Thực trạng về khách du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 52 - 54)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Thực trạng về khách du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội

Lượng khách du lịch đến Hà Nội tăng nhanh, thị trường khách du lịch quốc tế có sự biến đổi cơ bản, khách du lịch trong nước cũng rất đa dạng về mục đích cơ cấu.

Bảng 2.2. Diễn biến lượng khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tính: 1.000 Lượt khách

Stt CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2014 2015 1 Khách du lịch 13.547 14.400 16.580,914 18.500 19.690

Khách quốc tế 1.887 2.100 2.580,914 3.000 3.260

Khách nội địa 11.660 12.300 14.000 15.500 16.430

2 Cơ cấu trong tổng số khách

Khách quốc tế 13,93% 14,58% 15,57% 16,22% 16,55%

Khách nội địa 86,07% 85,42% 84,43% 83,78% 83,44%

(Nguồn: Phòng Quản lý Cơ sở lưu trú- Sở Du lịch Hà Nội) Dựa vào bảng 2.2, có thể thấy lượng khách du lịch đến Hà Nội ổn định và tăng trưởng đều đặn qua các năm, mỗi năm tăng trung bình khoảng một

triệu đến hai triệu lượt khách du lịch. Tính đến năm 2015, lượng khách du lịch đạt mốc 19,69 triệu lượt khách, tăng 45,34% so với năm 2011, khách nội địa đạt 16.430.000 lượt khách (tăng 40,9% so với năm 2011), khách quốc tế đạt 3.260.000 lượt khách (tăng 72,76% so với năm 2011). Cùng với sự gia tăng nhanh tổng số lượt khách du lịch quốc tế đến Hà Nội nói riêng, đến Việt Nam nói chung, thì thời gian lưu trú trung bình của một khách du lịch cũng tăng một cách ổn định nhưng không nhiều, số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch tại Hà Nội đạt 1,71 ngày/khách [16]. Nguyên nhân chính là cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành kinh tế du lịch Hà Nội đã được bổ sung, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ. Sản phẩm du lịch ngày một phong phú, đa dạng, được chú trọng về chất và lượng, từng bước xã hội hoá, đa dạng hoá các hình thức đầu tư.

Trong những năm qua, nhờ sự ổn định về thể chế kinh tế, chính trị, cùng với việc xây dựng và đưa vào thực hiện thành công những chính sách tiến bộ để kích cầu phát triển du lịch như: Tổ chức Liên hoan văn hóa, du lịch làng nghề truyền thống với chủ đề “Tinh hoa truyền thống- Hội nhập và lan tỏa 2015”; Thiết lập một loạt các liên kết hợp tác quốc tế với các cơ quan QLNN về kinh tế du lịch của một số quốc gia như: Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Cu Ba, Lào, Campuchia, Myanmar, Trung Quốc,... đặc biệt là diễn biến chính trị bất ổn ở những quốc gia, vùng lãnh thổ vốn là các nước mạnh về du lịch như: Mỹ, Đức, Châu Âu,... Tất cả đã khiến cho Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng trở thành địa điểm du lịch lý tưởng, an toàn đối với khách du lịch quốc tế. Vì vậy, lượng khách quốc tế đã tăng nhanh và ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân các năm đều đạt trên 13,9% tổng cơ cấu khách du lịch.

Hiện nay, Hà Nội đón khách quốc tế đến từ 192 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều khách đến từ thị trường có khả năng chi trả cao như:

Tây Âu, Đông Bắc Á, Úc, Bắc Mỹ… Mười thị trường chiếm 75-80% tổng số khách đến Hà Nội bao gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Úc, Mỹ, Pháp, Đài Loan, Đức, Malaysia,... Trong đó, có những thị trường tăng mạnh trong năm 2015 như Trung Quốc tăng 39%, Hàn Quốc tăng 36,9%, Thái Lan tăng 27%. Một số thị trường có lượng khách du lịch đến Hà Nội tăng ở mức trung bình và ổn định là Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ấn Độ, Nga.[20]

Mặc dù lượng khách du lịch qua các năm đều tăng cao và ổn định, nhưng cơ cấu thành phần khách du lịch lại không đồng đều. Có sự chênh lệch lớn giữa lượng khách du lịch nội địa và quốc tế. Trong khi qua các năm, lượng khách du lịch nội địa chiếm đến hơn 84,63% tổng lượt khách đến với Hà Nội thì lượng khách quốc tế chỉ dao động ở mức 15,37% (cá biệt năm 2011 chỉ đạt được 13,93%). Điều này đã cho thấy, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch còn hạn chế về quy mô, tính chuyên nghiệp, thiếu sự chủ động trong công tác thiết lập tổ chức, triển khai lập các đề án, chiến lược, quy hoạch phát triển tổng thể, khiến cho du lịch Hà Nội mặc dù được đánh giá cao nhưng lượng khách quốc tế chưa đạt được như kế hoạch đã định từ các năm trước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)