Kinh nghiệm quản lý nhà nước về kinh tế du lịc hở Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 41 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về kinh tế du lịc hở Thái Lan

Thái Lan là nước có ngành du lịch tăng trưởng mạnh và rất thành công ở châu Á. Ngành du lịch thu được nguồn ngoại tệ chủ yếu và cao hơn các ngành sản xuất khác của Thái Lan. Từ năm 2005 đến nay, Chính phủ Thái

Lan đẩy mạnh đầu tư vào ngành công nghiệp không khói này với kết quả trong năm 2016, Thái Lan đã đón 32 triệu khách, đem về 1357 tỷ baht [22].

Về tổ chức bộ máy, Cơ quan Du lịch Quốc gia Thái Lan (TAT) là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất về du lịch, có trách nhiệm xúc tiến và phát triển du lịch Thái Lan. TAT hoạt động rất hiệu quả bởi có chiến lược nghiên cứu thị trường và xúc tiến quảng bá , từ đó đưa ra định hướng và những giải pháp cụ thể cho các doanh nghiệp thực hiện. TAT luôn phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan đến du lịch để chỉ đạo triển khai các hoạt động du lịch của các doanh nghiệp; từ đó, thường xuyên đề xuất, trình Chính phủ phê duyệt các chính sách, chiến lược cho đến các chiến dịch, chương trình xúc tiến quảng bá từng thị trường khách, trong từng giai đoạn nhất định.

Một trong những biện pháp hiệu quả đã giúp ngành Du lịch Thái Lan mang lại lợi nhuận cao nhất cho quốc gia này là các chiến dịch quảng bá và xúc tiến đa dạng các hoạt động du lịch như: Năm 1982 là Rattanakosin Bicentennial; 1987 và năm 1992 đều có chủ đề là Năm Du lịch Thái Lan; hai

năm liền 1998 - 1999 là Chiến dịch Amazing Thailand,… Chính nhờ đó mà năm 1997, khi Thái Lan sa vào cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì ngành du lịch vẫn giữ vai trò chủ đạo góp phần đưa nền kinh tế Thái Lan từ chỗ thâm hụt, giảm sút đến mức ổn định và sớm tăng trưởng trở lại.

Thời gian đầu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thái Lan về du lịch quá tập trung vào tăng trưởng mà xem nhẹ các yếu tố bền vững, do đó đi đôi với sự bùng nổ du lịch là những hệ lụy của sự tăng trưởng nóng như suy thoái, ô nhiễm môi trường lại tăng. Từ năm 2010, Chính phủ Thái Lan đã nhận thức ra điều đó và chuyển mục tiêu phát triển du lịch bền vững, tập trung vào việc nâng cao phần đóng góp tăng trưởng kinh tế của đất nước, bảo vệ môi trường bằng hàng loạt các chính sách như:

- Khôi phục và giữ gìn các tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, văn hóa nghệ thuật thông qua việc ưu tiên phát triển du lịch bền vững.

- Thúc đẩy hợp tác giữa khu vực nhà nước và tư nhân, phối hợp với cộng đồng địa phương trong quá trình khai thác, phát triển và quản lý tài nguyên du lịch.

- Hỗ trợ phát triển các đối tượng cung cấp dịch vụ cho du khách thông qua việc áp dụng các tiến bộ về khoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

- Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng, phối hợp xúc tiến, quảng bá phát triển các hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới giao thông và các tiện ích phục vụ du lịch.

- Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ du lịch cả về số lượng và chất lượng; thực hiện nghiêm túc các quy

định trong việc đảm bảo an ninh du khách và môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp du lịch.

- Quan tâm đồng bộ các vấn đề liên quan đến du lịch như Hàng không, giao thông đường bộ, du lịch đường biển; thủ tục visa, tôn tạo cảnh quan, môi trường du lịch,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)