Nội dung quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 32 - 37)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành

phố Hà Nội

1.2.3.1. Quản lý nhà nước về định hướng, xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội

Nội dung này bao gồm việc xây dựng và đề ra các quy hoạch phát triển; xây dựng các kế hoạch và chương trình phát triển; xây dựng các chính sách phát triển. Các công tác này liên quan chặt chẽ với nhau, mỗi một công tác đều có vị trí nhất định trong nhiệm vụ định hướng phát triển của ngành. Trong đó việc xây dựng chiến lược và chính sách là những bộ phận quan trọng nhất và năng động nhất.

Xây dựng và công khai các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế du lịch là một trong những nội dung QLNN có tính quyết định đối với sự phát triển ngành kinh tế du lịch. Nó giúp cho các cá nhân, tổ chức (nhà đầu tư) an tâm khi quyết định đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực du lịch.

Trong hoạt động kinh doanh du lịch, mục tiêu cuối cùng của các đơn vị kinh doanh là lợi nhuận. Do đó, nếu không được định hướng phát triển đúng sẽ gây ra lãng phí, kém hiệu quả do không phù hợp với nhu cầu thị trường và thực tế phát triển của từng địa phương, nhất là các hoạt động đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng các khu, điểm du lịch,... hoặc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật như các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ,... Vì thế, việc xây dựng chính xác, hợp lý và công khai kịp thời các chiến lược, quy hoạch, kế

hoạch phát triển kinh tế du lịch là một trong những yêu cầu bắt buộc của công tác QLNN đối với kinh tế du lịch.

Các mục tiêu, chỉ tiêu trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế du lịch của từng địa phương phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển chung của cả nước, đáp ứng những yêu cầu của quá trình hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới gắn với tiến trình đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có như vậy, mỗi đơn vị hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kinh tế du lịch mới có thể xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển riêng phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển chung của địa phương và của cả nước.

1.2.3.2. Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển kinh tế du lịch Hà Nội trên cơ sở hệ thống pháp luật, chính sách chung quản lý nhà nước về kinh tế du lịch

Bản thân chính sách, pháp luật đối với nền kinh tế của một đất nước nói chung và trong lĩnh vực kinh tế du lịch nói riêng mới chỉ là những quy định của Nhà nước, là ý chí của Nhà nước đòi hỏi mọi chủ thể khác (bao gồm chính bản thân nhà nước) phải thực hiện. Vì vậy, để chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống, các cơ quan nhà nước nói chung, cơ quan QLNN về kinh tế du lịch ở Hà Nội nói riêng phải tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh. Chính quyền địa phương phải tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về du lịch cho cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân trên địa bàn giúp họ nhận thức đúng đắn, từ đó có hành động đúng trong hoạt động thực tiễn; đảm bảo sự tuân thủ, thi hành chính sách, pháp luật về du lịch một cách nghiêm túc. Mặt khác, Hà Nội phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật du lịch trên địa bàn thành phố, xử lý nghiêm mọi hành

vi vi phạm pháp luật. Không tùy tiện thay đổi các chính sách của mình, nhanh chóng xóa bỏ các văn bản cũ trái với các văn bản mới ban hành, giảm tối đa sự trùng lặp, gây khó khăn cho hoạt động du lịch.

Bên cạnh đó, để phát triển kinh tế du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh của các địa phương, cơ quan chức năng phải tích cực cải thiện môi trường pháp lý, môi trường đầu tư và kinh doanh thông qua việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật chung của Nhà nước về phát triển kinh tế du lịch phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, khu vực. Đồng thời, nghiên cứu và ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền mang tính đặc thù ở địa phương như chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách ưu đãi tiền thuê đất, thời hạn thuê đất, chính sách ưu đãi tín dụng,... nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tạo sự an tâm, tin tưởng cho các tổ chức, cá nhân (kể cả trong nước và ngoài nước) khi bỏ vốn đầu tư kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, việc ban hành các cơ chế, chính sách vừa phải bảo đảm theo đúng các quy định của pháp luật và quy định của cơ quan Nhà nước cấp trên, vừa phải thông thoáng trên cơ sở sử dụng nguồn lực của thành phố để khuyến khích phát triển, đồng thời cũng phải đảm bảo tính ổn định và bình đẳng, tính nghiêm minh trong quá trình thực thi. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trên toàn bộ phương diện hoạt động theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả. Tiếp tục thực hiện mô hình một cửa trong đăng ký đầu tư, đăng ký kinh doanh,... Thực hiện chuẩn hóa các thủ tục hành chính theo tinh thần triệt để tuân thủ pháp luật, công khai, minh bạch, thuận tiện.

Mặt khác, hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất- kỹ thuật du lịch là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế du lịch. Vì vậy, đòi hỏi Hà Nội cần căn cứ vào tình hình thực tế của mình để đưa ra những chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch tại các khu, điểm du lịch như: mở đường giao thông, xây dựng hệ thống điện, cung cấp nước sạch, phát triển hệ thống thông tin liên lạc, hỗ trợ trong việc tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử, các công trình kiến trúc, cảnh quan du lịch,...

Ngoài ra, để đảm bảo bình ổn giá cả tiêu dùng và thị trường du lịch, có chính sách điều tiết thu nhập hợp lý và hướng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tham gia thực hiện các chính sách xã hội, các cơ quan địa phương có liên quan phải sử dụng linh hoạt các công cụ quản lý nhằm hạn chế tình trạng nâng giá, độc quyền trong hoạt động kinh doanh du lịch ở địa phương.

Kinh tế du lịch là khâu đột phá kích thích sự phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực và cũng là lĩnh vực tạo ra lợi nhuận cao. Vì vậy, phải có chính sách hợp lý để hướng các doanh nghiệp sử dụng nguồn lợi nhuận thu được tiếp tục đầu tư cho sự phát triển lâu dài và bền vững, khai thác hợp lý tiềm năng du lịch sẵn có của địa phương, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa có tiềm năng phát triển kinh tế du lịch để góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

1.2.3.3. Tổ chức thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội

Theo Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT-BVHTTDL-BNV của Bộ VHTTDL, Bộ Nội vụ, ngày 06 tháng 06 năm 2008 về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở VHTTDL thuộc Uỷ ban Nhân dân (UBND) cấp tỉnh, Phòng Văn hoá và Thông tin thuộc UBND cấp huyện, các Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố trong cả nước (một số tỉnh, thành phố thành lập riêng Sở Du lịch) có trách nhiệm tổ chức thực hiện hoạt động QLNN đối với kinh tế du lịch ở địa phương như sau:

- Tổ chức công bố quy hoạch sau khi được phê duyệt.

- Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá, phân loại, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch của tỉnh theo Quy chế của Bộ VHTTDL.

- Thực hiện các biện pháp để bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch của tỉnh.

- Tổ chức lập hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch địa phương, điểm du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương; công bố sau khi có quyết định công nhận.

- Cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài đặt trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và theo phân cấp, uỷ quyền của UBND cấp tỉnh;

- Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

- Quyết định xếp hạng 1 sao, hạng 2 sao cho khách sạn, làng du lịch, hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự, căn hộ du lịch; hạng đạt tiêu chuẩn

kinh doanh lưu trú du lịch đối với bãi cắm trại, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác.

- Thẩm định và cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch.

- Tổ chức cấp, cấp lại, đổi, thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch; cấp, thu hồi giấy chứng nhận thuyết minh viên theo quy định của Bộ VHTTDL.

- Xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch và tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến du lịch, sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm du lịch của địa phương sau khi được phê duyệt.

1.2.3.4. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động kinh doanh du lịch và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch

Sự phát triển nhanh của kinh tế du lịch sẽ làm phát sinh các hành vi tiêu cực như khai thác quá mức các công trình, khu, điểm du lịch, làm ô nhiễm môi trường sinh thái, những hoạt động kinh doanh du lịch trái với bản sắc văn hóa của đất nước, của địa phương. Do đó, cơ quan QLNN về kinh tế du lịch phải tiếp tục chỉ đạo thực hiện thường xuyên công tác kiểm

tra, thanh tra và giám sát đối với hoạt động du lịch để phòng ngừa hoặc ngăn chặn kịp thời những hành vi tiêu cực có thể xảy ra.

Để thực hiện tốt nội dung này, các cơ quan quản lý du lịch cần làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và những quy định của địa phương về đầu tư khai thác các khu, điểm du lịch trên địa bàn; thực hiện việc đăng ký và hoạt động theo đăng ký kinh doanh, nhất là những hoạt động kinh doanh có điều kiện như: kinh doanh lưu trú, kinh doanh lữ hành,...; đồng thời cần xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật về du lịch trên địa bàn.

1.2.3.5. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt động du lịch

Cũng như trong các lĩnh vực, ngành nghề khác, chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động du lịch cũng ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của lĩnh vực này. Từ cạnh tranh toàn cầu, cạnh tranh giữa các quốc gia, các ngành, các doanh nghiệp cho đến cạnh tranh từng sản phẩm đều là sự cạnh tranh bằng trí tuệ của nhà quản lý và chất lượng của nguồn nhân lực. Để đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)