Thực trạng phân tích đặc điểm các nhân tố ảnh hưởng đến kênh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm tại công ty cổ phần bia hà nội quảng bình (Trang 51 - 56)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Thực trạng phân tích đặc điểm các nhân tố ảnh hưởng đến kênh

CÔNG TY C PHN BIA HÀ NI – QUNG BÌNH

2.2.1. Thc trng phân tích đặc đim các nhân tố ảnh hưởng đến kênh phân phi kênh phân phi

a. Đặc đim sn phm

Bia là loại nước giải khát có men, có thời hạn sử dụng tương đối ngắn. Bia sản xuất được đóng chai và keg. Sản phẩm bia có những đặc điểm sau:

- Đối với sản phẩm bia được đóng chai nên dễ vỡ vì vậy mà việc vận chuyển, bốc dỡ, phân phối gặp nhiều khó khăn.

- Bia được sản xuất hàng loạt, lưu kho nên quá trình bảo quản và lưu kho cần được chú ý để đảm bảo chất lượng bia không bị ảnh hưởng nên đối với sản phẩm này doanh nghiệp cần tính toán hợp lý chi phí lưu kho, bảo quản.

- Tính mùa vụ của sản phẩm bia tương đối cao, vì chỉ trong mùa nắng nóng và dịp lễ, Tết thì nhu cầu tiêu thụ bia mới cao do đó Công ty phải có kế hoạch sản xuất phù hợp và các trung gian phải có một lượng tồn kho hợp lý để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

- Trên thị trường có nhiều loại bia khác nhau vì vậy, khách hàng sử dụng sản phẩm dựa trên thói quen.

- Công ty chỉ sản xuất bia chai, bia hơi nên việc thu hồi và tái sử dụng bao bì là một điều tất yếu nên việc tổ chức, thiết kế và vận hành dòng thu hồi, tái sử dụng bao bì cần phải hợp lý, khoa học.

b. Đặc đim môi trường kinh doanh

- Yếu tố tự nhiên

Khu vực miền Trung nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêngcó khí hậu tương đối khắc nghiệt. Vào mùa hè trời nắng nóng, nhiệt độ cao do đó nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nước giải khát để giải nhiệt là rất lớn, đặc biệt đối với sản phẩm bia. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm tại nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Quảng Bình của các công ty sản xuất bia, nước giải khát.

- Yếu tố kinh tế

Trong giai đoạn 2012 – 2014, nền kinh tế nước ta đang trong tình trạng dần hồi phục do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 tăng 5,98% so với năm 2013. GDP năm 2013 tăng 5,42% so với năm 2012. Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2014, tiêu dung cuối cùng tăng 6,2% so với năm 2013. Nhìn chung, thu nhập của người dân ngày càng tăng cao vì vậy đời sống của họ được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng nước giải khát như bia cũng tăng theo. Riêng đối với nền kinh tế tỉnh Quảng Bình tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng khá.

Tốc độ tăng trưởng của ngành bia tại Việt Nam năm 2014 là 10%, chậm hơn so với cùng cùng năm ngoái. Nguyên nhân do tình hình tiêu thụ chậm, người tiêu dùng hạn chế chi tiêu, sức mua tăng chậm. Ngoài những yếu tố trên, với đặc thù của ngành còn bị ảnh hưởng của yếu tố thời tiết (miền Bắc 4 tháng đầu năm mùa rét kéo dài đến hết tháng 4/2014). Tuy nhiên, theo BMI ngành đồ uống có cồn vẫn đang tăng trưởng rất mạnh mẽ và tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Một số hãng bia hàng đầu thế giới như Diageo, AB

Inbev và Carlsberg đã đầu tư vào Việt Nam. Nguyên nhân có sự tăng trưởng mạnh mẽ này được lý giải là nhờ nền kinh tế phát triển ổn định, tỷ lệ tiêu dùng trong nước tăng, sự thay đổi nhân khẩu học, xu hướng đô thị hóa ngày càng tăng, vốn đầu tư nước ngoài tăng và ngành công nghiệp phát triển nhanh. Bia tiếp tục thống trị thị trường đồ uống có cồn, sản phẩm Bia chiếm 97,35 tổng sản lượng đồ uống có cồn được tiêu thụ, theo WHO 2014. Việt Nam được đánh giá là quốc gia đứng đầu khu vực Đông Nam Á về mức tiêu thụ bia và nằm trong nhóm đứng đầu danh sách 25 nước có lượng bia tiêu thụ tăng cao nhất thế giới.

- Yếu tố chính trị - pháp luật

Việt Nam có nền chính trị ổn định, hệ thống pháp luật đang ngày càng hoàn thiện, có nhiều chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đặc biệt đối với vùng đất Quảng Bình, các cán bộ lãnh đạo luôn chủ trương tạo mọi điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên đối với doanh nghiệp sản xuất bia phải chịu áp lực về thuế Tiêu thụ đặc biệt. Theo dự thảo sửa đổi Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Tiêu thụ đặc biệt bia sẽ tăng từ 50% lên 65%, áp dụng từ ngày 1/7/2015.

- Yếu tố văn hóa – xã hội

Đến cuối năm 2014, dân số Việt Nam là gần 90,5 triệu người. Tầng lớp trung lưu là phân khúc hộ gia đình có mức chi tiêu hằng ngày từ 10 – 100 USD/ người. Hiện nay Việt Nam có khoảng 8 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu, đến năm 2020 con số này sẽ là 44 triệu, tăng hơn 5 lần chỉ trong 6 năm (theo Neilsen 2014). Sự gia tăng tầng lớp trung lưu sẽ tạo ra sức mua, đột phá tiêu dùng rất lớn trong tương lai, đây là tầng lớp có chi tiêu cao hơn so với các tầng lớp còn lại. Ngành bia cũng không nằm ngoài xu hướng này, tầng lớp trung lưu tăng trưởng sẽ dẫn đến sản lượng tiêu thụ bia tăng cao, nhu cầu về bia cũng trở nên đa dạng hơn.

Người Việt Nam uống nhiều rượu bia xuất phát từ thói quen “mọi vấn đề đều được giải quyết trên bàn tiệc”. Tâm lý này ăn sâu vào suy nghĩ của người Việt nên khi có chuyện gì vui hay buồn đàn ông Việt điều tìm đến rượu bia để giải tỏa. Hay ngay cả các cuộc thỏa thuận, đàm phán cũng đều diễn ra trên bàn nhậu. Chính những tâm lý và thói quen đó đã khiến cho người Việt luôn luôn tìm đến rượu bia trong mọi hoàn cảnh.

- Yếu tố công nghệ

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trong nước và thế giới, công nghệ trong ngành sản xuất bia cũng đã không ngừng phát triển, có nhiều tiến bộ vượt bậc, các sản phẩm có chất lượng tốt hơn nhờ quy trình sản xuất hiện đại, giữ được trọn vẹn hương vị bia đồng thời có nhiều mẫu mã đẹp hơn phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Bên cạnh đó, còn có sự ra đời của dòng bia không cồn, hướng đến đối tượng khách hàng là nữ giới.

Với những thành tựu khoa học công nghệ đã mở ra cơ hội cho sự hiện đại hóa và tự động hóa trong khâu tiếp nhận nguyên vật liệu, vận chuyển, quản lý,… nhờ đó tăng năng suất lao động, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp.

c. Đặc đim khách hàng

- Khách hàng tổ chức: Khách hàng tổ chức là các cơ quan, đoàn thể ở tỉnh Quảng Bình. Đối tượng khách hàng này thường ít mua hàng, nhưng mỗi lần mua với số lượng lớn, ít biến động theo mùa. Do đó Công ty cần đẩy mạnh xúc tiến và tổ chức kênh phân phối trực tiếp dành cho nhóm khách hàng này.

- Khách hàng cá nhân: Nhóm khách hàng này rất đông, phân bố rộng khắp. Số lượng mua ít nhưng khá thường xuyên. Tiến trình mua của khách hàng đơn giản, thực hiện nhanh và trả tiền ngay. Họ quan tâm đến sự sẵn có của sản phẩm, uy tín thương hiệu và sự thuận tiện của địa điểm mua. Vì vậy phương thức tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của đối tượng khách hàng này là

thông qua các cửa hàng bán lẻ có vị trí giao thông thuận lợi cho việc mua bán hay các nhà hàng, quán ăn.

Ngoài thị hiếu,thu nhập của người tiêu dùng cũng tác động mạnh đến tiêu thụ. Những người có thu nhập cao thường tiêu dùng bia ngon, tiện lợi trong tiêu dùng. Còn những người có mức thu nhập trung bình thì mặt hàng tiêu dùng chính của họ là bia hơi và bia chai vì chất lượng và giá cả cũng phù hợp với họ. Như vậy bia hơi và bia chai của Công ty hiện nay đang được tiêu thụ rất mạnh.

Với đặc điểm là loại bia tầm trung, phục vụ cho tầng lớp khách hàng bình dân thì đối tượng sử dụng bia là những người có độ tuổi từ 18 – 19 tuổi trở lên, với thu nhập trung bình trở lên.

d. Đặc đim cnh tranh

Hiện nay, ngành sản xuất bia, nước giải khát là một trong những ngành mang lại lợi nhuận khá cao và có thời gian quay vòng vốn nhanh. Do đó, có rất nhiều cơ sở thành lập, ước tính cả nước hiện có hơn 400 nhà máy bia, nếu tính trung bình mỗi tỉnh, thành phố có hơn 6 nhà máy bia với công suất từ hàng chục đến hàng trăm triệu lít mỗi năm. Tại tỉnh Quảng Bình hiện chỉ có nhà máy sản xuất bia của Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Quảng Bình nhưng trên thị trường xuất hiện rất nhiều nhãn hiệu bia khác nhau như: Sài Gòn, Huda, 333, Tiger, Heiniken,… Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của bia Hà Nội – Quảng Bình là Sabeco, Huda. Đây là những đối thủ cùng theo đuổi thị trường mục tiêu với Công ty. Điểm mạnh của các công ty này là khả năng tài chính vững mạnh, hệ thống phân phối rộng khắp,các sản phẩm đa dạng về chủng loại và mẫu mã.

- Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco): Gồm có những sản phẩm cạnh tranh như bia 333, bia Sài Gòn xanh, Sài Gòn đỏ. Điểm mạnh của Sabeco đó là Công ty có thị phần lớn, chiếm khoảng

47,5% thị phần bia – rượu – nước giải khát Việt Nam (năm 2013). Và hiện tại Sabeco đang có thị phần lớn nhất tại Quảng Bình. Đối với sản phẩm bia, Sabeco đã thành công trong việc tạo bản sắc riêng, giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên điểm yếu của Sabeco đó là lượng lớn nguyên liệu chủ yếu phải nhập khẩu nước ngoài, ảnh hưởng đến chi phí và giá thành sản phẩm.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn bia Huế (Huda): Với sản phẩm là bia chai Huda. Hiện nay, tại thị trường tỉnh Quảng Bình, lượng bia được tiêu thụ lớn nhất đó là bia Sài Gòn, kế đến là bia Huda. Điểm mạnh của Công ty Bia Huế cũng như Công ty Bia Sài Gòn đó là chính sách phân phối, tiêu thụ được đẩy mạnh, hệ thống phân phối của họ rộng khắp, các đại lý, điểm bán lẻ có mặt trên hầu hết các địa bàn tỉnh.

Ngoài các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, Công ty còn gặp phải những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng khác như công ty Tân Hiệp Phát, công ty nước giải khát PepsiCo Việt Nam, công ty nước giải khát Coca - Cola Việt Nam,….

e. Đặc đim ca các trung gian phân phi

Hiện nay, Công ty đang phát triển hệ thống phân phối sản phẩm của mình thông qua trung gian thương mại là các nhà phân phối. Các nhà phân phối này có đặc điểm sau:

- Là các tổ chức, cá nhân, đại diện cho Công ty tìm kiếm khách hàng, xây dựng các mối quan hệ tốt.

- Có mối quan hệ và kinh nghiệm trên thị trường nước giải khát nói chung và thị trường bia nói riêng.

- Họ thường quan tâm đến các chính sách giá cả, hoa hồng, chiết khấu.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm tại công ty cổ phần bia hà nội quảng bình (Trang 51 - 56)