Thương mại, dịch vụ và du lịch

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ 05 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 (Trang 49)

3.2.3.1. Thương mại, dịch vụ

Theo báo cáo Quy hoạch kinh tế-xã hội tỉnh Cà Mau, cơ cấu kinh tế chung toàn tỉnh cũng như các vùng ven biển giai đoạn 2011-2015 có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của khu vực dịch vụ, bao gồm cả thương mại và dịch vụ du lịch và giảm dần tỷ trọng của khu vực ngư - nông-lâm nghiệp.

39

Vùng nghiên cứu đã và đang hình thành một số trung tâm kinh tế dịch vụ ven biển như Sông Đốc, Năm Căn, Cái Đôi Vàm, Rạch Gốc. Trung tâm dịch vụ kinh tế biển tại cụm đảo Hòn Khoai phục vụ dịch vụ hậu cần nghề cá, du lịch và các dịch vụ cứu hộ cứu nạn. Việc phát triển xã hội được gắn với biển theo hướng quy hoạch xây dựng các làng cá ven biển để sắp xếp tái định cư cho các hộ dân ở ngoài đê biển và các cửa sông vào phía trong; xây dựng kết cấu hạ tầng ven biển và trên các đảo. Giáo dục, y tế, văn hóa và thông tin truyền thông vùng ven biển đã và đang được chú trọng phát triển để phục vụ kinh tế biển và quốc phòng, an ninh.

3.2.3.2. Du lịch: Ngành du lịch trong tỉnh đã và đang được khai thác phục vụ chủ

yếu trong lĩnh vực du lịch sinh thái hấp dẫn du khách cả trong nước và quốc tế, được đánh giá là ngành kinh tế mũi nhọn đứng vị trí thứ 2 của tỉnh chỉ sau ngành thuỷ sản. Đặc biệt, hoạt động du lịch rừng ngập mặn Cà Mau đang được đầu tư theo dự án du lịch chuyên đề quốc gia. Nhờ đó, sản phẩm du lịch sinh thái của tỉnh Cà Mau có sự khác biệt so với các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL. Các khu/điểm du lịch đã và đang được đưa vào khai thác, phát triển bao gồm:

-Khu du lịch Khai Long (ấp Khai Long, xã Đất Mũi, Ngọc Hiển) và quần thể du lịch sinh thái Mũi Cà Mau - bãi Khai Long - Khu Bảo tồn thiên nhiên Ông Trang (cồn Ông Trang).

-Công viên Văn hóa Mũi Cà Mau thuộc huyện Ngọc Hiển là địa danh có ý nghĩa kinh tế và chính trị.

-Rừng ngập mặn của huyện Ngọc Hiển và Năm Căn thuộc VQG mũi Cà Mau -Cụm đảo Hòn Khoai (Ngọc Hiển); Cụm đảo hòn Đá Bạc

-Một số địa điểm du lịch và di tích lịch sử khác như Bến Vàm Lũng (ấp Dinh Hạng, xã Tân Ân, Ngọc Hiển) và Đền thờ Bác Hồ (Vàm Ông Trang, xã Viên An, Ngọc Hiển).

Tuy nhiên, việc khai thác, phát triển các khu/điểm du lịch nói trên của tỉnh còn chưa tương xứng với tiềm năng. Một số công trình chỉ mới ở giai đoạn kêu gọi đầu tư. Để sớm khai thác có hiệu quả đòi hỏi phải đẩy nhanh đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông đường bộ, các doanh nghiệp cần có những ý tưởng mới về các sản phẩm du lịch, mô hình kinh doanh du lịch,...trong đó có du lịch ‘sông nước’ như đã nói trên.

3.2.4. Lâm nghiệp

Rừng ở Cà Mau bao gồm rừng ngập mặn ven biển (tập trung ở các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi, Phú Tân) và rừng tràm ngập úng phèn (tập trung ở huyện U Minh, Trần Văn Thời).

Giai đoạn 2011-2020, về phát triển lâm nghiệp, tỉnh chủ trương khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng ven biển nhằm tăng thêm và đi đến ổn định diện tích có rừng khoảng 110.000 ha. Khai thác tài nguyên rừng để kết hợp phát triển NTTS, du lịch sinh thái, khai thác chế biến gỗ trong đó đặc biệt bảo vệ, phát triển 2 Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và U Minh Hạ có giá trị lớn về bảo tồn, nghiên cứu khoa học.

40

3.2.5.Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, năng lượng

Giai đoạn 2011-2020, tỉnh Cà Mau xác định tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp ven biển, bao gồm công nghiệp chế biến thủy sản tại các khu công nghiệp tập trung Sông Đốc, Năm Căn. Phối hợp với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam thực hiện các dự án tìm kiếm thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí; xây dựng hệ thống dự trữ, vận chuyển và phân phối sản phẩm dầu khí; phát triển vận tải và công nghiệp vận tải biển.

Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiêp: Năng lực sản xuất công nghiệp của tỉnh

nói chung và vùng nghiên cứu nói riêng ngày càng tăng lên, nhất là công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu. Tuy nhiên, bên cạnh một số ít cơ sở quốc doanh và cơ sở có vốn đầu tư từ nước ngoài, đa phần các đơn vị công nghiệp của tỉnh quy mô nhỏ, công nghệ còn lạc hậu. Thế mạnh chủ yếu là các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu tại chỗ hoặc các tỉnh lân cận. Các cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung nhiều ở thành phố Cà Mau (chiếm 40%) và các huyện U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời.

Về năng lượng: Trong vùng biển Tây Nam, biển Cà Mau nằm ở khu vực có trữ

lượng dầu khí lớn. Hiện nay, dầu khí đang được khai thác ở lô PM3-CAA. Các lô 46, 50, 51, lô B Ô Môn đang thăm dò và thẩm lượng, chuẩn bị khai thác. Trữ lượng khí lớn là tiền đề để phát triển công nghiệp khí điện đạm và một số dịch vụ kèm theo cho tỉnh Cà Mau, đồng thời cũng đặt ra nhiệm vụ về tăng cường đảm bảo quốc phòng an ninh, trong đó có bảo vệ các tuyến đường ống dẫn khí.

Trong vùng biển quy hoạch có đường ống dẫn khí từ mỏ PM3 với tổng chiều dài tuyến ống 325 km, phần trên biển dài 298 km đi qua đảo Hòn Chuối vào trạm tiếp bờ ở đất liền. Điểm tiếp bờ nằm ở ấp Mũi Chàm, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời. Đây là công trình khí có ý nghĩa đặc biệt trong chiến lược năng lượng quốc gia. Trong thời gian qua, các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương đã phối hợp với các bên liên quan tổ chức tập huấn, phát tờ rời, phát thanh, cài đặt tọa độ hệ thống đường ống dẫn khí dưới biển vào máy định vị cho các tàu cá, cảnh báo xâm nhập trái phép và những nguy cơ có thể xảy đến cho ngư dân; tuần tra bảo vệ, giao lưu tìm hiểu, hỗ trợ sửa chữa bảo dưỡng phao báo hiệu hàng hải, trao đổi thông tin. Nhờ đó, công trình đường ống dẫn khí PM3 - Cà Mau được vận hành an toàn. Tuy nhiên, một số thuyền trưởng, chủ tàu mặc dù đã được tuyên truyền, tập huấn nhưng vẫn chưa chấp hành tốt công tác bảo vệ an ninh, an toàn (ANAT) công trình khí (năm 2015-2016, các cơ quan chức năng đã phát hiện 61 tàu vi phạm hành lang đường ống dẫn khí).

Cà Mau có lợi thế và tiềm năng phát triển năng lượng gió, năng lượng mặt trời trên biển và năng lượng sinh khối. Đây là những nguồn năng lượng quan trọng và thân thiện với môi trường. Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016-2025 có xét đến năm 2035 đã xác định năng lượng điên mặt trời tại các vùng bãi bồi ven biển (huyện Ngọc Hiển) và năng lượng gió là những nguồn năng lượng tái tạo có tiềm năng lớn ở địa phương. Quy hoạch phát triển điện gió Cà Mau giai đoạn đến năm

41

2020, tầm nhìn đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo quy hoạch đã được phê duyệt, mục tiêu đến năm 2020, công suất lắp đặt tích lũy điện gió ở Cà Mau đạt khoảng 350 MW và đến năm 2030 là hơn 3.600 MW.Trong đó, quy hoạch phát triển điện gió vùng I có công suất gần 2.300 MW, được phân bố tại 11 xã, thị trấn của ba huyện là: Đầm Dơi, Năm Căn và Ngọc Hiển. Giai đoạn tiếp theo, công suất còn lại được đầu tư tại vùng 2 ở 10 xã, thị trấn của ba huyện ven biển còn lại là: Phú Tân, Trần Văn Thời và U Minh.Riêng giai đoạn từ nay đến năm 2020, tại Cà Mau dự kiến sẽ có 5 dự án điện gió được phát triển trên 9.000 ha ven biển ở huyện Ngọc Hiển và Đầm Dơi, tổng công suất lắp đặt khoảng 350 MW, tương ứng sản lượng điện gió khoảng 997,5 triệu kWh.

Dự án Nhà máy điện gió tại Khu du lịch Khai Long - Cà Mau giai đoạn I do Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý đầu tư đã được triển khai từ tháng 1 năm 2016. Dự án đầu tư Nhà máy điện gió này được xây dựng tại ấp Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển trên diện tích đất liền và mặt biển trên thềm lục địa là 2.165 ha; quy mô công suất 100MW; tổng vốn đầu tư 6.583 tỷ đồng. Dự án được lắp dựng 50 turbin gió, các móng trụ turbin được xây trên biển, công suất mỗi turbin 2MW. Xây dựng 27km cầu dẫn cáp bê tông cốt thép trên biển đấu nối turbin gió và một số hạng mục khu điều hành như: nhà văn phòng, nhà điều hành, nhà nghỉ công nhân,…Bên cạnh đó, xây dựng 01 trạm biến áp 22/110KV, 50 trạm biến áp 0.69/22KV trên các móng trụ, xây dựng đường dây 110 KV chiều dài 54km từ điện gió Khai Long về trạm 110kV Năm Căn, đường dây 22KV chiều dài 2,6km và cáp ngầm đi trên cầu dẫn dài 62km để đấu nối và dẫn diện các turbin.

Đầu tư xây dựng dự án trên góp phần giảm các yếu tố gây ô nhiễm môi trường, giải quyết một phần việc làm cho người lao động tại địa phương, tăng nguồn thu ngân sách, tăng nguồn phát điện tại chỗ, góp phần cải thiện điện áp và tăng thêm độ an toàn cung cấp điện áp cho các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh. Bên cạnh đó, dự án cũng trở thành sự kiện quan trọng, là điểm nhấn về phát triển hạ tầng giao thông, công nghiệp và du lịch của tỉnh Cà Mau.

3.2.6. Nông nghiệp

Theo NGTK Cà Mau 2015, tổng diện tích đất tự nhiên 5 huyện ven biển là: 318.696 ha, chiếm 61.03% tổng diện tích toàn tỉnh. Trong đó, đất sản xuất nông nghiêp: 54.631ha, chiếm 17,19%; đất lâm nghiệp: 62.140 ha, chiếm19,50%; đất

chuyên dùng: 14.627 ha, chiếm 4,59% ; đất ở: 3.174 ha chiếm 1%.

Về sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi): theo NGTK Cà Mau 2015, GTSX ngành trồng trọt theo giá so sánh 2010 đạt 2.825tỷ đồng, giảm 259 tỷ đồng so với 2011; GTSX ngành chăn nuôi đạt 777 tỷ đồng, giảm 498 tỷ đồng so với năm 2011. Tình hình sản xuất nông nghiệp giai đoạn này giảm là do một số nơi thời tiết nắng nóng; diện tích đất bị nhiễm phèn, mặn không gieo trồng được; tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, thiếu tập trung; công tác vệ sinh phòng dịch và tiêu độc khử trùng chuồng trại

42

không đảm bảo dẫn đến vấn đề dịch bệnh khó kiểm soát triệt để,ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi. Mặt khác, do sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ nông nghiệp sang NTTS cũng làm giảm năng suất và sản lượng trồng trọt và chăn nuôi giai đoạn này.

Hình 3: Bản đồ sử dụng không gian hiện tại của các huyện ven biển tỉnh Cà Mau 3.3.Xem xét các định hướng sử dụng không gian vùng biển ven bờ Cà Mau

3.3.1. Rà soát các quy hoạch, chương trình và đề án có liên quan

a) Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Cà Mau đến 2020, tầm nhìn 2030 theo quyết định 537/QĐ –TTg ngày 4/4/2016:

Trong quy hoạch này, định hướng phát triển ngành thuỷ sản được xác định như sau: NTTS chủ yếu là nuôi tôm với nhiều hình thức nuôi để phát triển bền vững, tiếp

43

tục tăng nhanh diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm sinh thái; phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp phù hợp với khả năng vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư; thí điểm phát triển nuôi tôm công nghệ cao; đồng thời phát triển nuôi các loài thủy hải sản khác, khuyến khích nuôi hải sản ở mặt nước ven biển, các cụm đảo. Tổ chức lại ngành nghề, phương tiện khai thác thủy sản trên biển gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khuyến khích đầu tư khai thác xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Định hướng phát triển nông nghiệp: Cây lúa vẫn tiếp tục là cây trồng chính, giữ

ổn định diện tích chuyên canh lúa trong vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời. Phát triển sản xuất lúa gạo hữu cơ, lúa mùa đặc sản, tiếp tục sản xuất lúa luân canh trên đất nuôi tôm để phát triển bền vững. Canh tác cây chuối, mía, dừa, rau màu và cây trồng có hiệu quả khác theo hướng thâm canh chất lượng cao, khuyến khích sản xuất xen canh, luân canh rau màu trên đất trồng lúa. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng trang trại, thực hiện chăn nuôi an toàn, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Khuyến khích nuôi động vật hoang dã trong diện được nuôi nhốt có giá trị kinh tế cao.

Định hướng phát triểnlâm nghiệp: Quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có,

nhất là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; đẩy mạnh giao rừng cho hộ gia đình quản lý, chăm sóc, bảo vệ; tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp; khai thác môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái. Khôi phục, phát triển rừng phòng hộ ven biển, ven sông theo Chương trình Mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu; khuyến khích đầu tư trồng rừng thâm canh giá trị cao gắn với đầu tư công nghiệp chế biến lâm sản.

Định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Tiếp tục phát triển

công nghiệp chế biến thủy sản, nông lâm sản theo hướng tăng tỷ lệ hàng tinh chế; khôi phục phát triển công nghiệp cơ khí sửa chữa tàu thuyền; phát triển công nghiệp năng lượng, thu hút đầu tư nhà máy điện gió, điện năng lượng mặt trời, điện sinh khối theo cơ chế khuyến khích phát triển năng lượng sạch; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nông thôn để tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Tiếp tục đầu tư, phân kỳ đầu tư hợp lý đối với các khu công nghiệp Khánh An, Hòa Trung, Sông Đốc, Khu kinh tế Năm Căn và các cụm công nghiệp theo quy hoạch được duyệt để thu hút đầu tư.

Định hướng phát triển các ngành dịch vụ:Tập trung phát triển du lịch sinh thái,

du lịch biển đảo, thực hiện liên kết phát triển du lịch trong nước và quốc tế; khuyến khích và hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái cộng đồng bền vững. Thu hút đầu tư các khu du lịch, khai thác có hiệu quả các tuyến điểm du lịch theo quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh; tập trung xây dựng phát triển Khu du lịch quốc gia Năm Căn. Phát triển nhanh các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất và dịch vụ khác như vận tải, viễn thông và công nghệ thông tin,... Từng bước phát triển dịch vụ logistics trên cơ sở phát triển và khai thác hệ thống cảng Cà Mau, Khu kinh tế Năm Căn, cảng biển tổng hợp Hòn Khoai.

44

Định hướng phát triển giao thông: Đầu tư giai đoạn 2 tuyến đường Hành lang

ven biển phía Nam qua tỉnh Cà Mau; tuyến tránh quốc lộ 1 qua nội ô thành phố Cà Mau; hoàn thành nâng cấp, mở rộng quốc lộ 63; nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1; sau năm 2020 triển khai đầu tư tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Đầu tư nâng cấp các tuyến đường từ tỉnh đến trung tâm huyện và các tuyến đường tỉnh khác, ưu tiên đầu tư các tuyến đường kết nối từ trung tâm tỉnh đến các trung tâm kinh tế ven biển như: Rau Dừa - Rạch Ráng - Sông Đốc (đường bờ Nam Sông Đốc), Cà Mau - Đầm Dơi, Tắc Thủ - Đá Bạc, đường tuyến kênh Sáu Đông (Tân Thuận - Đầm Dơi - Rau Dừa); triển khai xây dựng hệ thống đường ven biển; xây dựng nâng cấp hệ thống cầu, bến xe, bãi đỗ. Xây dựng nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn, đảm bảo 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Tiếp tục đầu tư xây dựng Cảng Năm Căn, thu hút đầu tư Cảng biển Hòn Khoai, Cảng sông Ông Đốc, đáp ứng yêu cầu vận tải đường biển; triển khai đầu tư các Cảng khách Cà Mau, Năm Căn, Ông Đốc.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ 05 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)