7. Kết cấu của luận văn
3.2.5. Chú trọng bảo vệ, tôn tạo các điểm du lịch, cảnh quan, môi trường
phục vụ phát triển kinh tế du lịch của thủ đô Hà Nội
Các điểm du lịch, công trình, cảnh quan chính là những yếu tố thu hút du khách, là đối tượng khai thác chủ yếu của ngành kinh tế du lịch. Muốn phát triển bền vững thì không chỉ khai thác mà còn phải tái tạo, duy trì sức sống của các điểm du lịch, cảnh quan, môi trường sinh thái. Một mặt, các cơ quan có thẩm quyền phải có những quy định và hành động cụ thể để ngăn chặn, xử lý nghiêm khắc các hành vi xâm hại công trình du lịch, cảnh quan, môi trường. Mặt khác phải làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức
trách nhiệm của du khách và người dân. Để làm tốt công tác này cần phân định rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị quản lý, gắn quyền lợi với nghĩa vụ. Các giải pháp phải được tiến hành đồng bộ với các nội dung sau: - Tiến hành rà soát, thống kê và đánh giá đầy đủ tiềm năng về tài
nguyên, môi trường và các điểm, công trình du lịch để có thể thường xuyên theo dõi biến động và thực thi các giải pháp kịp thời bảo vệ, tôn tạo chúng. - Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về hiện trạng tài nguyên, môi trường du lịch, chú trọng áp dụng các công nghệ hiện đại trong công tác này như
công nghệ thông tin địa lý (GIS), vệ tinh viễn thám. Trên cơ sở đó phải lập được hệ thống tiêu chí quản lý về tài nguyên và môi trường du lịch.
- Cần quy định bắt buộc phải có đánh giá tác động đối với tài nguyên và môi trường gồm cả môi trường sinh thái tự nhiên và xã hội trong quy hoạch và xây dựng các dự án, công trình đô thị.
- Thắt chặt các quy định về xử lý nước thải, rác, nhất là nước thải, rác công nghiệp. Tăng cường các chế tài, xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi
vi phạm, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tổ chức có thành tích tốt trong công tác này.
- Đối với các giá trị văn hóa phi vật thể: tạo cơ chế nâng cao thu nhập của người dân trong các hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ văn hóa
truyền thống; tuyền truyền, vận động du khách tôn trọng thuần phong, mỹ tục của người dân địa phương.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác này nhằm huy động các nguồn lực đầu tư từ sự đóng góp của cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức hiệp hội du lịch, khách du lịch,… vào việc tôn tạo và khai thác tài nguyên du lịch.