Hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến họat động quản lý nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 63 - 65)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến họat động quản lý nhà

nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội

Luật Du lịch đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 06 năm 2005, kèm theo đó Chính phủ đã ban hành hai văn bản hướng dẫn Luật là: Nghị định số 92/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01 tháng 06 năm 2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch 2005 và thông tư 88/2008/TT- BVHTTDL của Bộ VHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 06 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch. Luật Du lịch 2005 ra đời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển du lịch trong quá trình hội nhập. Những quy định trong Luật Du lịch 2005 về cơ bản đã tiếp cận được với Luật Du lịch của nhiều nước trên thế giới, tạo nên những nền tảng vững chắc để thu hút các doanh nghiệp du lịch nước ngoài đầu tư, hợp tác kinh doanh với Việt Nam, đồng thời thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam. Các nội dung quy định về bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch, quy hoạch du lịch, công nhận và tổ chức quản lý khu, tuyến, điểm du lịch và đô thị du lịch; tiêu chuẩn hóa cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ, tiêu chuẩn hóa các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; các quy định về đảm bảo an ninh, an toàn, cứu hộ, cứu nạn, bảo hiểm du lịch và giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch đều nhằm thể hiện chính sách của Nhà nước Việt Nam trong việc nâng cao sức cạnh tranh, tính hấp dẫn của du lịch Việt Nam, bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách du lịch và các nhà đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.

Để việc quản lý, điều hành, đưa ngành kinh tế du lịch vào ổn định và phát triển, bên cạnh Luật Du lịch 2005, Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật khác quy định, hướng dẫn cụ thể ở những ngành, lĩnh vực khác

nhau liên quan đến kinh tế du lịch, nhằm quản lý và phát triển nền kinh tế du lịch của thủ đô Hà Nội. Có thể kể đến một số văn bản pháp luật tiêu biểu sau: - Luật Di sản văn hóa 2001.

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa 2009. - Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 09 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa 2001 và

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa 2009.

- Nghị định số 16/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2012 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

- Nghị quyết số 11/NQ/TW ngày 06 tháng 01 năm 2012 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011- 2020. - Nghị quyết số 12/2012/NQ-HĐND ngày 13 tháng 07 năm 2012 của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội về việc thông qua quy hoạch phát triển Du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hường đến năm 2030.

- Quyết định 4597/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Ngoài ra, tại các kỳ họp, UBND TP. Hà Nội đã bàn bạc, thảo luận và thống nhất ban hành một số những Quyết định nhằm quản lý, thúc đẩy nền kinh tế du lịch thủ đô Hà Nội phát triển, cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

Mặc dù các văn bản hướng dẫn thực hiện thi hành luật đã và đang thực hiện rất tốt nhiệm vụ của mình trong công tác QLNN về kinh tế du lịch, nhưng hiệu quả lâu dài của các văn bản hướng dẫn này đã bị ảnh hưởng khá lớn vì: Trong giai đoạn đầu của sự phát triển ngành kinh tế du lịch, cần thiết

phải có những văn bản hướng dẫn cụ thể cho các văn bản luật, luật sửa đổi bổ sung liên quan đến du lịch để định ra những bước đi chính xác cho toàn ngành thì các văn bản này lại ban hành chậm hơn rất nhiều so với các văn bản luật này. Chẳng hạn, luật Du lịch 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2006 nhưng đến ngày 01 tháng 06 năm 2007 mới ban hành Nghị định số 92/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch. Và cho đến 31/12/2008, Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL hướng dẫn các vấn đề về lưu trú du lịch mới được Bộ Văn hóa, Thể và Du lịch ban hành. Việc này đã gây khó khăn rất lớn không chỉ cho công tác quản lý của nhà nước mà còn cho cả các doanh nghiệp trong việc thực hiện theo các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh du lịch ở những giai đoạn phát triển đầu tiên của toàn ngành kinh tế du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)