Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cải cách hành chính theo hướng đổi mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 97 - 100)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cải cách hành chính theo hướng đổi mớ

mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước tinh gọn, tránh trùng lặp, tận dụng mọi nguồn lực để phát triển kinh tế du lịch ở Hà Nội

- Tăng cường sự phối hợp giữa Sở Du lịch thành phố Hà Nội với các quận, huyện và giữa các quận, huyện trên địa bàn với nhau để tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố. Bên cạnh công tác chỉ đạo, hướng dẫn bằng các văn bản liên quan đến hoạt động QLNN về kinh tế du lịch của các quận, huyện, Sở Du lịch thành phố Hà Nội

cũng cần phải chú trọng hơn nữa đến công tác kiểm tra, giám sát thực tế quá trình thực hiện chỉ đạo. Định kỳ hàng năm, Sở có thể thành lập các đoàn kiểm tra công tác đi đến từng địa bàn để có thể dễ dàng nắm bắt tình hình thực tế cũng như tiếp thu các ý kiến đóng góp hữu ích cho sự phát triển chung của kinh tế du lịch Hà Nội.

- Để tổ chức bộ máy QLNN đối với kinh tế du lịch hoạt động ngày càng có hiệu quả thì phải đồng thời tiến hành hoạt động cải cách hành chính ở

một số lĩnh vực sau:

+ Tiếp tục đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính có liên quan: Minh bạch hóa các thủ tục hành chính, áp dụng mô hình một cửa liên thông trong đăng ký đầu tư, kinh doanh du lịch nhằm đảm bảo cho các hoạt động

này được thực hiện một cách thuận tiện và tiết kiệm nhất.

+ Tiến hành rà soát, loại bỏ những văn bản không phù hợp, lạc hậu, đồng thời bổ sung những văn bản mới đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của toàn ngành kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội.

+ Đảm bảo việc tổ chức hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch trong việc chấp hành chính sách, pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế du lịch. Kiểm tra hoạt động của các Ban quản lý các khu, điểm du lịch của thành phố.

+ Có cơ chế khuyến khích một số tổ chức xã hội nghề nghiệp tham gia định hướng cho sự phát triển chung của kinh tế du lịch như Hiệp hội Du lịch Hà Nội, Hiệp hội lữ hành, Hiệp hội Khách sạn, Hiệp hội Nhà hàng, Hiệp hội đầu bếp,… Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của các Hiệp hội, tổ chức du lịch mới trên địa bàn Hà Nội để làm cầu nối giữa các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch và Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn thủ đô.

+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong QLNN đối với các hoạt động kinh doanh du lịch. Tăng cường sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại, khai thác hiệu quả Internet, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác QLNN đối với kinh tế du lịch.

- Hiện nay, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch khi thực hiện hoạt động kinh doanh phải chịu sự quản lý của nhiều cơ quan chức năng như Thuế, Công an, Phòng cháy Chữa cháy, Y tế,… Do đó đã xảy ra tình trạng quản lý trùng lặp, chồng chéo, gây ảnh hưởng lớn đến thời gian và hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh doanh du lịch. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này yêu cầu đặt ra trước mắt là phải xây dựng một hệ thống quản lý chung đa ngành, đa chiều trong lĩnh vực quản lý các cơ sở kinh doanh du lịch. Vì tất cả các hoạt động của các cơ quan quản lý này đều là để hướng tới sự phát triển bền vững cho toàn hệ thống cơ sở kinh doanh du lịch nói riêng và toàn ngành du lịch nói chung, nên cần thiết phải có sự hợp tác cùng nhau xây dựng và thực hiện theo một lộ trình quản lý chung, không nên tách rời từng hoạt động, từng lĩnh vực để giảm thiểu tối đa sự trùng lặp, chồng chéo.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế trong xã hội tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch theo đúng quy định của nhà nước. Để tăng cường hơn nữa cơ hội cho các doanh nghiệp có thể chủ động kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước thì cần phải hạn chế vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp nhà nước trong hệ thống cơ sở kinh doanh du lịch trên

địa bàn thành phố Hà Nội, thay vào đó là từng bước tăng cường công tác cổ phần hóa khách sạn nhà nước.

- Thúc đẩy việc hình thành các Tổng Công ty có tiềm lực mạnh, có khả năng vươn ra quốc tế; quan tâm doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)