Đánh giá các thành viên của kênh phân phối

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm tại công ty cổ phần bia hà nội quảng bình (Trang 40)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.5. Đánh giá các thành viên của kênh phân phối

Đánh giá hoạt động của các thành viên kênh là cần thiết trong toàn bộ tiến trình quản lý các thành viên. Để tiến hành đánh giá hoạt động của các thành viên người quản lý kênh cần trải qua các bước sau:

- Bước 1: Phát triển các tiêu chuẩn đo lường hoạt động của các thành viên:Bao gồm hoạt động bán; Duy trì tồn kho; Khả năng của lực lượng; Thái độ các thành viên trong kênh; Cạnh tranh; Triển vọng tăng trưởng.

- Bước 2: Tiến hành đánh giá theo các phương pháp: Phân chia các đánh giá hoạt động; Kết hợp các tiêu chuẩn một cách phi chính thức; Các tiêu chuẩn đa phương thức kết hợp chính thức.

- Bước 3: Đề xuất các điều chỉnh trong marketing: Sau khi đánh giá hoạt động của các thành viên kênh, nhà sản xuất có được bảng đánh giá tổng hợp,

các số liệu và xếp loại các thành viên. Từ đó nhà sản xuất đưa ra các biện pháp điều chỉnh hợp lý để phát triển hoạt động của các thành viên kênh, những thành viên không đáp ứng được mức hoạt động tối thiểu thì cần sàng lọc và chấm dứt quan hệ.

KT LUN CHƯƠNG 1

Hệ thống kênh phân phối là cầu nối giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Nó như huyết mạch của một cơ thể sống, nếu thiếu hệ thống kênh phân phối thì doanh nghiệp khó có thể tồn tại và phát triển. Việc xây dựng và hoàn thiện kênh phân phối giúp doanh nghiệp tạo lập và duy trì lợi thế cạnh tranh dài hạn trên thị trường. Vì vậy, việc tổ chức và quản lý hệ thống kênh phân phối hiệu quả là vấn đề cấp bách đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp.

Trong chương 1 là cơ sở lý luận về kênh phân phối và các hoạt động trong kênh phân phối sản phẩm trong doanh nghiệp nói chung. Công tác xây dựng kênh phân phối phải trải qua những bước cơ bản như: Phân tích yêu cầu của khách hàng về mức độ đảm bảo dịch vụ, sau đó tiến hành xây dựng mục tiêu và ràng buộc của kênh phân phối để từ đó xác định những phương án chính của kênh và đánh giá các phương án đó. Sau khi đã xây dựng được một hệ thống kênh phân phối thì nhà quản trị cần phải duy trì hệ thống đó bằng công tác quản trị kênh của mình. Công tác quản trị kênh phân phối bao gồm các nội dung sau: Quản trị dòng lưu chuyển vật chất, lựa chọn các thành viên tham gia kênh, khuyến khích các thành viên kênh hoạt động, quản lý mâu thuẫn và đánh giá hoạt động của các thành viên kênh. Những vấn đề trong chương 1 là cơ sở quan trọng để tiếp cận, phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối tại Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Quảng Bình.

CHƯƠNG 2

THC TRNG HOT ĐỘNG CA KÊNH PHÂN PHI TI CÔNG TY C PHN BIA HÀ NI – QUNG BÌNH

2.1. TNG QUAN V CÔNG TY C PHN BIA HÀ NI - QUNG BÌNH 2.1.1. Quá trình hình thành và phát trin ca Công ty

Tên công ty: Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Quảng Bình Ngày thành lập: 01/01/1990

Địa chỉ: Tiểu khu 13 – P. Bắc Lý – TP. Đồng Hới – T. Quảng Bình. Điện thoại: 052.3.822.365 Fax: 052.3.840.721

Email: biaqb@yahoo.com

quangbinhbeer@habeco.com.vn

Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Quảng Bình tiền thân là nhà máy rượu Quảng Bình, được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần ngày 10/11/2003 theo quyết định số 59/QĐ – UB ngày 10/11/2003 của chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình.

Sau khi chuyển sang Công ty cổ phần, doanh nghiệp thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đời sống của cán bộ công nhân viên lao động ngày càng được ổn định và phát triển.

Được sự đồng ý của Bộ Công nghiệp, UBND tỉnh Quảng Bình, Công ty cổ phần Bia Rượu Quảng Bình đã sáp nhập về là thành viên của Tổng Công ty Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội và trở thành Công ty con của Tổng Công ty Bia – Rượu - Nước giải khát Hà Nội theo quyết định số 2092/QĐ- TCCB của Bộ Công nghiệp ngày 11/8/2004. Sau khi ổn định tổ chức, sắp xếp doanh nghiệp, được sự đồng ý của Hội đồng quản trị Tổng Công ty, Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Quảng Bình đã tiến hành dự án đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ nâng công suất từ 5 triệu lên 20 triệu lít bia/năm. Dự án được triển khai tháng 12/2005 đến tháng 6/2006 hoàn thành giai đoạn I và đưa vào sản

xuất kinh doanh có hiệu quả. Đến nay Công ty đã hoàn thành dự án và tiến hành sản xuất kinh doanh với công suất tối đa, tổng kết năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007 Công ty được Tổng Công ty đánh giá là đơn vị có tốc độ phát triển nhanh nhất trong hệ thống các đơn vị thành viên của Tổng Công ty Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội.

Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, mua bán đồ uống (Bia, Rượu, Nước giải khát); kinh doanh dịch vụ khách sạn, các dịch vụ du lịch, xuất nhập khẩu.

2.1.2. Cơ cu t chc và ngun nhân lc ca Công ty

a. Sơ đồ cơ cu t chc (Ngun: Phòng T chc – Hành chính) Hình 2.1. Sơđồ cơ cu t chc ca Công ty c phn Bia Hà Ni – Qung Bình Ghi chú: + P.TC-HC: Phòng Tổ chức Hành chính + P.KT- KCS: Phòng Kỹ thuật KCS + P.TC-KT: Phòng Tài chính Kế toán + PXSX: Phân xưởng sản xuất

+ P.KH-VT-XDCB: Phòng Vật tư xây dựng cơ bản Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Ban giám đốc

P. TC-HC

P. Kinh doanh P.TC-KT Đội kho

P.KT- KCS PXSX

Đại hội đồng cổ đông

b.Chc năng nhim v ca các phòng ban

- Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Quảng Bình. Đại hội cổ đông có quyền và nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; quyết định sửa đổi, bổ sung vốn điều lệ của Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; và quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty và các quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ Công ty.

- Hội đồng quản trị (HĐQT): Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Quảng Bình do ĐHĐCĐ bầu ra. Hội đồng quản trị nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT có trách nhiệm giám sát hoạt động của Giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong Công ty. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do Pháp luật, Điều lệ Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.

- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập BCTC nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổ đông. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và Ban Giám đốc.

- Ban giám đốc: Giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Giám đốc là người đại diện Pháp luật của Công ty, do Hội đồng quản trị bầu ra. Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc trong từng lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nội dung công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc được Giám đốc ủy quyền theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Công ty.

công tác tham mưu xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, quy hoạch cán bộ. Lập kế hoạch đào tạo và tuyển dụng lao động, xây dựng định mức lao động và đơn giá tiền lương hàng năm; tham mưu cho Ban giám đốc xây dựng quy chế trả lương, thưởng. Thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động theo luật định và quy chế của Công ty. Theo dõi, giám sát việc chấp hành nội quy lao động, nội quy, quy chế của Công ty và thực hiện công tác kỷ luật. Thực hiện các nhiệm vụ của công tác hành chính, văn thư lưu trữ, quản lý xe ôtô con, vệ sinh môi trường, ngoại cảnh, công tác bảo vệ 2 nhà máy. Phối hợp xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch bảo vệ, an ninh, quốc phòng, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt hàng năm.

- Phòng Kế hoạch vật tư xây dựng cơ bản: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Công ty về việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm. Mua sắm, làm thủ tục nhập, xuất vật tư, nguyên liệu, phụ tùng thay thế, dụng cụ cho sản xuất. Tham mưu và làm các thủ tục pháp lý trong việc ký kết, giám sát thực hiện, thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế với các nhà cung cấp. Tham gia xây dựng phương án, kế hoạch giá thành sản phẩm của Công ty; tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và các báo cáo thống kê theo quy định và yêu cầu quản trị của Công ty.

- Phòng Kinh doanh: Chịu trách nhiệm về công tác tiêu thụ sản phẩm, bao gồm: thu thập thông tin, đánh giá tình tình thị trường, xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Tham mưu cho Giám đốc về giá bán sản phẩm, chính sách quảng cáo, phương thức bán hàng, hỗ trợ khách hàng, lập các hợp đồng đại lý. Tư vấn cho khách hàng về sử dụng thiết bị bảo quản, kỹ thuật bán hàng, thông tin quảng cáo. Theo dõi và quản lý tài sản, thiết bị, công cụ, dụng cụ bán hàng. Kết hợp với phòng Tài chính Kế toán quản lý công nợ các đại lý (nhà phân phối) và khách hàng tiêu thụ sản phẩm; quản lý hóa đơn, viết hóa đơn, thu tiền bán hàng và nộp về thủ quỹ - phòng Kế toán hằng ngày.

nhận chuyển giao và quản lý các quy trình vận hành thiết bị, công nghệ sản xuất, định mức kinh tế kỹ thuật, kỹ thuật an toàn và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện các chương trình nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất. Xây dựng các yêu cầu, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, vật tư nguyên liệu. Kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa đầu ra, chất lượng vật tư, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Quản lý hồ sơ lý lịch hệ thống máy móc thiết bị; xây dựng và theo dõi kế hoạch duy tu bảo dưỡng máy móc thiết bị. Kết hợp với các bộ phận liên quan xây dựng và thực hiện nội dung chương trình đào tạo, tổ chức thi nâng bậc kỹ thuật cho công nhân hàng năm.

- Phòng Tài chính kế toán: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Công ty về lĩnh vực tài chính kế toán. Phòng có chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm. Tổ chức công tác hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính theo quy định và các báo cáo quản trị theo yêu cầu của Công ty. Thực hiện thu tiền bán hàng, quản lý quỹ. Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc lập hóa đơn chứng từ ban đầu cho công tác hạch toán kế toán; hướng dẫn, tổng hợp báo cáo thống kê.

- Đội kho: Quản lý các kho vật tư, nguyên liệu, thành phẩm, bao bì, chai két, công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất, bán hàng. Thực hiện công tác xuất, nhập vật tư, nguyên liệu, theo dõi, đối chiếu, lập các bảng kê bán hàng, báo cáo nhập xuất tồn hàng ngày, tuần, tháng gửi các phòng Nghiệp vụ của công ty và Tổng Công ty theo quy định.

- Phân xưởng sản xuất: Có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm bia chai, bia hơi các loại. Chiết rót bia hơi thành phẩm nhập kho và giao cho khách hàng. Thực hiện các công đoạn trong sản xuất bia chai, chiết rót, hoàn thiện sản phẩm bia chai và nhập kho theo đúng quy trình công nghệ. Thực hiện việc ghi chép, lưu trữ và báo cáo số liệu sản xuất hàng ngày, tuần, tháng cho các bộ phận quản lý của Công ty và Tổng Công ty theo quy định.

c. Cơ cu lao động ca Công ty

Vấn đề nhân lực là một yếu tố quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Để hiểu rõ tình hình nguồn nhân lực tại Công ty, ta cần phân tích và đánh giá cơ cấu lao động của Công ty. Cụ thể như sau:

- Xét theo trình độ lao động: Qua bảng thống kê ta thấy lao động chủ yếu trong công ty là lao động phổ thôngchiếm 55,5% tổng số lao động của Công ty, điều đó phù hợp với mô hình là công ty sản xuất, cần nhiều lao động phổ thông. Bên cạnh đó số lao động có trình độ Sau Đại học, Đại học và Cao đẳng chiếm 26,5% tổng số lao động.

- Xét theo độ tuổi: Công ty có nguồn nhân lực trẻ, năng động trong công việc, thuận lợi cho Công ty trong việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn. Lao động có độ tuổi dưới 30 chiếm 53% trong tổng số lao động của Công ty. Lao động có độ tuổi trên 46 chỉ có 13 người, chiếm 6,5%.

Tổng số lao động của Công ty tại thời điểm 31/12/2014 là 200 người. Công ty có nguồn lao động trẻ, năng động, đam mê với nghề.

Bng 2.1. Cơ cu lao động ti Công ty đến cui năm 2014

Chỉ tiêu Số lao động Tỷ lệ

Tổng số lao động 200 100%

-Theo trình độ chuyên môn

+ Đại học và sau Đại học 25 12,5

+ Cao đẳng 28 14 + Trung cấp 37 18,5 + Lao động phổ thông 110 55,5 - Theo độ tuổi + Dưới 30 106 53 + 30 – 45 81 40,5 + Trên 46 13 6,5 (Ngun: Phòng T chc - Hành chính )

Thu nhập bình quân của 200 công nhân lao động 4,5 triệu đồng/ tháng. 100% lao động của Công ty đều được đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trích lập các quỹ khác,… Các quyền lợi khác của người lao động theo quy định của pháp luật đều được Công ty thực hiện đầy đủ.

2.1.3. Tình hình kinh doanh ca Công ty

Thị trường chủ yếu của Công ty là thị trường từ Quảng Bình trở ra phía Bắc và được chia thành hai thị trường chính đó là thị trường trong tỉnh và thị trường ngoài tỉnh. Với đặc điểm là một doanh nghiệp nước giải khát, sản phẩm của Công ty cung cấp cho tất cả các khu vực thị trấn, thành phố, ngoại ô của các tỉnh.

a.Tình hình tiêu th sn phm qua các năm

Với lợi thế có nhà máy đặt tại địa bàn tỉnh, cộng với sự ủng hộ của lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, Công tyđã, đang và sẽ cố gắng phấn đấu biến thị trường trong tỉnh thành thị trường chủ lực. Kết quả tiêu thụ qua các năm lại cho thấy, thị trường tiêu thụ chủ yếu của Công ty lại là các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra.

- Thị trường trong tỉnh

Bng 2.2. Kết qu tiêu thụ ở th trường trong tnh qua các năm

Khu vực Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Sản lượng (lít) % Sản lượng (lít) % Sản lượng (lít) % Lệ Thủy 54.379 3,61 101.729 4,53 235.806 8,06 Đồng Hới 123.703 8,2 421.725 18,78 626.612 21,42 Bố Trạch 144.610 9,59 221.713 9,87 336.320 11,5 Quảng Trạch 610.852 40,51 767.169 34,16 889.195 30,4 Tuyên Minh 574.472 38,09 733.449 32,66 837.437 28,62 Tổng 1.508.016 100% 2.245.785 100% 2.925.370 100%

(Ngun: Phòng Kinh doanh)

Sản lượng bia tiêu thụ của Công ty ngày càng tăng. Trong đó, khu vực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm tại công ty cổ phần bia hà nội quảng bình (Trang 40)