủy diệt cao như đăng, đáy, lú, te, cào mé. Một số tàu hành nghề câu mực, sử dụng các ngư cụ có mắt lưới mắt nhỏ, thậm chí dùng
Việc quản lý và khai thác các nguồn lợi này chưa hợp lý dẫn đến sự suy giảm
nguồn lợi nghiêm
trọng.
Nhu cầu sử dụng vùng biển của các ngành tăng
Chi cục thủy sản kết hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền cho cộng đồng thấy rõ nguy cơ tiềm ẩn của sự suy thoái môi trường và nguồn lợi thủy sản do các hoạt động khai thác gây ra.
Kiên quyết thực thi pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản, loại bỏ các nghề, các ngư cụ khai thác vi phạm.
Tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân chuyển đổi nghề thân thiện với môi trường, bảo vệ nguồn lợi cho việc khai thác lâu dài như chuyển đổi tàu cá ven bờ và phát triển đánh bắt xa bờ: cải hoán, đóng mới tàu khai thác xa bờ để thay thế các tàu hoạt động ven bờ; triển khai nghiên cứu và ứng dụng thiết bị cơ khí, tự động hóa, công nghệ bảo quản đông, lạnh sản
62 TT Các mâu thuẫn/chồng chéo Vị trí xảy ra mâu
thuẫn/chồng chéo Phân tích điều kiện hiện tại
Phân tích điều kiện tương lai
Định hướng giải pháp giải quyết mâu thuẫn/chồng chéo xung điện để đánh bắt gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản ven bờ.
Một số tàu vẫn hoạt động tại các khu vực sai quy định (theo khoản 2, điều 5, nghị đinh 33/2010/NĐ-CP)
phẩm trên các tàu cá khai thác xa bờ; Chuyển đổi sinh kế lên bờ cho người dân bằng việc phát triển các ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp
Xây dựng mô hình đồng quản lý các khu vực bãi đẻ, bãi con non, khuyến khích sự tham gia của người dân trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản (MT2) Giữa hoạt động KTTS với bảo vệ rừng VQG Mũi Cà Mau địa phận huyện Ngọc Hiển, Xã Tam Giang Đông, Lâm Hải, huyện Năm Căn
Xã Nguyễn
Việt Khái, Tân
Hải, Phú Tân, huyện Phú Tân TT Sông Đốc, xã Khánh Bình Tây huyện Trần Văn Thời
Rừng ngập mặn ven biển có vai trò rất quan trọng, đây là nơi cư trú, sinh sản và kiếm ăn của nhiều loại thủy sản có giá trị, các loài chim nước và một số động vật trên cạn. Ngoài ra, rừng ngập mặn còn có vai trò phòng hộ chắn sóng, giảm thiểu các rủi ro do thiên tai gây ra cho các công trình và con người tại dải ven bờ.
Vào mùa cá kèo giống và cua giống, người dân địa phương và các vùng lân cận tập trung đông để khai thác. Việc chặt cây rừng để làm những công cu, dụng cụ phục vụ cho hạt động khai thác
Việc chặt cây rừng để làm những công cu, dụng cụ phục vụ cho hạt động khai thác làm suy giảm diện tích rừng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và làm suy giảm chức năng phòng hộ quan trọng của rừng.
Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo tồn tài nguyên rừng ngập mặn.
Xây dựng và triển khai các chương trình nghiên cứu, giám sát và phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặnvới sự tham gia và hỗ trợ của cộng đồng và các tổ chức quốc tế.
Xây dựng và triển khai các mô hình và quy chế quản lý phù hợp cho từng khu vực cụ thể với sự tham gia của các bên liên quan (chính quyền địa phương, cộng đồng, đơn vị chức năng,...).
63 TT Các mâu thuẫn/chồng chéo Vị trí xảy ra mâu
thuẫn/chồng chéo Phân tích điều kiện hiện tại
Phân tích điều kiện tương lai
Định hướng giải pháp giải quyết mâu thuẫn/chồng chéo
làm suy giảm diện tích rừng. Lực lượng kiểm lâm kết hợp với
ban quản lý khu bảo tồn, ban quản lý rừng cần phải thường xuyên kiểm tra và ngăn chặn mọi hình thức khai thác gỗ làm ngư cụ đặc biệt vào các vụ giống thủy sản xuất hiện nhiều tại địa phương mình quản lý (MT3) Nội ngành KTTS với nhau Vùng biển ven bờ từ 0-6 hải lý của các xã ven biển
Nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt về cả trữ lượng và sản lượng, số lượng phương tiện khai thác ngày càng tăng, ngư trường khai thác càng bị thu hẹp làm nảy sinh những mâu thuẫn giữa chủ tàu cá với nhau. Nhiều chủ tàu có công suất nhỏ khai thác lưới ghẹ, khai thác mực bằng vỏ ốc đã chiếm lĩnh khu vực trên biển để khai thác hải sản, không cho lưới kéo (cào) vào khai thác
Mâu thuẫn giữa các nghề khai thác với nhau trong cùng một ngư trường như: giữa ghe cào (lưới kéo) với các nghề ốc mực (nghề bẫy), lú bát quái, lưới rê, câu kiều, và giữa ngư dân địa phương với ngư dân vùng lân cận (Kiên Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre,...).
Trong tương lai, mâu thuẫn này nếu không được xử lý sẽ ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội và kinh tế tài chính của các ngư hộ.
Tiến hành phân vùng khai thác, ưu tiên các nghề đánh bắt khác nhau tại mỗi khu vực, hạn chế tình trạng xảy ra xung đột giữa các nghề;
Tăng cường các hoạt động tuần tra trên biển, xử lý nghiêm ngặt các hành vi khai thác trái phép, vi phạm quy định của pháp luật và nhà nước.
Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các quy định và các hướng dẫn về khai thác thủy san, nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng và người dân
64 TT Các mâu thuẫn/chồng chéo Vị trí xảy ra mâu
thuẫn/chồng chéo Phân tích điều kiện hiện tại
Phân tích điều kiện tương lai
Định hướng giải pháp giải quyết mâu thuẫn/chồng chéo Nghề giã cào, te với các nghề đánh bắt
khác, nghề câu kiều với nghề lưới vây,...
Mâu thuẫn giữa các ngư dân địa phương với các ngư dân từ nơi khác đến.
Mâu thuẫn giữa các chủ bãi trong khai thác, có hiện tượng khai thác chồng chéo và thậm chí là chiếm bãi của nhau.
(MT4)
Giữa KTTS với giao thông thủy
Vùng biển ven bờ xã Tân Tiến – huyện Đầm Dơi Khu vực cửa Bồ Đề (giữa H.Năm Căn và H.Ngọc Hiển) Khu vực cửa Hóc Năng đến cửa Lũng của xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển Xã Đất Mũi huyện Ngọc Hiển
Các phương tiện tham gia giao thông đường thủy không may bị va vào đằng, đáy có thể sẽ thiệt hại cả vật chất lẫn con người. Nhiều loại tàu vận tải lớn khi đi qua các khu vực có đăng đáy thường phải đi vòng đế né tránh. Vào ban đêm, thời điểm tàu du lịch chở du khách tham quan bị hạn chế tầm nhìn, những chiếc đáy là nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông rất nguy hiểm.
Trong tương lai, nếu các mâu thuẫn này không được giải quyết triệt để sẽ gây những thiệt hại lớn về người và tài sản của người dân
Tăng cường công tác kết hợp kiểm tra, xử lý, xúc tiến việc giải tỏa các vật chướng ngại như đăng đáy cá nhằm đảm bảo thông suốt cho giao thông đường thủy
Tuyên truyền, giáo dục nhân dân gỡ bỏ đăng, đáy, gắn với đẩy mạnh công tác hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tạo công ăn việc làm cho những hộ sống bằng nghề đăng, đáy, lú, vó.
65 TT Các mâu thuẫn/chồng chéo Vị trí xảy ra mâu
thuẫn/chồng chéo Phân tích điều kiện hiện tại
Phân tích điều kiện tương lai
Định hướng giải pháp giải quyết mâu thuẫn/chồng chéo Khu vực vàm sông Đốc, TT Sông Đốc (MT5) Giữa KT dầu khí (hoạt động bảo vệ công trình khí) với KTTS/ dịch vụ hậu cần nghề cá và giao thông thủy Khu vực 0-6 hải lý vùng biển ven bờ thuộc địa phận xã Khánh
Bình Tây Bắc,
huyện Trần Văn Thời
Vùng biển có tuyến đường ống dẫn khí đi qua là vùng biển có ngư trường phong phú, đa dạng về thuỷ sản, nên thường xuyên có lưu lượng lớn tàu thuyền hoạt động qua lại. Các tàu khai thác thủy sản, các tàu dịch vụ hậu cần thường xuyên hoạt động gần khu vực lắp đặt đường ống dẫn khí dẫn đến
những nguy cơ mất an toàn
hệ thống dầu khí như hư hỏng đường ống dẫn khí do tác động bởi các neo tàu, lưới tàu.
Hệ thống đường ống dẫn khí PM3 - Cà Mau vận chuyển sản phẩm khí đi qua nhiều khu vực địa phương khác nhau; nguy cơ xảy ra cháy nổ là rất lớn,nếu sự cố cháy nổ xảy ra sẽ gây thiệt hại rất lớn cho con người, tài sản và môi trường.
Các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương tăng cường phối hợp với các bên liên quan tuyên truyền cho các chủ doanh nghiệp dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển, thuyền trưởng, máy trưởng và ngư dân trong khu vực các nội dung liên quan đến công tác bảo vệ ANAT công trình khí trên biển.
Thường xuyên tuần tra bảo vệ, hỗ trợ sửa chữa bảo dưỡng phao, đèn báo hiệu hàng hải.. (MT6) Giữa khai thác cát ven bờ và phát triển du lịch Vùng ven biển phía đông, từ mũi Cà Mau qua Khai
Long đến rạch
Đường Kéo, huyện Ngọc Hiển
Khu vực này có bãi cát nằm sát ven biển dài 36km, rộng trung bình khoảng 1 km. Tuy nhiên thân cát ở đây hình thành trẻ, độ ổn định thấp, thay đổi theo mùa về độ dày cát, nếu khai thác sẽ làm tăng nguy cơ xói lở bờ biển, thay đổi xu thế bồi tụ. Tuy nhiên trên thực tế, do công tác quản lý chưa chặt chẽ, trên địa bàn vẫn xảy ra tình trạng khai thác cát
Nếu công tác quản lý không chặt chẽ, việc khai thác cát tại thời điểm hiện tại sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành bãi cát, gây xói lở bờ biển và môi trường biển ven bờ trong tương lai.