Quản lý nhà nước về thị trường du lịch và hoạt động của khách du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 73 - 74)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.5. Quản lý nhà nước về thị trường du lịch và hoạt động của khách du lịch

Trên cơ sở nắm bắt nhu cầu, thực trạng và dự báo chính xác thị trường khách du lịch, trong những năm qua, Sở Du lịch thành phố Hà Nội đã có những định hướng đúng đắn và đưa ra được những giải pháp phát triển du lịch một cách có hiệu quả.

Nội dung trọng tâm trong quản lý luồng khách và hoạt động của khách du lịch chính là quản lý thị trường khách du lịch. Hiểu rõ được những lợi thế, điều kiện khách quan vượt trội của thủ đô Hà Nội cho phát triển kinh tế du lịch, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến thành phố đã tăng cường công tác thu hút, quản lý các luồng khách và hoạt động của các du khách trong và ngoài nước. Việc quản lý thị trường khách du lịch ở Hà Nội trong những năm vừa qua đã có nhiều tiến bộ nhưng cũng còn những khó khăn nhất định.

Để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành kinh tế du lịch, Hà Nội đã tiến hành xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư vào du lịch, củng cố, sắp xếp lại các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh. Toàn ngành đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về du lịch; mở rộng và nâng cao chất lượng các tour, tuyến du lịch. Qua đó, góp phần thu hút khách trong và ngoài nước đến với Hà Nội.

Công tác QLNN về thị trường khách du lịch và hoạt động của khách du lịch thể hiện ở các hoạt động sau:

Về thị trường khách quốc tế: các cơ quan QLNN đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thường xuyên điều tra, cập nhật và nắm chắc tình hình và diễn biến của thị trường khách du lịch.

Về thị trường khách nội địa: trong những năm qua, các cấp chính quyền Hà Nội đã có sự nỗ lực và quan tâm đúng mức về công tác quản lý thị trường khách du lịch. Nắm chắc và phân tích, dự báo đúng các thị trường khách du lịch đến Hà Nội, từ đó có căn cứ để đưa ra các chính sách, biện pháp chỉ đạo, triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng bá và cung cấp, hỗ trợ thông tin cho các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trong việc khai thác các luồng khách một cách hợp lý và hiệu quả.

Theo sát, điều tiết và khai thác hợp lý, nhịp nhàng các luồng khách quốc tế và nội địa trong những thời điểm khó khăn, đảm bảo doanh thu ổn định của ngành kinh tế du lịch. Chẳng hạn, trong thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu, dịch bệnh Ebola, MERS-CoV,… hay khủng hoảng nợ ở Châu Âu, lượng khách quốc tế giảm sút trông thấy thì lượng khách nội địa vẫn tăng cao.

Về QLNN đối với hoạt động của khách du lịch: Công tác quản lý các hoạt động của du khách trên địa bàn Hà Nội thời gian qua được tiến hành rất chặt chẽ và có nhiều tiến bộ, nhất là trong việc ứng dụng công nghệ thông tin mang tính nghiệp vụ vào việc quản lý hoạt động của khách như: Theo dõi được lịch sử làm việc với khách hàng; quản lý thông tin đặt tour; trích lọc, tìm kiếm thông tin khách hàng cũ; quản lý khách đoàn, khách lẻ, passport; báo giá cho khách hàng; quản lý chất lượng tour và dịch vụ; quản lý thông tin đặt dịch vụ; quản lý các dịch vụ cho thuê; quản lý các hoạt động chăm sóc, hậu mãi khách hàng, phân loại, tính điểm cho khách hàng; theo dõi lịch làm việc của nhân viên; theo dõi được doanh thu thông qua các báo cáo; tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía khách hàng,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)