Mâu thuẫn giữa khai thác thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (MT1)

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ 05 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 (Trang 59 - 60)

Các điểm mâu thuẫn:mâu thuẫn giữa hoạt động khai thác thủy sản và bảo vệ

nguồn lợi thủy sản xảy ra ở vùng biển ven bờ của các huyện vùng nghiên cứu, nơi có nhiều bãi giống, bãi con non có giá trị kinh tế cao như: nghêu giống, sò huyết giống (huyện Ngọc Hiển, cửa Bảy Háp -huyện Phú Tân, huyện Trần Văn Thời),cua giống(Đầm Dơi,Ngọc Hiển), cá kèo giống (Đầm Dơi, Ngọc Hiển).

Phân tích các điều kiện phát triển bền vững: Vùng biển ven bờ các huyệnnghiên

cứu là nơi có đa dạng sinh học rất cao với nhiều loại thủy sản cư trú như tôm, cá,... Đặc biệt, vùng có nhiều bãi giống, bãi con non có giá trị kinh tế cao như: nghêu giống, sò huyết giống, cua giống, cá kèo giống. Tuy nhiên, việc quản lý và khai thác các nguồn lợi này chưa hợp lý dẫn đến sự suy giảm nguồn lợi nghiêm trọng. Một số khu vực mặc dù đã có quy định cấm khai thác theo mùa những vẫn còn hiện tượng khai thác trái phép trong thời gian cấm (Lâm Hải, Tân Tiến,...) hoặc ngư dân vẫn hoạt động các nghề khai thác mang tính hủy diệt cao.

Ngư dân vẫn biết việc làm của họ đang vi phạm quy định bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sản, thậm chí họ từng bị các lực lượng chức năng nhắc nhở và phạt tiền, nhưng vì cuộc sống quá khó khăn nên tình hình vẫn chưa được cải thiện nhiều. Do mức sống của người dân vùng nghiên cứu còn thấp, không đủ điều kiện đầu tư tàu lớn vươn khơi xa nên hoạt động khai thác ở khu vực này chủ yếu là đánh bắt thủy hải sản ven bờ với các nghề đăng, đáy, lú, te, cào mé là những nghề chưa có tính chọn lọc cao. Một số tàu hành nghề câu mực, sử dụng các ngư cụ có mắt lưới mắt nhỏ, thậm chí dùng xung điện để đánh bắt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản ven bờ.

Bên cạnh đó, theo NGTK Cà Mau (2015), vùng nghiên cứu có 1.741 tàu với công suất từ 20-90 CV trở lên và 1.744 phương tiện công suất nhỏ, vỏ composite chủ yếu đánh bắt gần bờ. Theo khoản 2, điều 5, nghị đinh 33/2010/NĐ-CP của thủ tướng Chính Phủ,tàu lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 CV đến dưới 90 CV chỉ được khai thác hải sản tại vùng lộng và vùng khơi, không được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng biển cả nhưng một số tàu vẫn hoạt động tại các khu vực sai quy định.

Hộp 1: Mâu thuẫn trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Ngành nông nghiệp đã khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt nguồn lợi thủy sản cửa Bảy Háp. Tuy nhiên ngư dân các vùng lân cận và ngư dân của tỉnh Kiên Giang lại thường xuyên khai thác thủy sản ở vùng này. Các ngành chức năng lực lượng mỏng không thể thanh tra và xử lý hết được gây cạn kiệt nguồn lợi và mất lòng tin của nhân dân trong vùng về mục tiêu bảo vệ nguồn lợi. Đề xuất của bà con là nên áp dụng đồng quản lý trong quản lý nguồn lợi thủy sản tại vùng để bà con vừa bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản tại cửa sông.

49

Định hướng giải quyết mâu thuẫn:

Chi cục thủy sản kết hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền cho cộng đồng thấy rõ nguy cơ tiềm ẩn của sự suy thoái môi trường và nguồn lợi thủy sản do các hoạt động khai thác gây ra.

Kiên quyết thực thi pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản, loại bỏ các nghề, các ngư cụ khai thác vi phạm.

Tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân chuyển đổi nghề thân thiện với môi trường, bảo vệ nguồn lợi cho việc khai thác lâu dài như chuyển đổi tàu cá ven bờ và phát triển đánh bắt xa bờ: cải hoán, đóng mới tàu khai thác xa bờ để thay thế các tàu hoạt động ven bờ; triển khai nghiên cứu và ứng dụng thiết bị cơ khí, tự động hóa, công nghệ bảo quản đông, lạnh sản phẩm trên các tàu cá khai thác xa bờ.

Chuyển đổi sinh kế lên bờ cho người dân bằng việc phát triển các ngành nghề

dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ 05 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)