Thực trạng quản lý nhà nước về các lĩnh vực kinh doanh du lịc hở thủ đô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 71 - 73)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.4. Thực trạng quản lý nhà nước về các lĩnh vực kinh doanh du lịc hở thủ đô

thủ đô Hà Nội

2.3.4.1. Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp và cơ sở hoạt động kinh doanh lữ hành

Khi ngành kinh tế du lịch tăng trưởng với tốc độ nhanh thì đầu tư và tham gia hoạt động kinh doanh du lịch là lĩnh vực thu hút nhiều vốn và thành phần kinh tế tham gia. Trong những năm qua, Sở Du lịch thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định, cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế cho hơn 1.425 doanh nghiệp.

Từ khi có Luật doanh nghiệp năm 2005, số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực du lịch xuất hiện nhiều và tham gia tích cực vào thị trường du lịch Việt Nam, góp phần không nhỏ vào quá trình chuyên nghiệp hóa các loại hình dịch vụ du lịch của thủ đô Hà Nội.

Công tác QLNN đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, vận chuyển khách du lịch, hướng dẫn viên đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn hoạt động tương đối ổn định và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật hiện hành. Công tác kết nối tour- tuyến đã được quan tâm, đầu tư đúng mức. Công tác xây dựng và đa dạng hóa sản phẩm, đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ bảo đảm phù hợp với nhu cầu của thị trường khách du lịch đã được chú trọng.

2.3.4.2. Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp và cơ sở hoạt động kinh doanh lưu trú

Để đảm bảo cho hoat động của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch được diễn ra bình thường, trong những năm qua Sở Du lịch thành phố Hà Nội trú trọng thực hiện công tác QLNN về kinh tế du lịch trên các mặt sau:

- Hoạt động thẩm định, tái thẩm định, quyết định xếp hạng cho hệ thống cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang được

diễn ra theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật, đảm bảo tính minh bạch, công khai.

- Sở Du lịch thành phố Hà Nội đã phối hợp cùng với các cơ quan quản lý có liên quan ở cấp trung ương và cấp địa phương để tiến hành thực hiện một số công tác quản lý có tính chất thực tế cao, theo dõi sát sao hoạt động của các cơ sở hoạt động kinh doanh lưu trú trên địa bàn để nhanh chóng nắm bắt được số lượng, chất lượng, từ đó đề ra được các biện pháp hoạt động trong tương lai.

- Công tác thanh tra, kiểm tra đã được diễn ra một cách công khai, minh bạch và toàn diện trên toàn bộ hệ thống, nhiều sai phạm, bất cập đã nhanh chóng bị phát hiện và xử lý một cách triệt để theo đúng quy định của pháp của pháp luật hiện hành.

- Công tác xúc tiến du lịch, quảng bá hệ thống cơ sở lưu trú du lịch từng bước được quan tâm, trú trọng đầu tư. Nhiều chương trình, sự kiện đã được tổ chức, phối hợp tổ chức thành công; công tác phối hợp liên kết xúc tiến phát triên du lịch đã được Sở Du lịch thành phố Hà Nội chủ động thực hiện có hiệu quả. - Hoạt động QLNN về công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và an ninh, an toàn, phòng chống tệ nạn xã hội trong các cơ sở lưu trú du lịch ở Hà Nội được thực hiện một cách nghiêm túc, có sự liên kết phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Trong những năm qua, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, công tác theo dõi và quản lý hoạt động của các cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn thành phố vẫn còn tồn tại những bất cập và yếu kém như sau:

- Công tác quản lý chất lượng hoạt động của các cơ sở kinh doanh lưu trú, đặc biệt là loại hạng 1- 2 sao trở xuống đối với khách sạn và một số loại hình khác (nhà nghỉ) vẫn mang tính địa phương, hoạt động quản lý lỏng lẻo, chưa thực sự nắm bắt cụ thể được hoạt động của các cơ sở này.

- Hệ thống cơ sở có quy mô vừa và nhỏ này hoạt động mang tính tự phát cao, lối làm ăn manh mún, nhiều cơ sở còn sẵn sàng trái pháp luật để thu được lợi nhuận (cho phép hoạt động nghiện hút, mại dâm ngay tại chính cơ sở).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)