Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước đối với kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 26 - 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước đối với kinh tế

chẽ của các cơ quan chức năng có liên quan đối với các hoạt động phát triển du lịch có thể làm phát sinh các tệ nạn xã hội như: ma túy, mại dâm, cá độ, cờ bạc, rửa tiền và nhiều loại tội phạm, tệ nạn xã hội khác- những “ngành nghề” ăn theo sự phát triển của du lịch nếu chúng ta buông lỏng sự quản lý nhà nước trên lĩnh vực này.

1.2. Cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế du lịch

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước đối với kinh tếdu lịch du lịch

1.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch

Theo Giáo trình Kinh tế Du lịch của trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2009), Quản lý nhà nước (QLNN) đối với kinh tế du lịch là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh liên tục bằng quyền lực pháp luật Nhà nước dựa trên cơ sở nền tảng của thể chế chính trị nhất định đối với các quá trình, các hoạt động du lịch nhằm đạt được hiệu quả và mục tiêu kinh tế- xã hội do nhà nước đặt ra.

Dưới góc độ hành chính- kinh tế, QLNN đối với kinh tế du lịch được hiểu là hoạt động, là quá trình chỉ đạo, điều hành, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh du lịch bằng việc thông qua hệ thống pháp luật, các chủ thể QLNN (các cơ quan có thẩm quyền) tác động tới các đối tượng quản lý trong quá trình kinh doanh hoạt động du lịch nhằm định hướng cho hoạt động du lịch vận động, phát triển theo mục tiêu kinh tế- xã hội do nhà nước đặt ra. Như vậy, QLNN đối với kinh tế du lịch có các thành tố sau đây:

- Chủ thể quản lý: Là các cơ quan đại diện của Nhà nước hoặc được Nhà nước trao quyền, ủy quyền, đây là các chủ thể duy nhất trong QLNN về

kinh tế du lịch. Chủ thể QLNN về kinh tế du lịch là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL), các ngành liên quan như Công an, Y tế, Môi trường,

Lao động, Bảo hiểm,... và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trong cả nước (một số tỉnh, thành phố thành lập riêng Sở Du lịch).

- Đối tượng (khách thể) quản lý: là các hoạt động, quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực kinh tế du lịch.

- Mục đích QLNN đối với kinh tế du lịch: Đảm bảo ngành kinh tế du lịch phát triển theo một trật tự chung, nhằm bảo đảm lợi ích của mọi cá nhân, tổ chức cũng như lợi ích chung của toàn xã hội.

- Công cụ quản lý: Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện quản lý đối với kinh tế du lịch bằng hê thống các quy định của pháp luật và các công cụ quản lý khác như chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch,...

1.2.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch

Thứ nhất, Nhà nước là người tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch diễn ra trong nền kinh tế thị trường.

Xuất phát từ đặc trưng của nền kinh tế thị trường là tính phức tạp, năng động và nhạy cảm. Vì vậy, ngành kinh tế du lịch đòi hỏi phải có một chủ thể có tiềm lực về mọi mặt để đứng ra tổ chức và điều hành, chủ thể ấy không ai khác chính là Nhà nước- vừa là người quản lý, vừa là người tổ chức hoạt động du lịch. Để hoàn thành trách nhiệm của mình, Nhà nước phải đề ra pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển,... Sử dụng các công cụ này để tổ chức và QLNN đối với kinh tế du lịch.

Thứ hai, hệ thống công cụ như pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế du lịch là cơ sở, là những công cụ để Nhà nước tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh du lịch.

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động du lịch diễn ra hết sức phức tạp với sự đa dạng về chủ thể, hình thức tổ chức và quy mô hoạt động,... Dù phức tạp thế nào đi chăng nữa, sự quản lý của Nhà nước cũng phải bảo đảm cho

hoạt động của ngành kinh tế du lịch có tính tổ chức cao, ổn định, công bằng và có tính định hướng rõ rệt. Do đó, Nhà nước phải ban hành pháp luật, đề ra các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch... và dùng các công cụ này tác động vào lĩnh vực kinh tế du lịch.

Thứ ba, QLNN đối với kinh tế du lịch đòi hỏi phải có một bộ máy Nhà nước mạnh, có hiệu lực, hiệu quả và một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước có trình độ, năng lực thật sự.

QLNN đối với kinh tế du lịch phải tạo được những cân đối chung, điều tiết được thị trường, ngăn ngừa và xử lý những đột biến xấu, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho mọi hoạt động kinh tế du lịch phát triển. Để thực hiện tốt điều này đòi hỏi tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ QLNN phải ngày càng được tổ chức thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả từ trung ương đến địa phương.

Thứ tư, QLNN đối với kinh tế du lịch còn xuất phát từ chính nhu cầu khách quan của sự gia tăng vai trò của các chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý kinh tế du lịch trong nền kinh tế thị trường với tư cách là những công cụ quản lý.

Hoạt động của nền kinh tế du lịch với những quan hệ kinh tế rất đa dạng và năng động đòi hỏi có một sân chơi an toàn và bình đẳng, đặc biệt khi lượng khách du lịch tăng cao. Trong bối cảnh đó, cần thiết phải có một hệ thống chính sách, pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp không chỉ với điều kiện ở trong nước mà còn với thông lệ và luật pháp quốc tế.

1.2.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch

Thứ nhất, Nhà nước thực hiện chức năng hoạch định để định hướng hoạt động du lịch: bao gồm các nội dung cơ bản là hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch, phân tích và xây dựng các chính sách du lịch, quy hoạch và định hướng chiến lược phát triển thị trường, xây dựng hệ thống luật

pháp có liên quan tới du lịch. Xác lập các chương trình, dự án cụ thể hóa chiến lược, đặc biệt là các lộ trình hội nhập khu vực và quốc tế.

Thiết lập khuôn khổ pháp lý thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch, tạo ra môi trường pháp lý cho hoạt động du lịch.

Chức năng hoạch định của Nhà nước giúp cho các doanh nghiệp du lịch có phương hướng hình thành phương án chiến lược, kế hoạch kinh doanh. Nó vừa giúp tạo lập môi trường kinh doanh, vừa cho phép Nhà nước có thể kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh du lịch trên thị trường.

Thứ hai, Nhà nước bằng việc tạo lập các cơ quan và hệ thống tổ chức quản lý về du lịch, sử dụng bộ máy này để hoạch định các chiến lược, quy hoạch, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật,... đồng thời sử dụng sức mạnh của bộ máy tổ chức để thực hiện những vấn đề thuộc về QLNN, nhằm đưa chính sách phù hợp về du lịch vào thực tiễn, biến quy hoạch, kế hoạch thành hiện thực, tạo điều kiện cho du lịch phát triển.

Hình thành cơ chế phối hợp hữu hiệu giữa cơ quan QLNN đối với kinh tế du lịch với các cấp trong hệ thống tổ chức quản lý kinh tế du lịch của trung ương, tỉnh (thành phố), và quận (huyện, thị xã).

Trong lĩnh vực du lịch quốc tế, chức năng tổ chức và phối hợp được thể hiện ở sự phối hợp giữa các quốc gia có quan hệ song phương hoặc trong cùng một khối kinh tế, thương mại du lịch trong nỗ lực nhằm đa dạng hóa đa phương thức quan hệ hợp tác quốc tế trong du lịch, đạt tới các mục tiêu và đảm bảo thực hiện các cam kết đã ký kết.

Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc trong hoạt động du lịch.

Thứ ba, Nhà nước đảm bảo thực hiện chức năng điều tiết các hoạt động du lịch và can thiệp thị trường.

Nhà nước là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể kinh doanh nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng, khuyến khích và đảm bảo bằng pháp luật cạnh tranh bình đẳng, chống độc quyền. Để thực hiện chức năng này, một mặt, Nhà nước hướng dẫn, kích thích các doanh nghiệp du lịch hoạt động theo định hướng đã vạch ra. Mặt khác, Nhà nước phải can thiệp, điều tiết thị trường khi cần thiết để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Trong hoạt động kinh doanh du lịch ở nước ta hiện nay, cạnh tranh chưa bình đẳng, không lành mạnh là một trong những vấn đề gây trở ngại lớn cho quá trình phát triển ngành. Do vậy, Nhà nước phải có vai trò điều tiết mạnh.

Nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ, biện pháp khác nhau để điều tiết hoạt động kinh doanh du lịch, xử lý đúng đắn mâu thuẫn của các quan hệ.

Thứ tư, Nhà nước có vai trò giám sát hoạt động của mọi chủ thể kinh doanh du lịch cũng như chế độ quản lý của các chủ thể đó (về các mặt đăng ký kinh doanh, phương án sản phẩm, chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, môi trường ô nhiễm, cơ chế quản lý kinh doanh, nghĩa vụ nộp thuế, ...), cấp và thu hồi giấy phép, giấy hoạt động trong hoạt động kinh doanh du lịch.

Kịp thời phát hiện những lệch lạc, nguy cơ chệch hướng hoặc vi phạm pháp luật và các quy định của Nhà nước, từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh thích hợp nhằm tăng cường hiệu quả của công tác QLNN đối với các họat động kinh doanh du lịch.

Nhà nước cũng phải kiểm tra, đánh giá hệ thống tổ chức quản lý du lịch của Nhà nước cũng như năng lực của đội ngũ cán bộ công chức QLNN đối với kinh tế du lịch.

Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực kinh tế du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, việc bảo

vệ tài nguyên du lịch, môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc trong nền kinh tế du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)