Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 111 - 149)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Một số kiến nghị

Thứ nhất, đối với các cơ quan có thẩm quyền hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật và ban hành văn bản: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, chính sách về du lịch. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có liên quan đến nhiều ngành, nghề và lĩnh vực khác, Quốc hội cần rà soát các văn bản Luật về du lịch và có liên quan đến du lịch để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, nhất là trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập WTO và xu thế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới cũng như quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ thì khi ban hành các văn bản luật cần tham chiếu các quy định mang tính quốc tế. Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp cần giải thích, vận dụng và cụ thể hóa luật, ban hành những quy định phù hợp với luật và yêu cầu thực tiễn của thủ đô nhằm đảm bảo tính thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền và người dân trong việc áp dụng pháp luật vào quá trình QLNN đối với kinh tế du lịch.

Thứ hai, đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương: Thành ủy, UBND thành phố tiếp tục ban hành các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào phát triển kinh tế du lịch, nhất là trong việc xây dựng, khai thác các điểm, tuyến du lịch cũng như bảo tồn, tôn tạo các giá trị, công trình văn hóa, cảnh quan môi trường nhằm duy trì, phát triển và khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch. Sử dụng đồng bộ, có hiệu quả các công cụ tài chính, thuế, giá cả, thông tin- truyền thông, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư và kích cầu về kinh tế du lịch.

Thứ ba, đối với cơ quan quản lý ngành ở trung ương và địa phương: Tổng cục Du lịch và ngành kinh tế du lịch Hà Nội cần quan tâm triển khai công tác nghiên cứu, dự báo thị trường khách du lịch, từ đó cung cấp những luận chứng, luận cứ để bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành kinh tế du lịch theo từng giai đoạn, đồng thời chủ động phân luồng, đón bắt thời cơ, thời điểm để phục vụ khách tốt nhất. Đẩy mạnh liên doanh, liên kết và hợp tác

quốc tế trong hoạt động kinh doanh du lịch cũng như đào tào, dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành kinh tế du lịch.

Chính quyền các cấp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế du lịch hàng năm phù hợp với chiến lược phát triển du lịch của thành phố và trên cơ sở cụ thể hóa Chiến lược phát triển du lịch quốc gia và Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế du lịch. Hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp trên địa bàn, tăng cường nhận thức du lịch cho các ngành, các cấp và cộng đồng dân cư.

Thứ tư, đối với từng chủ thể QLNN đối với kinh tế du lịch trong mối quan hệ phối hợp: Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ và xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong QLNN đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thủ đô Hà Nội với các bộ, ban, ngành từ trung ương xuống cơ sở như các ngành văn hóa, giáo dục, y tế, giao thông vận tải… để tạo ra sức mạnh tổng hợp, đồng bộ của bộ máy quản lý hành chính nhà nước, tránh tình trạng chồng chéo hoặc đùn đẩy trách nhiệm.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng của công tác QLNN đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011- 2015 và căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế du lịch ở thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Luận văn đã xây dựng thành công hệ thống mười giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực đã có, khắc phục những hạn chế còn tồn tại và từng bước hoàn thiện công tác QLNN đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. Đồng thời, đưa ra một số kiến nghị cụ thể đối với các cấp, các ngành có liên quan đến hoạt động QLNN đối với kinh tế du lịch.

KẾT LUẬN

Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch ở Việt Nam nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng, có tác động không nhỏ vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như sự phát triển chung về kinh tế, xã hội của thành phố. Họat động của ngành kinh tế du lịch Hà Nội trong những năm qua đã có nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên trong quá trình phát triển, nhiều yêu cầu của du lịch vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Việc hoàn thiện QLNN đối với kinh tế du lịch góp phần quan trọng trong việc phát triển của hệ thống du lịch, từ đó góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế- xã hội của Hà Nội.

Trên cơ sở những vấn đề đã trình bày ở trên, Luận văn đã đạt được những kết quả chính sau đây:

Thứ nhất, phát triển kinh tế du lịch là một quá trình kinh tế- xã hội, là phát triển một ngành kinh tế tổng hợp có liên quan đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác. Sự phát triển của kinh tế du lịch một mặt góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển, mặt khác nó cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực, những hậu quả không mong muốn nếu không được định hướng, quản lý tốt. Bởi vậy, QLNN đối với kinh tế du lịch chính là nhân tố đảm bảo sự phát triển kinh tế du lịch của Hà Nội một cách bền vững, lành mạnh theo định hướng của Đảng và Nhà nước. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, luận văn đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế du lịch và QLNN đối với kinh tế du lịch của cơ quan có thẩm quyền hiện nay.

Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia đã làm tốt về công tác QLNN đối với kinh tế du lịch, rút ra bài học cho thủ đô Hà Nội.

Thứ ba, phân tích, đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế du lịch và QLNN đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-

2015, từ đó đưa ra được những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại.

Thứ tư, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được thì công tác QLNN đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế cần khắc phục. Để khắc phục được điều đó đòi hỏi thành phố cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trên nhiều mặt, lĩnh vực của không chỉ ngành kinh tế du lịch mà còn của nhiều ngành khác trên địa bàn thành phố Hà Nội. Qua quá trình nghiên cứu thực tế trên cơ sở lý luận khoa học, luận văn đã đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với kinh tế du lịch ở thu đô Hà Nội hiện nay. Đồng thời, đưa ra một số kiến nghị với hệ thống cơ quan QLNN về kinh tế du lịch và đối với bản thân ngành kinh tế du lịch Hà Nội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ban Quản lý Di tích- Danh thắng Hà Nội (2015), Báo cáo thống kê số lượng di tích, danh thắng trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Hà Nội.

2. Bộ VHTTDL (2008), Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP.

3. Bộ VHTTDL, Bộ Nội vụ (2008), Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT- BVHTTDL-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Văn hoá và Thông tin thuộc UBND cấp huyện.

4. Chính Phủ (2007), Nghị định số 92/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01 tháng 06 năm 2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch 2005, Hà Nội.

5. Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Nghịquyết 12/2012/NQ- HĐND về việc thông qua Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.

6. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch 2005, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội (2015), Báo cáo kết quảcông tác du lịch Hà Nội qua các năm 2008- 2015, Hà Nội.

8. Thành Ủy Hà Nội (2016), NghịQuyết số06- NQ/TU về phát triển du lịch thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016- 2020 và những năm tiếp theo, Hà Nội.

9. Tổng cục Du lịch (2012), Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch

10. Tổng cục Du lịch (2013), Quy hoạch tổng thểphát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Viện nghiên cứu Pháttriển Du lịch (ITDR), Hà Nội.

11. Tổng cục Du lịch (2013), Du lịch có trách nhiệm đối với lĩnh vực lưu trú ở Việt Nam, Văn phòng Ban Quản lý Dự án, Hà Nội.

12. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2008), Giáo trình kinh tếdu lịch,

NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

13. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội (2012), Quyết định số 4597/QĐ- UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.

14. Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội (2008), Quyết định số 18/2015/QĐ- UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Du lịch thành phố Hà Nội, Hà Nội.

Trang Web

15. Đài Trung Hoa (2016), “Du lịch- Lực đẩy mới của kinh tế Trung Quốc”, http://bnews.vn/

16. Thu Hoài (2016), “Hướng tới phát triển sản phẩm du lịch đặc thù”, http://laodongthudo.vn/

17. Hoàng Linh (2016), “Ngành du lịch thế giới tạo hơn 7,2 triệu việc làm năm 2015”, http://news.zing.vn/

18. Lâm Vĩnh Phương (2015), “Một vài nhận xét về giải pháp phát triển du lịch Trung Quốc”, http://dulich.vnexpress.net/

19. Trần Quới (2015), “Nghĩ về thông điệp Ngày Du lịch thế giới 2015”, http://www.baophuyen.com.vn/

20. Thông tin điện tử Chính Phủ (2016), “Phát triển du lịch thành ngành mũi nhọn: Còn nhiều khó khăn”, http://thanglong.chinhphu.vn/.

21. UBND TP. Hà Nội (2015), “Hà Nội: Tận dụng lợi thế phát triển du lịch”, https://hanoi.gov.vn/.

22. Thanh Uyên (2016), “Du lịch Thái Lan hốt bạc”, http://dulich.tuoitre.vn/ 23. VietNam+ (2016), “Những xu hướng nổi bật của ngành du lịch thế giới trong năm 2016”, http://vietnamtourism.gov.vn/

24. Website Bộ VHTTDL: http://www.cinet.gov.vn/

25. Website Sở Du lịch thành phố Hà Nội: http://hanoitourism.gov.vn/ 26. Website UBND TP. Hà Nội: http://www.hanoi.gov.vn/

27. Website Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch (ITDR) : http://www.itdr.org.vn/

Tiếng Anh

28. World Economic Forum (2015), “Growth through Shocks”, The Travel & Tourism Competitiveness Index, pp.03.

PHỤ LỤC SỐ 1. BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH Triển khai Quy hoạch phát triển du lịch Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Kèm theo Kế hoạch số: 3585/KH-VHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Sở Văn

hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội)

Stt NHIỆM VỤ ĐƠN VỊ CHỈ ĐẠO ĐƠN VỊ THỰC HIỆN Thời gian

hoàn thành

Trực tiếp Phối hợp Chủ trì Phối hợp

1 Tổ chức hội nghị công bố quy hoạch phát triển Sở VHTTDL Phòng Phòng KH-TC, Phòng Quý I/2013

du lịch Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định QLCSLT QLLH

hướng đến năm 2030

2 In ấn và phổ biến Quyết định của UBND Thành Sở VHTTDL Phòng Phòng KH-TC Quý I/2013

phố phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch QLCSLT

Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và các văn bản có liên quan tới các phòng, đơn vị trực thuộc Sở, Phòng VH-TT các quận, huyện, thị xã và đơn vị liên quan.

3 Xây dựng Đề án kế hoạch phát triển du lịch Hà Sở VHTTDL Các Sở, ngành có Phòng Phòng KH-TC, Phòng Quý

Nội đến 2020 liên quan QLCSLT QLLH, TTTT&XTDL II/2013

4 Xây dựng Quy hoạch phát triển khu du lịch núi Sở VHTTDL UBND huyện Ba Vì, Phòng Phòng KH-TC, Phòng QLLH, Quý

5 Quy hoạch và đầu tư phát triển các khu, điểm du UBND các Sở VHTTDL và các Phòng Phòng KH-TC, Phòng Năm 2013 lịch quốc gia, khu, điểm du lịch quốc gia, khu, quận, huyện, Sở, ngành có liên VHTT các QLCSLT, Phòng QLLH và các năm

điểm du lịch trọng điểm. thị xã quan Q-H-TX sau

6 Xây dựng và triển khai các đề án, chương trình, kế UBND các Sở VHTTDL và các Phòng Phòng KH-TC, Phòng Năm 2012 hoạch phát triển du lịch trên địa bàn 5 năm và hàng quận, huyện, Sở, ngành có liên VHTT các QLCSLT, Phòng QLLH và các năm

năm phù hợp với quy hoạch này và quy hoạch phát thị xã quan Q-H-TX sau

truển kinh tế- xã hội của địa phương.

7 Chương trình phát triển làng nghề kết hợp du lịch Sở Công Sở VHTTDL và các Sở Công Sở VHTTDL và các Sở, Năm 2012-

giai đoạn 2012-2015 (đã được UBND TP HN Thương Sở, ngành có liên Thương ngành có liên quan 2015

ban hành) quan

8 Đề án bảo tồn và phát huy giá trị, xây dựng điểm Sở VHTTDL Các Sở, ngành có liên Ban Phòng KHTC và các phòng, Giai đoạn

đến du lịch tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm. quan QLDTDT đơn vị có liên quan thuộc Sở, 2012-2020

Phòng VHTT huyện Từ Liêm

9 Đề án phát huy giá trị “Không gian lễ hội Gióng” Sở VHTTDL Các Sở, ngành, UBND Phòng Phòng KHTC , Phòng QLLH Giai đoạn phục vụ phát triển du lịch bền vững tại huyện Gia huyện Gia Lâm và QLCSLT và các phòng, đơn vị có liên 2012-2015

Lâm và Sóc Sơn Sóc Sơn quan thuộc Sở, Phòng VHTT

huyện Gia Lâm, Sóc Sơn

10 Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại một số xã Sở VHTTDL UBND huyện Ba Vì, các Phòng Phòng KHTC, QLCSLT, Năm 2012-

thống phục vụ khách du lịch phương liên quan QLLH Chèo Hà Nội 2013-2015 12 Đề án nâng cấp điểm đến, khai thác phát triển du lịch Sở VHTTDL Các Sở, ngành, địa Phòng Phòng KHTC , QLLH và các Giai đoạn

tại một số điểm di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội phương liên quan QLCSLT phòng, đơn vị có liên quan 2013-2015 thuộc Sở, Phòng VHTT các Q-

H-TX

13 Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư vào Sở VHTTDL Sở KHĐT Phòng Phòng KHTC , QLLH, Quý

lĩnh vực du lịch giai đoạn 2013-2020 QLCSLT TTTT&XTDL III/2013

14 Kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng du lịch giai Sở VHTTDL Sở KHĐT, Sở Tài Ban Phòng KHTC Giai đoạn

đoạn 2013-2015 chính QLĐTXDC 2013-2015

B Sở

15 Đề án thông tin, xúc tiến và quảng bá về du lịch Sở VHTTDL Sở Ngoại vụ, Sở Trung tâm Trung tâm TT&XTDL Giai đoạn

Hà Nội giai đoạn 2013-2015 KHĐT, Sở TC TT&XTDL 2013-2015

16 Chương trình điều tra, đánh giá và hình thành hệ Sở VHTTDL Sở KHĐT, SởTN&MT, Trung tâm Phòng QLLH Giai đoạn

thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch Hà Nội UBND các Q-H-TX TT&XTDL 2013-2015

17 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành Sở VHTTDL Cục TK, Công an TP Phòng Phòng QLCSLT Giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 111 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)