Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 106 - 109)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.8. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quá trình chuẩn hóa đào tạo, nâng cao tay nghề nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn chất luợng, đáp ứng được những yêu cầu trong thực tế để đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững của tòan ngành kinh tế du lịch Hà Nội, thì yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần phải sớm tìm được những giải pháp khả thi, hữu ích phục vụ tốt nhất cho công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ cho nguồn nhân lực. Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng của mình, Sở Du lịch thành phố Hà Nội cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, về củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ QLNN đối với kinh tế du lịch chuyên nghiệp, trong sạch, vững mạnh:

- Không ngừng nâng cao chất lượng chuyên môn của cán bộ, công chức trong bộ máy QLNN.

- Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế du lịch của Hà Nội, thống kê, phân tích nhu cầu về số lượng cán bộ QLNN đối với kinh tế du lịch cho từng thời kỳ, từng cấp để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức thích hợp, kể cả ngắn hạn và dài hạn, kể cả trong nước và ngoài nước về

chuyên môn nghiệp vụ du lịch, kiến thức về luật pháp quốc tế, khả năng sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hiện đại.

- Chú trọng đào tạo các chức danh chủ chốt của bộ máy QLNN đối với kinh tế du lịch. Trong đào tạo, cần định hướng đúng nội dung đào tạo. Từng

bước thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo; thực hiện chế độ Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo, mua tài liệu học tập,... Bên cạnh đó, khuyến khích cán bộ tự rèn luyện, học tập để trưởng thành, hạn chế sự trông chờ, ỷ lại, dựa dẫm vào sự bao cấp của Nhà nước. Xây dựng và thực hiện cơ chế thi tuyển, tuyển chọn cán bộ và sử dụng cán bộ đúng khả năng và trình độ chuyên môn được đào tạo để phát huy sở trường, dần loại bỏ những cán bộ có phẩm chất đạo đức kém và năng lực chuyên môn yếu.

Thứ hai, về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong ngành kinh tế du lịch ở thủ đô Hà Nội:

- Phối hợp cùng với các cơ quan có chuyên môn nghiệp vụ QLNN về kinh tế du lịch để sớm đề ra hệ thống tiêu chuẩn nguồn nhân lực cho toàn ngành kinh tế du lịch, cho từng loại hoạt động dịch vụ du lịch (bao gồm cả dịch vụ chính và dịch vụ bổ trợ); Hệ thống các chứng chỉ, bằng cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế đối với các nhân viên phục vụ trong hệ thống toàn ngành kinh tế du lịch.

- Có công tác chỉ đạo các quận, huyện trên địa bàn thành phố tiến hành tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phổ biến các kiến thức pháp luật mới cho lực lượng lao động du lịch trên mỗi địa bàn.

- Xây dựng hệ thống các tiêu chí về đào tạo nguồn nhân lực để làm cơ sở cho các trường dựa vào đó để hoàn chỉnh giáo trình giảng dạy, hay nói cách khác, các tiêu chí này sẽ làm kim chỉ nam giúp cho việc đào tạo nhân lực ngành du lịch đi theo con đường đúng đắn nhất.

- Để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất về mặt trình độ trong đội ngũ nguồn nhân lực của ngành kinh tế du lịch, Sở Du lịch thành phố Hà Nội có thể lựa chọn ra ở các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố những lao động ưu tú để tiến hành đào tạo, bồi dưỡng. Đội ngũ này sẽ là lực lượng tiên phong trong công tác chia sẻ, chỉ dẫn các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ mới cho đội ngũ lao động còn lại trong toàn ngành kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Đối với đội ngũ quản lý trong các cơ sở kinh doanh du lịch, Sở Du lịch thành phố Hà Nội cần phải trú trọng đến công tác đào tạo, nâng cao ý thức pháp luật và ý thức trách nhiệm trong việc đặt sự phát triển cơ sở của mình trong sự phát triển chung của toàn ngành du lịch thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý.

- Tiến hành tổ chức các hội nghị giao ban giữa các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội để thấy được những yếu kém về mặt trình độ trong đội ngũ lao động, từ đó đề ra được hướng đào tạo, bồi dưỡng thích hợp trong tương lai.

- Việc nâng cao chất lượng đào tạo cho đội ngũ lao động dài hạn (vốn là lực lượng đã có bằng cấp chuyên môn và bề dày kinh nghiệm trong việc phục vụ tại các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch) cần phải tiến tới mở rộng thêm các khóa đào tạo, bồi dưỡng kĩ năng, nghiệp vụ

chuyên môn ngắn hạn cho cả lực lượng lao động ngắn hạn để nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ của hệ thống nhân lực làm việc trong các cơ sở kinh doanh du lịch.

- Cần phải có chế tài xử lý nghiêm khi các loại hình doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch (kể cả thấp cấp hay cao cấp) sử dụng lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề không theo đúng quy định của ngành kinh tế du lịch, gây ra những ảnh hưởng xấu đến uy tín và hình ảnh du lịch của Hà Nội.

3.2.9. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục, pháp luật, chính sách vềquản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch ở thủ đô Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)