7. Kết cấu của luận văn
2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại trong quản lý nhà nước đối với kinh tế du
lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội
Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, công tác QLNN đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần có biện pháp khắc phục:
- Việc ban hành các văn bản hướng dẫn luật mang tính rải rác, chưa kịp thời, gây khó khăn cho hoạt động QLNN về kinh tế du lịch.
- Trong công tác triển khai thực hiện Quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, việc triển khai xây dựng và đưa vào thực hiện các đề án phát triển diễn ra còn chậm so với kế hoạch đã đặt ra, khiến cho hiệu quả thực hiện trong thực tế của đề án không cao, gây ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn ngành kinh tế du lịch trong tương lai.
- Công tác phối hợp hoạt động giữa các cơ quan có liên quan trong lĩnh vực QLNN đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội mới chỉ mang tính hình thức, chưa có sự nắm bắt và hiểu biết cụ thể về tình hình hoạt động quản lý của nhau.
- Công tác hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ QLNN về kinh tế du lịch đối với Phòng Văn hóa- Thông tin thuộc UBND các quận, huyện trên địa bàn
thành phố Hà Nội mới chỉ được thực hiện bước đâu, chưa mang tính chất chuyên sâu nghiệp vụ. Do đó, công tác quản lý của phòng Văn hóa- Thông tin về du lịch vẫn còn lung túng, mang tính hình thức và thiếu sự phối hợp hoạt động với cấp cao hơn.
- Công tác theo dõi và quản lý chất lượng hoạt động của toàn bộ hệ thống doanh nghiệp, cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch (đặc biệt là các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển khách du lịch nhỏ lẻ, cơ sở lưu trú du lịch hạng thấp cấp và những cơ sở không đủ tiêu chuẩn để xếp hạng thẩm định) ở 29 quận, huyện trên địa bàn thành phố chưa thật sự sát sao, mang nặng tính địa phương, thiếu sự nắm bắt và có cái nhìn tổng quan về số lượng và chất lượng của toàn bộ hệ thống doanh nghiệp, cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch.
- Công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan có liên quan đối với hoạt động của toàn ngành kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại sự chồng chéo, trùng lặp, gây ảnh hưởng lớn đến thời gian và hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh doanh hoạt động du lịch.
- Công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch vẫn còn mang tính bị động, cơ chế chính sách chưa rõ ràng; quy mô, tính chuyên nghiệp trong công tác tổ chức các chương trình, sự kiện xúc tiến còn yếu, thiếu sự đầu tư thỏa đáng; hoạt động phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch còn thiếu chiều sâu, thiếu tính hiệu quả. - Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức QLNN và cho nguồn nhân lực phục vụ trong ngành kinh tế du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu mới là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
lên đẳng cấp quốc tế.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật về hoạt động kinh doanh các sản phẩm du lịch chưa được triển khai thực hiện sâu rộng cả về mặt hình thức và nội dung. Do đó, các hành vi tiêu cực, đi ngược
lại với quy định của pháp luật vẫn xảy ra, gây ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định và bền vững của toàn ngành kinh tế du lịch.